Đối với NHTMCP

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu theo hướng nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP trên địa bàn TP HCM luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 77)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Đối với NHTMCP

3.2.1.1. Về quy mô vốn

- Các NHTMCP cần xây dựng chiến lược tăng vốn đi kèm với sử dụng vốn hợp lý để đảm bảo sự phát triển vốn bền vững và giảm bị áp lực về cổ tức đối với các cổ đông do tăng vốn một cách ồ ạt nhưng chưa có kế hoạch sử dụng cụ thể, hiệu quả.

- Cân nhắc, lựa chọn cổ đông chiến lược trong và ngoài nước để bán cổ phiếu phát hành trên cơ sở hợp tác đôi bên cùng có lợi góp phần tận dụng, học hỏi kinh nghiệm quản lý công nghệ,… để nâng cao uy tín và thương hiệu ngân hàng.

- Bên cạnh phát hành cổ phiếu, kế hoạch tăng vốn cũng nên quan tâm đến vấn đề phát hành trái phiếu chuyển đổi theo từng lộ trình, vừa tạo cho ngân hàng có nguồn vốn ổn định lâu dài để mở rộng quy mô kinh doanh vừa giảm áp lực chi trả cổ tức cho cổ đông.

3.2.1.2. Về nâng cao chất lượng tài sản

- Xây dựng lộ trình xử lý nợ xấu cho phù hợp. Các NHTMCP phải chủ động tự xử lý nợ xấu thông qua việc nâng cao chất lượng quản trị điều hành, kiểm toán nội bộ, phát triển hệ thống quản trị rủi ro và các chiến lược phát triển kinh doanh, thủ tục cấp tín dụng theo hướng lành mạnh, thận trọng; Tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu, đôn đốc, thu hồi nợ, xử lý tài sản đảm bảo.

- Về lâu dài, trên con đường hội nhập và phát triển các NHTMCP cần có nhiều đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Việc nghiên cứu và ứng dụng những kinh nghiệm và chuẩn mực quốc tế trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là một trong những con đường hiệu quả nhất để thực hiện mục tiêu này. Các nguyên tắc của Basel về quản lý nợ xấu có thể được xem là một trong những cơ sở nền tảng khi xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTMCP để đảm bảo tính hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững.

3.2.1.3. Về khả năng thanh khoản

- Cơ cấu lại danh mục cấp tín dụng cho phù hợp như giảm tỷ lệ dư nợ/tổng vốn huy động, giảm cho vay vào các lĩnh vực nhiều rủi ro,...

- Cơ cấu lại danh mục tài sản có theo hướng giảm đầu tư vào các lĩnh vực nhạy cảm, nhiều rủi ro và tăng đầu tư vào các GTCG đủ điều kiện để giao dịch trên thị trường liên ngân hàng.

3.2.1.4. Giải pháp về công nghệ

- Cần phải xây dựng một chiến lược đầu tư công nghệ tổng thể có tầm nhìn dài hạn song song với chiến lược kinh doanh.

- Tích cực huy động vốn từ nhiều nguồn để đầu tư cho công nghệ. - Thúc đẩy hoạt động hợp tác, liên kết để tranh thủ sự hỗ trợ về công nghệ của các tổ chức khác.

- Xây dựng chính sách thu hút và đãi ngộ đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin để thu hút và tạo điều kiện để lực lượng này gắn bó lâu dài với ngân hàng.

3.2.1.5. Giải pháp về nguồn nhân lực

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để có đội ngũ cán bộ kinh doanh ngân hàng chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu của phát triển.

- Chủ động tham gia đào tạo nguồn nhân lực theo đơn đặt hàng với các trường đại học.

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu theo hướng nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP trên địa bàn TP HCM luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)