Đối với NHNN và các cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu theo hướng nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP trên địa bàn TP HCM luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 79)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.2.Đối với NHNN và các cơ quan nhà nước

3.2.2.1. Đối với NHNN

- Đẩy mạnh hoạt động của Công ty mua quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) để giúp tăng tính chuyên nghiệp trong khả năng xử lý nợ mà còn giúp tận thu giá trị của các khoản nợ xấu, bù đắp phần nào chi phí bỏ ra trong tiến trình tái cơ cấu các khoản nợ và bán lại cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp khác.

- Cải thiện lòng tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng và đảm bảo tính minh bạch của các hoạt động ngân hàng.

- Cải thiện hành lang pháp lý và xây dựng tiêu chuẩn ngân hàng hiện đại. NHNN cần đẩy mạnh việc hoàn thiện hành lang pháp lý, đặc biệt là các quy định liên quan đến đảm bảo an toàn vốn.

- Triển khai và giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động và quá trình tái cơ cấu của từng ngân hàng cũng như toàn hệ thống, không để xảy xáo trộn hay đỗ vỡ ngoài tầm kiểm soát, tạo mọi điều kiện thuận lợi để quá trình tái cơ cấu của các ngân hàng được triển khai an toàn, hiệu quả.

- Xây dựng chiến lược dài hạn về nguồn nhân lực của ngành để tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành ngân hàng.

3.2.2.2. Đối với các cơ quan khác

- Các cơ quan nhà nước sớm xây dựng hệ thống văn bản pháp lý để Bảo hiểm tiền gửi có đủ năng lực tài chính và kỹ thuật để xử lý các ngân hàng đỗ vỡ, đồng thời với việc tạo dựng cơ sở pháp lý cho phép các ngân hàng phá sản.

- Ban hành cơ chế chính sách xử lý nợ xấu trong ngắn hạn, không để vấn đề lợi ích nhóm chi phối, không biến nợ ngân hàng thành nợ của Chính phủ để cuối cùng Nhà nước phải chịu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 của luận văn trình bày những vấn đề về định hướng và giải pháp chung của Nhà nước để thực hiện lộ trình tái cơ cấu đối với các NHTMCP.

Ngoài ra, chương 3 cũng đưa ra một số đề xuất đối với các NHTMCP, NHNN và các cơ quan nhà nước khác nhằm tạo điều kiện cho các NHTMCP thực hiện tái cơ cấu theo hướng nâng cao năng lực tài chính trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Có thể nói rằng tái cơ cấu hệ thống NHTM là sự thay đổi toàn bộ hay một phần về chất và lượng của quy mô tổ chức, tài chính, nguồn nhân lực để phát triển tăng thêm hoặc thu hẹp hoạt động kinh doanh của từng NHTM hay cả hệ thống NHTM. Tái cơ cấu các NHTM giống như các cỗ máy hoạt động không đảm bảo công suất trong một thời gian dài và đến lúc cần bắt tay vào cuộc đại tu để có thể trở thành cỗ máy lớn, đồng bộ, phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững hơn. Do việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là một trong những chương trình trọng yếu của quá trình tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế Việt Nam hiện nay, mọi sai lầm trong quá trình này có thể sẽ làm cản bước hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến kế hoạch tái cơ cấu các lĩnh vực khác. Vì thế, cần có một lộ trình thận trọng phù hợp với điều kiện cụ thể, không nên dập khuôn, duy ý chí. Điều quan trọng của quá trình tái cơ cấu là phải thiết lập được một bộ tiêu chí rõ ràng để có thể phân loại được các tổ chức nào cần phải tái cơ cấu, các tổ chức nào cần được củng cố và các tổ chức nào cần phải loại bỏ. Đây là việc làm khó nhưng lại tối quan trọng bởi nếu làm không khéo sẽ khiến cho quá trình tái cơ cấu ít cơ hội thành công hoặc mất nhiều chi phí.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Lý Hoàng Ánh (2013), Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cấp cao ngành ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng số 08.

2. Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính của các NHTMCP năm 2010- 2012.

3. Th.S Nguyễn Thị Gấm (2012), Tái cơ cấu các ngân hàng thương mại ở Việt Nam - Kinh nghiệm một số nước châu Á, Tạp chí Ngân hàng số 05. 4. TS Lê Đình Hạc, Th.S Hoàng Thị Thanh Hằng (2012), Tái cấu trúc hệ

thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học Phát triển bền vững NHTMVN, NXB Hồng Đức, TP.HCM.

5. Thanh Hương (2011), Quản lý tốt rủi ro thanh khoản - Một yếu tố cần thiết để tạo mặt bằng lãi suất hợp lý, Tạp chí Ngân hàng số 05.

6. TS Nguyễn Thị Loan, Th.S Trương Thị Phương Thảo (2012), Nâng cao năng lực tài chính của các NHTM - Kinh nghiệm thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học Phát triển bền vững NHTMVN, NXB Hồng Đức, TP.HCM.

7. PGS.TS Lê Thị Tuấn Nghĩa, Th.S Phạm Mạnh Hùng (2013), Tiếp tục tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng số 128+129.

8. Th.S Nguyễn Hữu Nghĩa (2012), Quyết tâm tái cấu trúc thành công nghệ thống ngân hàng giai đoạn 2011-2015, Tạp chí Ngân hàng số 01+02. 9. Th.S Nguyễn Thị Hoài Phương (2011), Áp dụng những nguyên tắc của

Basel trong quản lý nợ xấu ngân hàng thương mại Việt Nam,Tạp chí Ngân hàng số 10.

10.Th.S Đỗ Thị Tố Quyên (2011), Đầu tư nâng cao trình độ công nghệ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam,Tạp chí Ngân hàng số 22.

11.Th.S Vũ Phúc Thái (2011), Một số giải pháp quản lý rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay, Tạp chí Ngân hàng số 10.

12.Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 về việc phê Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015.

13.TS Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Văn Quý (2012), Thực trạng và giải pháp quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu hội thảo khoa học Phát triển bền vững NHTMVN,NXB Hồng Đức, TP.HCM.

14.Th.S Mã Văn Tuệ (2012), Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - Một phần cốt lõi để tái cấu trúc nền kinh kế, Kỷ yếu hội thảo khoa học Phát triển bền vững NHTMVN, NXB Hồng Đức, TP.HCM.

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu theo hướng nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP trên địa bàn TP HCM luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 79)