Hệ thống Common law

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh tế giữa các bên liên doanh trong doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam (Trang 27)

* Hiệu lực pháp lý giữa các bên tham gia giao dịch

Pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các quốc gia theo hệ thống Common law quy định thời điểm giao dịch bảo đảm có hiệu lực là thời

điểm các bên tham gia giao dịch thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thời điểm các bên ký kết hợp đồng [17, tr. 17]. Theo đó, Mục 9 - 201 Điều 9 UCC, Điều 10 Luật bảo đảm đảm bằng động sản của Canada và Mục 35, 36 Luật bảo đảm bằng động sản của New Zealand quy định: "ngoại trừ các trường hợp đặc biệt được quy định rõ trong luật, hợp đồng bảo đảm có hiệu lực theo thời hạn các bên đã thỏa thuận và ghi trong hợp đồng" [18]. Đối với các nước theo hệ thống Comman law, khái niệm giao dịch bảo đảm (secured transactions) được hiểu là toàn bộ các giao dịch, không phụ thuộc vào hình thức và tên gọi, có mục đích tạo lập một quyền lợi được bảo đảm (ví dụ như: bảo lưu quyền sở hữu trong mua trả chậm, trả dần, chuyển nhượng quyền đòi nợ, quyền cầm giữ, thuê tài sản…).

*Hiệu lực đối kháng với người thứ ba

Theo quy định tại Điều 9 UCC và quy định tương tự tại Luật về bảo đảm của Canada và New Zealand, lợi ích bảo đảm được hoàn thiện sau khi đã gắn liền với tài sản bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm thực hiện hoàn thiện theo một trong các phương thức sau: chiếm hữu tài sản bảo đảm, kiểm soát tài sản bảo đảm hoặc đăng ký lợi ích bảo đảm [17, tr. 19].

Một là: Trực tiếp chiếm hữu hoặc kiểm soát tài sản bảo đảm

Việc chủ nợ chiếm hữu (chiếm giữ) tài sản bảo đảm có nghĩa là chủ nợ trực tiếp cầm cố động sản, khi con nợ giao tài sản cho bên thứ ba để bảo quản thay cho chủ nợ; khi chủ nợ hoặc đại diện của chủ nợ chiếm hữu giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với vật đó. Hoàn thiện bằng cách chiếm hữu phù hợp và thường được áp dụng đối với những lợi ích bảo đảm liên quan đến hàng hóa, dụng cụ, văn bản thỏa thuận, tiền và chứng thư tín dụng (chattel paper).

Việc kiểm soát tài sản bảo đảm thường liên quan đến tài khoản tiền gửi, thư tín dụng, cổ phiếu, chứng khoán và các loại giấy tờ tương tự như cổ phiếu phát hành không có biên lai hoặc kỳ phiếu, trái phiếu của Nhà nước không phát hành dưới dạng in ấn. Các tài sản này được coi là tài sản vô hình, chỉ tồn tại trong hồ sơ của người phát hành hoặc của ngân hàng. Trong trường

hợp này, lợi ích bảo đảm được hoàn thiện bằng cách chuyển giao một quyền dành riêng cho con nợ, cho phép con nợ trao những hướng dẫn chuyển giao cho bên thứ ba đang quản lý tài sản đó. Theo các quy định tại Điều 9 UCC, hoàn thiện bằng phương thức kiểm soát chỉ được áp dụng khi bên nhận bảo đảm là chính ngân hàng nơi có tài sản bảo đảm là tài khoản tiền gửi, bên nhận bảo đảm, ngân hàng, bên bảo đảm có thỏa thuận về việc ngân hàng thay mặt bên nhận bảo đảm kiểm soát tài sản bảo đảm đó.

Hai là: Đăng ký lợi ích bảo đảm

Cho đến nay phần lớn các lợi ích bảo đảm đều được hoàn thiện theo cách này. Biện pháp đăng ký được áp dụng đối với lợi ích bảo đảm trên tất cả các loại tài sản và là biện pháp được khuyến khích nhằm xác lập thứ tự ưu tiên, ngoại trừ những lợi ích bảo đảm được hoàn thiện theo cách thủ đắc quyền sở hữu và những lợi ích bảo đảm tự động hoàn thiện hoặc không cần phải hoàn thiện. Thực chất, phương pháp này là một loại đăng ký thông báo nhằm xác định thứ tự ưu tiên của các chủ nợ.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh tế giữa các bên liên doanh trong doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)