6. Kết cấu của luận văn
2.2.4. Khả năng sinh lời
Theo báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán của các NHTMCP thì trong năm 2012, 14 NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn đều hoạt động kinh doanh có lãi với mức tổng lợi nhuận sau thuế đạt 6.448 tỷ đồng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của sự biến động nền kinh tế nên mức lợi nhuận sau thuế năm 2012 giảm rất mạnh so với những năm trước, với mức giảm 5.497 tỷ đồng so với năm 2011 và 3.321 tỷ đồng so với năm 2010. Nếu như ở năm 2011, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận là 22,3%, thì năm 2012 tốc độ tăng trưởng lợi nhuận là âm 46% so với năm 2011, đây là mức giảm đáng kể đối với hệ thống ngân hàng cổ phần. Trong năm 2012, dẫn đầu lợi nhuận trong hệ thống NHTMCP có hội sở trên địa bàn là NHTMCP Xuất Nhập Khẩu với mức lợi nhuận là 2.139 tỷ đồng, thấp nhất là NHTMCP Nam Việt chỉ với mức 2 tỷ đồng, với mức giảm gần 99% so với năm 2011.
Biểu 2.4: Lợi nhuận sau thuế của các NHTMCP
Đơn vị: tỷ đồng Stt NH Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 01 Á Châu 2.335 3.208 784 02 Sài Gòn Thương Tín 1.799 2.033 987 03 Xuất Nhập Khẩu 1.815 3.039 2.139 04 Đông Á 659 947 577 05 Sài Gòn 274 220 64 06 Nam Á 139 241 181 07 Nam Việt 159 166 2
09 Bản Việt 57 270 204 10 Phát Triển TP.HCM 269 426 326 11 Việt Á 266 248 164 12 An Bình 477 314 373 13 Phương Đông 306 303 230 14 Phương Nam 419 226 120 Tổng 9.769 11.945 6.448
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMCP
Trong khi hầu hết các NHTMCP đều có mức tăng trưởng lợi nhuận năm 2012 âm so với năm trước, thì chỉ có duy nhất NHTMCP An Bình là có mức tăng trưởng dương (18,8%), tuy tăng trưởng không cao nhưng vẫn là điểm sáng trong bức tranh lợi nhuận của ngành.
Biểu đồ 2.1: Mức tăng trưởng lợi nhuận của các NHTMCP
0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Một trong những nguyên nhân làm cho lợi nhuận của các ngân hảng giảm là do ảnh hưởng của việc kinh doanh thu lỗ trong lĩnh vực kinh doanh
vàng và ngoại hối, đầu tư chứng khoán, dự phòng rủi ro tín dụng cao. Với kết quả trên, hầu hết các ngân hàng đều không đạt được kế hoạch lợi nhuận đã đề ra và đây cũng là tình trạnh chung của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Điều đáng mừng là mặc dù có mức tăng trưởng lợi nhuận âm nhưng nhìn chung kết quả kinh doanh của các NHTMCP trong năm 2012 không bị thua lỗ.
Với những con số lợi nhuận sau thuế mà các NHTMCP đã đạt được trong năm 2012, nếu so với lượng vốn và tài sản thì hiệu suất lợi nhuận các ngân hàng dường như chưa xứng tầm với quy mô.
Xét về chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), đây là thông số chủ yếu về tính hiệu quả quản lý. Nó chỉ ra khả năng của HĐQT ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của Ngân hàng thành thu nhập ròng. Năm 2010, tỷ lệ ROA trung bình của các NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn là 1,2%, năm 2011 là 1%, năm 2012 chỉ còn 0,7%, tỷ lệ này là khá thấp. Dẫn đầu về tính hiệu quả của quản lý là NHTMCP Sài Gòn Công Thương với mức ROA năm 2012 là 1,8%, trong khi NHTMCP Nam Việt có hiệu quả kém nhất chỉ đạt 0,009%, một con số quá thấp và thấp nhất trong 3 năm qua. Điều đáng ngạc nhiên là hai ngân hàng lớn nhất hệ thống lại có hệ số ROA năm 2012 quá thấp, đó là NHTMCP Á Châu và Sài Gòn Thương Tín lần lượt là 0,4 và 0,6%.
ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng cao và cơ cấu tài sản hợp lý. Tuy nhiên, rủi ro và lợi nhuận là hai phạm trù không song hành với nhau, rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng cao. Vì vậy, ROA quá cao cũng không phải là tín hiệu tốt.
Biểu 2.5: Tỷ lệ ROA của các NHTMCP
Đơn vị: %
NH Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
01 Á Châu 1 1 0,4 02 Sài Gòn Thương Tín 1,2 1,4 0,6 03 Xuất Nhập Khẩu 1,3 1,4 1,1 04 Đông Á 1,2 1,4 0,8 05 Sài Gòn 0,4 0,2 0,04 06 Nam Á 1 1,2 1,1 07 Nam Việt 0,8 0,6 0,009 08 Sài Gòn Công Thương 4,6 1,8 1,8
09 Bản Việt 0,7 1,6 0,9 10 Phát Triển TP.HCM 0,8 0,9 0,6 11 Việt Á 1 1 0,6 12 An Bình 1,2 0,7 0,8 13 Phương Đông 1,4 1,2 0,8 14 Phương Nam 0,7 0,3 0,2
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMCP
Xét về chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), đây là chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng của một đồng vốn tự có, là một chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng. Nhìn chung, hiện nay tỷ lệ ROE của các NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn tương đối thấp và giảm mạnh so với những năm trước. Nếu như ở năm 2010, ROE trung bình đạt khoảng 12,3% và năm 2011 là 11,4%, thì đến năm 2012 chỉ còn 6,2%.
Biểu 2.6: Tỷ lệ ROE của các NHTMCP
Đơn vị: %
Stt NH Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
01 Á Châu 21,3 27,9 6 02 Sài Gòn Thương Tín 16,6 16 7,3 03 Xuất Nhập Khẩu 15,6 22,2 15,2 04 Đông Á 12,7 16,7 9,1 05 Sài Gòn 5,3 3,8 0,5 06 Nam Á 6,6 7,7 5,7
07 Nam Việt 8 5,1 0,06 08 Sài Gòn Công Thương 27,6 8,9 8,9
09 Bản Việt 2,8 8,8 6,5 10 Phát Triển TP.HCM 12,4 13,2 6,2 11 Việt Á 8,3 7,3 4,7 12 An Bình 11,5 6,7 7,8 13 Phương Đông 10,9 9,2 6,2 14 Phương Nam 12,3 5,9 2,4
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMCP
Trừ NHTMCP Sài Gòn Công Thương và An Bình, còn lại hầu hết các NHTMCP đều có mức giảm đáng kể giữa ROE năm 2012 so với năm 2011 và 2010. Dẫn đầu về tính hiệu quả sử dụng vốn là NHTMCP Xuất Nhập Khẩu với mức ROE năm 2012 là 15,2%, trong khi NHTMCP Nam Việt tiếp tục có hiệu quả kém nhất chỉ đạt 0,06%.
Việc lợi nhuận sau thuế, ROA và ROE của các NHTMCP sụt giảm đáng kể cũng dễ hiểu trong bối cảnh hoạt động ngân hàng gặp khó khăn, việc giảm sút này do nhiều nguyên nhân như tín dụng tăng trưởng yếu và lãi suất liên tục giảm; hiệu quả hoạt động yếu; tỷ lệ nợ xấu tăng khiến tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng tăng cao... Bên cạnh đó, nhiều NHTMCP mở rộng quá mức mạng lưới với hy vọng tốc độ tăng tài sản sẽ nhanh như những năm trước. Song, do hạn chế tăng trưởng tín dụng và cạnh tranh huy động vốn gay gắt đã làm giảm hiệu quả hoạt động của một số chi nhánh ngân hàng, ngoài việc làm lợi nhuận các NHTMCP giảm, còn dẫn đến khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng yếu đi rất nhiều.