Chất lượng tài sản

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu theo hướng nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP trên địa bàn TP HCM luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 52 - 57)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Chất lượng tài sản

Tài sản có của ngân hàng bao gồm các tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời, trong đó tài sản sinh lời luôn chiếm phần chủ yếu. Tài sản có sinh lời là những tài sản đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng, đồng thời cũng là những tài sản chứa đựng nhiều rủi ro. Những tài sản này bao gồm các khoản cấp tín dụng, các khoản đầu tư vào chứng khoán, góp vốn liên doanh, liên kết... trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là các khoản cho vay.

Nói đến chất lượng tài sản trước tiên là nói đến chất lượng tài sản có sinh lời, mà trước hết được phản ánh ở chất lượng của hoạt động tín dụng. Nếu một ngân hàng có chất lượng hoạt động tín dụng cao, thể hiện qua việc thu nợ gốc và lãi đúng hạn, bảo toàn được vốn cho vay, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, vòng quay vốn tín dụng nhanh, thì ngân hàng đó được đánh giá về cơ bản là hoạt động an toàn và hiệu quả. Một ngân hàng có mức độ tín dụng xấu, tỷ lệ nợ xấu cao sẽ gây ra những tổn thất về tài sản, giảm khả năng sinh lời, trong

khi mức dự phòng trích lập không đủ sẽ dẫn đến giảm sút vốn tự có và cuối cùng sẽ mất khả năng thanh toán.

Bảng 2.2: tình hình nợ xấu của hệ thống và của các trên địa bàn (%)

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Toàn ngành 2,04 2,86 8,8

NHTMCP 1,66 2,3 6,9

NHTMCP có hội sở trên địa bàn 1,5 2,2 6,1

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN và báo cáo tài chính của các NHTMCP

Tính đến cuối năm 2012, nợ xấu của các NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn là 6,1% so với mức nợ xấu toàn ngành là 8,8%, với mức tăng gấp 2,77 lần so với năm 2011. Tuy nhiên con số này mới chỉ được tính toán dựa trên cơ sở phân loại tín dụng và chuẩn mực kế toán của Việt Nam, trong khi chuẩn mực này ít khắt khe hơn so với chuẩn mực kế toán quốc tế. Hơn nữa, con số báo cáo của các ngân hàng có thể chưa phản ánh hết được chất lượng tín dụng của hệ thống hiện nay do việc phân loại nợ chưa đúng quy định tại các ngân hàng cũng như các thủ thuật khác nhằm làm đẹp bảng cân đối. Điều này cũng có nghĩa là hệ thống NHTMVN tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP trên địa bàn trong năm 2012 tăng cao nguyên nhân là do môi trường kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng vẫn tiếp tục khó khăn, đặc biệt là tồn kho ở mức độ lớn. Việc xử lý nợ xấu hiện nay thì vướng mắc tập trung lại là giải quyết tài sản đảm bảo mà nguyên nhân chủ yếu là sự chây ỳ của người vay, tài sản khó phát mại, bất động sản bán hầu như không có người mua, thiếu sự phối hợp của cơ quan thi hành án,…

Thực tế hiện nay, mặc dù Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch đảm bảo và Nghị định số

11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 về sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2006/NĐ-CP, đã quy định tương đối đầy đủ những điều khoản nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự và xử lý tài sản đảm bảo, đặc biệt là trong tranh chấp dân sự giữa ngân hàng và người vay, nhưng thực tế việc bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ rất khó khăn.

Năm 2013 là năm thực hiện những nội dung của giai đoạn 2 Đề án về lành mạnh hóa tài chính với việc tập trung xử lý nợ xấu. NHNN đã đưa ra một loạt các quy định về vấn đề này như tạo điều kiện cho các NHTM tái cơ cấu lại nợ, như giãn nợ, giảm lãi suất, đẩy mạnh thủ tục pháp lý để xử lý nợ… NHNN cũng trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội cho phép miễn giảm một số loại thuế, phí đối với các ngân hàng được xử lý mua, bán, sáp nhập. Đặc biệt, Chính phủ cũng đã cho phép NHNN thành lập công ty quản lý tài sản của các TCTD (VAMC) tập trung để xử lý trên quy mô lớn nợ xấu – vật cản chủ yếu đối với việc bình thường hóa quan hệ tín dụng, tạo ra dòng chảy hợp lý về vốn của nền kinh tế. Ngoài ra, những nội dung của chương trình tái cơ cấu trong giai đoạn 3 cũng đã được NHNN chuẩn bị bằng việc ban hành một số văn bản như Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 thay thế Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, các quyết định về chỉ tiêu an toàn hệ thống, về công khai minh bạch tài chính, về chuẩn mực kế toán và báo cáo tài chính,… Như vậy có thể nói năm 2013 sẽ là năm trọng tâm của chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Bên cạnh chất lượng hoạt động tín dụng, chất lượng tài sản của ngân hàng còn thể hiện ở tỷ lệ dư nợ tín dụng so với vốn huy động.

