2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
a. Giới thiệu về ACB
Tên gọi : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu
Tên giao dịch quốc tế : ASIA COMMERCIAL BANK
Tên viết tắt : ACB
Trụ sở chính : 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
Vốn điều lệ : 7.814.138.000.000 đồng.
Ngành nghề kinh doanh:
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dƣới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tƣ và phát triển của các tổ chức trong nƣớc, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác;
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; chiết khấu thƣơng phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; góp vốn và liên doanh theo quy định;
Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;
Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, huy động các loại vốn từ nƣớc ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nƣớc ngoài khi đƣợc NHNN cho phép;
Thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế, môi giới và tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán; lƣu ký, tƣ vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành
Cung cấp các dịch vụ về đầu tƣ, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác.
b. Lịch sự hình thành và phát triển ACB
Pháp lệnh về NHNN và pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính đƣợc ban hành vào tháng 5 năm 1990, đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu đƣợc thành
lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. Ngay từ ngày đầu mới đi vào hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành NHTMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam, với “khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” - một định hƣớng rất mới đối với Ngân hàng Việt Nam, nhất là một ngân hàng mới thành lập nhƣ ACB.
Với định hƣớng đa dạng hóa sản phẩm và hƣớng đến khách hàng để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, ACB có một cơ cấu sản phẩm hết sức đa dạng, tập trung vào các phân đoạn khách hàng mục tiêu. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống nhƣ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, cho vay ngắn, trung và dài hạn, chiết khấu giấy tờ có giá… ACB đã đƣa ra thị trƣờng nhiều sản phẩm mới đón đầu nhƣ chuyển tiền ra nƣớc ngoài qua Western Union, bao thanh toán, cho vay thế chấp cổ phiếu niêm yết cũng nhƣ chƣa niêm yết, cho vay hỗ trợ du học, tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán, e-Banking…ACB cũng là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB - Mastercard và thẻ ghi nợ quốc tế ACB - Visa Electron, thành lập hội đồng quản lý tài sản nợ - có, tiên phong trong cung cấp dịch vụ địa ốc, đƣa ra thị trƣờng sản phẩm phái sinh quyền chọn vàng, quyền chọn ngoại tệ. Hiện nay, số sản phẩm dịch vụ ACB cung cấp lên đến hơn 200 loại với nhiều hình thức đa dạng và linh hoạt, đƣợc khách hàng đánh giá là một trong các ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất.
Bên cạnh đó, ACB cũng đã xây dựng đƣợc mối quan hệ với nhiều định chế tài chính nhƣ các tổ chức phát hành thẻ (Visa, Master Card); các công ty bảo hiểm (Prudential, AIA, Bảo Việt, Nhà rồng), công ty chuyển tiền Western Union, các ngân hàng bạn (Banknet); các đại lý chấp nhận thẻ, đại lý chi trả kiều hối. Đặc biệt, ACB đã có một đối tác chiến lƣợc là ngân hàng Standard Chartered nổi tiếng về các sản phẩm ngân hàng bán lẻ và ACB đang nỗ lực trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn cũng nhƣ công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình cho quá trình hội nhập. Với những nỗ lực nhƣ vậy, ACB đã giành đƣợc rất nhiều
giải thƣởng nhƣ: “Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc” năm 2007; “ Dịch vụ ngân hàng bán lẻ” đƣợc hài lòng nhất năm 2008 và “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2008”.
Nhƣ vậy, sau hơn 16 năm hoạt động, với tầm nhìn và chiến lƣợc đúng đắn, chính xác trong đầu tƣ công nghệ và nguồn nhân lực, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ, ACB đã có những bƣớc phát triển nhanh, ổn định, an toàn và hiệu quả. Đây cũng chính là tiền đề giúp ACB khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thống NHTM tại Việt Nam. Dƣới đây là một số cột mốc đáng nhớ của ACB:
Ngày 04/06/1993: ACB chính thức hoạt động.
Ngày 27/04/1996: ACB là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB - Master Card.
