Khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu theo hướng nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP trên địa bàn TP HCM luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 57)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.3.Khả năng thanh toán

Hệ thống NHTMCP chưa thể hiện được năng lực quản trị thanh khoản của mình, thể hiện qua việc trong thời gian qua các ngân hàng thiếu hụt nghiêm trọng về vốn, buộc các ngân hàng phải đẩy lãi suất lên cao để thu hút vốn, gây nên các cú sốc về lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Yếu kém rõ nhất trong quản trị thanh khoản được thể hiện ở một số NHTMCP nhỏ đã dùng vốn huy động ngắn hạn, thậm chí cả vốn vay liên ngân hàng để cho vay trung dài hạn, cho vay bất động sản. Hậu quả là khi thiếu vốn, các ngân hàng này chỉ còn cách đẩy lãi suất huy động lên cao, thật cao để tranh giành nguồn vốn. Và thế là cuộc đua về lãi suất huy động mà không một NHTM nào mong muốn song buộc phải theo. Vì không nâng lãi suất lên theo thì chính ngân hàng mình cũng sẽ bị rút ruột. Tính bất ổn trên thị trường tiền tệ còn thể hiện ở việc lãi suất gần như cào bằng ở tất cả các kỳ hạn tiền gửi và NHTM gần như chỉ huy động được tiền gửi với các kỳ hạn từ 3 tháng trở xuống, phổ biến là kỳ hạn 1 tháng. Đây thực sự làm các NHTM đã rất khó khăn về thanh khoản, buộc NHNN phải can thiệp để bảo vệ hệ thống.

Để xảy ra tình trạng thiếu hụt thanh khoản ở đây là do các ngân hàng cho vay vượt thời gian so với thời hạn huy động, ví dụ thời gian huy động là 01 năm, cho vay lại 10 năm, do đó khi phải trả tiền cho khách hàng gửi tiền thì chưa kịp thu hồi vốn ở khách hàng vay. Dĩ nhiên, trong thực tế có khi chưa thu về kịp thì đã có người khác gửi vào, vì thế ngân hàng vẫn có thể đảm bảo khả năng thanh toán trong điều kiện thị trường ổn định và không có biến động gì bất thường và sẵn sàng được hỗ trợ kịp thời từ các tổ chức quản lý với thiếu hụt tạm thời. Chính vì vậy, NHNN đã cho phép các NHTM sử dụng một phần vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Bên cạnh đó, một số NHTMCP đã sử dụng hết nguồn vốn huy động ở thị trường 1, khi đó nguồn vốn huy động ở thị trường 2 chính là nguồn thanh khoản nhưng lại sử dụng để đầu tư tài chính,

một lĩnh vực nhiều rủi ro, đã làm cho thanh khoản của ngân hàng gặp nhiều vấn đề.

Hiện tại tính thanh khoản của các NHTMCP trên địa bàn được xem là ổn định, một phần vì NHNN điều chỉnh linh hoạt lượng tiền ra/vào lưu thông qua thị trường mở, một phần vì các ngân hàng có nhiều vốn huy động đang trong tình trạng “ứ vốn” do khả năng hấp thụ vốn thấp của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, nói chung, tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam không bền vững. Trong khi vốn huy động ngắn hạn, các ngân hàng cho vay trung và dài hạn vượt xa mức 30% trên tổng số nguồn vốn ngắn hạn mà NHNN quy định. Tình trạng lấy ngắn nuôi dài đã đẩy nhiều ngân hàng vào tình thế mất cân bằng về thanh khoản và buộc các ngân hàng huy động lãi suất rất cao ngay cả phải vượt cả lãi suất trần theo quy định của NHNN.

Tuy nhiên, việc NHNN điều chỉnh giảm liên tục trần lãi suất huy động ngắn hạn trong thời gian qua đã làm tăng sự khó khăn cho các ngân hàng nhỏ và yếu kém, lãi suất không đủ hấp dẫn người gửi tiền, dẫn đến tình trạng nhiều ngân hàng phải sử dụng những chương trình khuyến mãi đặc biệt để thu hút tiền gửi từ dân chúng và làm tăng chi phí huy động vốn. Mặc dù các ngân hàng có thể vay vốn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng, nhưng những ngân hàng nhỏ và yếu kém khó có thể vay trên thị trường liên ngân hàng nếu không có tài sản đảm bảo.

Hầu hết các NHTMCP không chú trọng nắm giữ đủ một khối lượng những giấy tờ có giá như Trái phiếu Chính phủ, Tín phiếu NHNN,… do vậy rất bị động khi có biến động hơi bất thường về cung/cầu thanh khoản trong hoạt động, khi không thể vay nhanh chóng nguồn tín dụng tái cấp vốn từ NHNN.

Bên cạnh đó, một số NHTMCP không định lượng tốt hoặc không thể định lượng được mức độ dự trữ ngân quỹ/dự trữ thanh khoản cần thiết của mình; cơ cấu dư nợ tín dụng trên tài sản có hoặc trên tổng nguồn vốn huy động tiền gửi ở ngưỡng cao.

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu theo hướng nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP trên địa bàn TP HCM luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 57)