Yếu tố định tính

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu theo hướng nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP trên địa bàn TP HCM luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 25 - 28)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Yếu tố định tính

1.2.2.1. Trình độ công nghệ

Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam đang diễn ra ngày càng gay gắt. Các NHTM trong nước có nguy cơ mất vị thế ngay trên sân nhà

trước các đối thủ là NHTM nước ngoài giàu kinh nghiệm và tiềm lực tài chính. Trong bối cảnh đó, cạnh tranh bằng lãi suất, giá cả không còn được xem là chiêu thức tối ưu trong việc duy trì và thu hút khách hàng. Muốn cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài, bên cạnh lợi thế am hiểu khách hàng, ngân hàng trong nước phải đa dạng và nâng vao chất lượng dịch vụ nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu cho khách hàng. Bên cạnh đó, xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả, xây dựng cơ chế đảm bảo hoạt động an toàn, kiểm soát rủi ro cũng là những yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh bền vững cho ngân hàng trong nước. Cốt lõi của tất cả các yếu tố làm nên năng lực cạnh tranh đó là một nhân tố cực kỳ quan trọng là công nghệ. Công nghệ là yếu tố then chốt trong cạnh tranh và tăng cường đầu tư cho công nghệ nhằm phát triển những dịch vụ ngân hàng mới, hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí vận hành. Chất lượng công nghệ được đánh giá thông qua sự hiện đại của máy móc thiết bị (yếu tố kỹ thuật) và năng lực vận dụng, điều hành công nghệ của nguồn nhân lực (yếu tố con người). Ngoài ra, chỉ tiêu công nghệ còn được đánh giá qua khả năng ứng dụng công nghệ so sánh với trình độ công nghệ của ngành và chi phí mở rộng ứng dụng.

Do đó đầu tư cho công nghệ hiện đại và không ngừng nâng cao trình độ công nghệ là một hoạt động chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong các hoạt động đầu tư của mỗi ngân hàng. Có thể hiểu công nghệ ngân hàng là tập hợp các giải pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện được sử dụng trong việc thiết kế và triển khai các sản phẩm ngân hàng, giúp quản trị ngân hàng đáp ứng mục tiêu hiệu quả kinh doanh. Theo đó, công nghệ ngân hàng gồm các thành phần sau: thành phần thông tin (hệ thống chương trình phần mềm tích hợp và phân tích dữ liệu để xử lý các nghiệp vụ ngân hàng); thành phần máy móc, thiết bị; thành phần con người với kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, khả năng sáng tạo; thành phần tổ chức (sự sắp xếp,

phối hợp giữa máy móc, trang thiết bị và con người trong việc triển khai các nghiệp vụ ngân hàng, thể hiện qua quy trình làm việc, cơ cấu tổ chức).

Đầu tư nâng cao trình độ công nghệ là bỏ ra các chi phí để tác động đến những nhân tố trên, đảm bảo công nghệ ngân hàng đáp ứng được yêu cầu hội nhập. Chính vì vậy thời gian quan, các NHTM trong nước ngày càng ý thức hơn vai trò của công nghệ và đã tiến hành những hoạt động đầu tư tích cực nhằm nâng cao trình độ công nghệ.

1.2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quyết định tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho ngân hàng. Con người luôn giữ vai trò trung tâm trong mọi hoạt động của một ngân hàng, quyết định tất cả mọi thành bại trong phát triển kinh doanh ngân hàng. Không có nguồn nhân lực chất lượng cao, cạnh tranh thì không thể thắng lợi và phát triển kinh doanh. Nguồn nhân lực sẽ quyết định sức mạnh, hiệu quả, năng lực cạnh tranh và khả năng phát triển bền vững của ngân hàng.

Khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn lực nội bộ, khả năng cải tiến hoạt động cũng như khả năng đêm lại niềm tin cho khách hàng phụ thuộc lớn vào chất lượng nguồn nhân lực. Việc sở hữu nguồn nhân lực có chất lượng cao sẽ tạo ra tính khác biệt cho ngân hàng.

Nguồn nhân lực thường được tiếp cận dưới hai góc độ: năng lực quản lý, lãnh đạo của đội ngũ cán bộ và chất lượng nguồn nhân lực trực tiếp tham gia các hoạt động kinh doanh. Năng lực quản lý, lãnh đạo của đội ngũ cán bộ thể hiện thông qua sự chính xác, kịp thời, nhạy bén của các chiến lược, chính sách cũng như các quyết định của các cấp lãnh đạo trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Là những người giữ vai trò đầu tàu trong sự phát triển của một

ngân hàng, đội ngũ cán bộ trong ngân hàng giữ vai trò quyết định trong việc xây dựng và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Chất lượng nguồn nhân lực trực tiếp được đánh giá thông qua trình độ nghiệp vụ, hiệu quả của các chính sách nhân sự như chính sách tuyển dụng, chính sách đào tạo, chính sách thu hút và đãi ngộ, đặc biệt là đối với nhân viên giỏi.

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu theo hướng nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP trên địa bàn TP HCM luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)