Năm 1997: Tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và thành lập hội đồng quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO).
Năm 1999: ACB triển khai chƣơng trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch.
Ngày 02/01/2002 - Hiện đại hóa ngân hàng: ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi là TCBS cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung.
10/12/2004 - Công nghệ sản phẩm cao: Đƣa ra sản phẩm quyền chọn vàng, quyền chọn mua bán ngoại tệ. ACB trở thành một trong các ngân hàng đầu tiên của Việt Nam đƣợc cung cấp các sản phẩm phái sinh cho khách hàng.
Năm 2005: ACB và ngân hàng Standard Charterd ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lƣợc của ACB. Trong năm này, ACB triển khai giai đoạn hai của chƣơng trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.
Năm 2007: ACB mở rộng mạng lƣới hoạt động, thành lập công ty Cho thuê tài chính, hợp tác với các đối tác nhƣ Open Solutions (OSI) - Thiên Nam để nâng cấp hệ thống ngân hàng cốt lõi, hợp tác với Microsoft về việc áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý.
2.1.2. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu phần Á Châu
Năm 2008 - 2009 là một năm nhiều biến động của kinh tế thế giới. Khủng hoảng tài chính dẫn đến suy thoái kinh tế xảy ra ở Mỹ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lƣờng và bƣớc vào một cục diện mới. Hậu quả đó đã lây lan rất nhanh ra tất cả các khu vực khác của thế giới, kéo theo suy thoái và đại suy thoái toàn cầu. Tại Việt Nam, nền kinh tế cũng chịu nhiều tác động xấu từ những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng với việc nhiều biến số kinh tế có những thay đổi trái chiều nhau trong cùng một năm. Chẳng hạn nhƣ lạm phát đầu năm tăng rất cao, cuối năm xuất hiện hiện tƣợng thiểu phát,; thanh khoản đồng tiền đầu năm khủng hoảng nhƣng cuối năm lại tƣơng đối dồi dào…Chính sách tiền tệ từ định hƣớng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008 cũng chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm. Đi cùng với quá trình này là tần suất cao của sự điều chỉnh các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, tập trung ở các lãi suất chủ chốt, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, biên độ tỷ giá, phát hành tín phiếu bắt buộc và đặc biệt là cơ chế lãi suất trần trong hoạt động cho vay. Những biến động khó lƣờng nêu trên của môi trƣờng kinh doanh làm cho việc cân bằng cả 3 mục tiêu lợi nhuận, an toàn và tăng trƣởng của các NHTM trong đó có ACB rất khó khăn. Trong bối cảnh đó, Hội đồng quản trị và Ban điều hành ACB đã có những quyết định rất đúng đắn nhằm đảm bảo đạt mục tiêu lợi nhuận, hạn chế tối đa rủi ro mà vẫn đảm bảo sức tăng trƣởng cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Cụ thể:
a. Tổng tài sản
Về quy mô hoạt động, tổng tài sản của ACB tính đến cuối năm 2008 tăng 19.914 tỷ đồng, tăng 23,3% so với đầu năm, đạt 105.306 tỷ đồng.
Bảng 2.1: Tốc độ tăng tổng tài sản của ACB qua các năm
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Tổng tài sản (tỷ đồng) 10.855 15.420 24.273 44.650 85.392 105.306 167.881
Tốc độ tăng (%) - 42,1 57,4 83,9 91,2 23,3 59,4
Nhƣ vậy, chỉ với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng, tổng tài sản năm 1994 là 312 tỷ đồng, đến nay sau hơn 16 năm hoạt động thì tổng tài sản của ACB đạt 105.306 tỷ đồng, tăng gấp 337 lần so với năm 1994. Mặc dù xuất hiện những khó khăn trong kinh tế Việt nam vào đầu năm 2009 nhƣng ACB vẫn đạt đƣợc kết quả kinh doanh đáng khích lệ. Tính đến 31/12/2009, tổng tài sản của ACB đạt 167.881 tỷ đồng, tăng 59,4%% so với năm 2008.