Biểu 2.3: Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động của các NHTMCP Đơn vị: % Stt NH Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 01 Á Châu 60,5 53,2 70,1 02 Sài Gòn Thương Tín 74,5 84,9 81,7 03 Xuất Nhập Khẩu 78,9 102,3 90,9 04 Đông Á 90,5 107,4 91,6 05 Sài Gòn 75,3 112,3 96,6 06 Nam Á 74,3 67,4 62,4 07 Nam Việt 94,4 85,6 75,4 08 Sài Gòn Công Thương 105,6 122 98,2 09 Bản Việt 93,8 45,1 61,4 10 Phát Triển TP.HCM 55,7 51,4 55,8 11 Việt Á 98,7 98,7 77,7 12 An Bình 76,6 77,8 55,9 13 Phương Đông 107,4 104,6 111,9 14 Phương Nam 82,5 77,8 69,8 Hệ thống NHTMCP có hội sở trên địa bàn 75,7 77,6 79,5

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP

Theo quy định của Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của NHNN về việc quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD thì các ngân hàng chỉ được sử dụng tối đa 80% vốn huy động để cấp tín dụng. Nếu tỷ lệ này quá cao thì ngân hàng có thể gặp rủi ro thanh khoản, còn nếu tỷ lệ này quá thấp thì có thể ngân hàng chưa tận dụng hết nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.

Qua bảng số liệu trên ta thấy, nếu tính chung hệ thống NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn thì tỷ lệ cấp tín dụng/vốn duy động từ năm 2010 – 2012 đều đảm bảo không vượt quá 80%, nhưng ở mức tương đối cao (năm 2012 là 79,5%). nhưng tính riêng lẻ từng ngân hàng thì có đến khoảng 50% số lượng NHTMCP có tỷ lệ dư nợ/vốn huy động trên 80%. Nguyên nhân một phần là do khách hàng vay gặp nhiều khó khăn, nợ xấu tăng cao và tăng trưởng nguồn

vốn huy động trong những năm gần đây không theo kịp với tăng trưởng tín dụng. Điều này cho thấy chất lượng tài sản của các ngân hàng này chưa cao, việc cấp tín dụng quá cao so với nguồn vốn huy động có thể dẫn đến tình trạng ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản khi khách hàng vay không thanh toán được nợ cho ngân hàng (thể hiện qua việc tỷ lệ nợ xấu tăng cao trong thời gian qua), trong khi ngân hàng phải chi trả đầy đủ tiền gửi của khách hàng. Hậu quả của việc dư nợ tín dụng chiếm tỷ lệ cao so với vốn huy động là việc trong thời gian qua rất nhiều các ngân hàng thiếu hụt thanh khoản, phải vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất có thời điểm rất cao và phải nhờ sự hỗ trợ thanh khoản của NHNN. Trong thời gian qua nhờ sự hỗ trợ và chỉ đạo chặt chẽ của NHNN mà các NHTMCP đã giảm dần tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động và nhờ đó đã dần ổn định được khả năng thanh khoản của mình, góp phần vào sự ổn định của hệ thống ngân hàng.

Bên cạnh chất lượng hoạt động tín dụng, chất lượng tài sản của ngân hàng còn thể hiện ở các tài sản có khác như danh mục đầu tư chứng khoán, tài sản bằng ngoại tệ, vàng bạc, đá quý. Chất lượng những tài sản này thường thể hiện ở cơ cấu và trạng thái ngoại hối, chất lượng và trạng thái của danh mục đầu tư. Những khoản mục này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh lời và tính thanh khoản của một ngân hàng. Do đó, để đánh giá chất lượng tài sản và mức độ hoạt động của ngân hàng một cách đầy đủ và chính xác, một mặt phải xem xét toàn diện cơ cấu, tính chất tài sản mà ngân hàng đang nắm giữ, mặt khác phải nghiên cứu mối tương quan giữa cơ cấu tài sản có và tài sản nợ. Mối tương quan này giúp đánh giá tính tối ưu trong cơ cấu tài sản, khả năng phản ứng của ngân hàng trước những biến động của thị trường, khả năng đứng vững trước những hiện tượng bất thường của môi trường kinh doanh và đáp ứng yêu cầu rút tiền của công chúng.

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu theo hướng nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP trên địa bàn TP HCM luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)