b. Hoạt động huy động và quản trị vốn
Mặc dù có nhiều biến động thanh khoản trên thị trƣờng trong năm 2008 nhƣng nhìn chung nguồn vốn huy động của Ngân hàng Á Châu luôn đảm bảo mức tăng trƣởng phù hợp. Cuối năm 2008, tổng vốn huy động của ACB là 91.174 tỷ đồng, tăng 16.230 tỷ đồng so với năm 2007. Trong đó tiền gửi khách hàng vẫn là nguồn huy động chủ yếu, luôn đạt mức trên 80% tổng vốn huy động (năm 2006 chiếm tỷ trọng 88,8%; năm 2007 chiếm 89,4%; năm 2008 chiếm 88,8%). Tính hết 2009, tổng huy động vốn của ACB đạt 123.968 tỷ đồng, tăng 35,3% so với năm 2008, trong đó huy động từ dân cƣ đạt 115.065 tỷ đồng, tăng 40.86% so với năm 2008.
Bảng 2.2: Cơ cấu huy động vốn từ năm 2006 đến 2008
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Phân theo kỳ hạn 39.735.841 100% 74.943.072 100% 91.173.530 100% - Ngắn hạn 30.716.438 77,3% 63.251.953 84,4% 72.482.957 79,5% - Trung, dài hạn 9.019.403 22,7% 11.691.119 15,6% 18.690.573 20,5% Phân theo tổ chức 39.735.841 100% 74.943.072 100% 91.173.530 100% - Ngoài nƣớc - - - - - - - Trong nƣớc 39.735.841 100% 74.943.072 100% 91.173.530 100% + Vốn nhận từ Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác 288.532 0,7% 322.512 0,4% 298.865 0,3% + Tổ chức tín dụng 4.191.227 10,5% 7.648.660 10,2% 9.901.891 10,9% + Khách hàng 35.256.082 88,8% 66.971.900 89,4% 80.972.774 88,8%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2006 - 2008)
Song song với việc thu hút thêm nhiều nguồn vốn, ACB cũng luôn đề cao việc quản trị vốn, cân đối giữa việc nâng cao lợi nhuận cho cổ đông mà vẫn đảm bảo nguyên tắc thận trọng cần thiết. Ngân hàng tiếp tục chủ động quản trị thanh khoản, cải thiện chênh lệch lãi suất cho vay - huy động để vừa đảm bảo an toàn vốn, vừa
góp phần tăng thu nhập. Tính đến cuối năm 2009, hệ số an toàn vốn luôn đƣợc ACB duy trì ở mức cao trên 12%, cao hơn khá nhiều so với mức 9,87% của toàn ngành.
c. Hoạt động sử dụng vốn
Về hoạt động sử dụng vốn, do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan (mà chủ yếu là thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt của Nhà nƣớc và kiểm soát chất lƣợng tín dụng trong điều kiện kinh tế đang gặp khó khăn), tổng dƣ nợ cho vay khách hàng của ACB cuối năm 2008 là 34.833 tỷ đồng, chỉ tăng 3.022 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 9,5% so với đầu năm. Nhƣng đến năm 2009, tổng dƣ nợ tăng lên 62.358 tỷ đồng, tăng 79% so với đầu năm.
Biểu đồ 1: Tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng (tỷ đồng) 6670 9563 17365 31974 34833 62358 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Với chính sách tín dụng thận trọng và phân tán rủi ro, mặc dù dƣ nợ cho vay tăng liên tục qua các năm nhƣng con số này mới chỉ chiếm gần nửa tiền gửi. Tính đến 12/2008 tổng dƣ nợ cho vay khách hàng là 34.833 tỷ đồng, chiếm 38,2%. Phần vốn còn lại đƣợc gửi tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nƣớc hoặc đầu tƣ vào các loại chứng khoán của các NHTM quốc doanh hoặc các loại chứng khoán của Chính phủ.
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động sử dụng vốn
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Tiền gửi TCTD trong
và ngoài nƣớc (1) 7.981 18.142 33.836 45,1% 31.899 35%
Đầu tƣ chứng khoán (2) 4.824 4.229 9.133 12,2% 24.442 26,8%
Hoạt động tín dụng (3) 9.536 17.365 31.974 42,7% 34.833 38,2%
Tổng vốn huy động
(1+2+3) 22.341 39.736 74.943 100% 91.174 100%
Thực tế, ACB không mạo hiểm cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp có rủi ro cao. Trên cơ sở giữ vững nguyên tắc quản lý hoạt động tín dụng theo hƣớng thận trọng với những tiêu chuẩn chặt chẽ về tín dụng và tài sản đảm bảo, ACB đã xây dựng đƣợc danh mục cho vay ít có những khoản nợ có vấn đề. Mỗi khoản vay, tùy quy mô và mức độ rủi ro sẽ đƣợc phê duyệt bởi Hội đồng tín dụng, ban tín dụng hoặc các chuyên viên tín dụng hoạt động độc lập với các đơn vị kinh doanh. Danh mục các khoản cho vay luôn đƣợc đảm bảo bằng tài sản thế chấp là 88% dƣ nợ. Nhờ vậy mà hiệu quả tín dụng đƣợc đảm bảo, cụ thể trong nhiều năm qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ luôn dƣới 1% (năm 2008, tỷ lệ này là 0,9%, năm 2009 là 0.41%) - một tỷ lệ mà không phải gần đây ngân hàng ACB mới đạt đƣợc nhƣ các đơn vị khác của ngành.
d. Lợi nhuận và khả năng sinh lời của vốn
Với chính sách sản phẩm, phát triển kênh phân phối và hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả trên nền tảng công nghệ hiện đại, ACB đáp ứng đƣợc nhu cầu khách hàng và đạt đƣợc sự tăng trƣởng nhanh về cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
Bảng 2.4: Một số chỉ số tài chính cơ bản của ACB 2004 - 2009
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Tổng tài sản 15.420 24.273 44.650 85.392 105.306 167.881
Vốn chủ sở hữu 710 1.283 1.654 6.258 7.766 10.106
Lợi nhuận trƣớc thuế 282 392 687 2.127 2.561 2.838
Lợi nhuận trƣớc thuế/ Tổng
tài sản bình quân (ROA) 2,1% 2,0% 2,0% 3,3% 2,7% 1,7%
Lợi nhuận trƣớc thuế/Vốn
chủ sở hữu bình quân(ROE) 44,3% 39,3% 46,8% 53,8% 36,5% 28,1%
(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2004 - 2009)
Thực hiện tốt các mục tiêu đã đạt ra từ đầu năm, năm 2009 ACB đã đạt đƣợc những kết quả lợi nhuận đáng khích lệ. Tính hết 31/12/2009, lợi nhuận trƣớc thuế của ngân hàng đạt 2.838 tỷ đồng, tăng 10,8% so với năm 2008.
Biểu đồ 2 : Lợi nhuận trƣớc thuế và ROE của ACB 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 0 10 20 30 40 50 60
Lợi nhuận trước thuế ROE
Về suất sinh lời, bên cạnh những khó khăn chung của nền kinh tế và ngành tài chính ngân hàng, một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho chỉ số liên quan đến suất sinh lời của ACB đều giảm so với năm trƣớc là do vốn chủ sở hữu tăng nhanh. Cụ thể, ROA giảm 1% về mức 1,7%, còn ROE giảm từ 36,5% xuống 28,1%. Tuy nhiên, ACB vẫn là ngân hàng có chỉ số ROA và ROE cao so với các NHTM.
2.1.3. Vị trí của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
Hiện nay, các chủ thể tham gia cung cấp dịch vụ ngân hàng tại Việt nam gồm có: 6 NHTM quốc doanh, 38 NHTM cổ phần đô thị, 45 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài, 17 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính, 53 văn phòng đại diện Ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt nam… Số lƣợng này nhƣ vậy có thể xem là khá nhiều so với quy mô kinh tế