Mô hình thứ ba

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh tế giữa các bên liên doanh trong doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam (Trang 34)

Hệ thống đăng ký tập trung, theo đó cả động sản và bất động sản sẽ được đăng ký tại cùng một cơ quan và tách khỏi cơ quan đăng ký quyền sở hữu. Theo mô hình này, các giao dịch bảo đảmvà các lợi ích liên quan đến tài sản đều được đăng ký tại một cơ quan và độc lập với cơ quan đăng ký quyền sở hữu. Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu, thì khi đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ có viện dẫn nơi đăng ký và số đăng ký quyền sở hữu. Đồng thời, giữa cơ quan đăng ký quyền sở hữu với cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ thiết lập một cơ chế trao đổi thông tin liên quan đến tình trạng pháp lý của tài sản.

Hiện nay, Hồng Kông, Malaixia, Singgapore và Bắc Mỹ đang áp dụng mô hình này (gọi là hệ thống "New Brunswick") [17, tr. 28].

Ưu điểm của mô hình đăng ký tập trung đối với cả động sản và bất động sản là: Giúp xác định chính xác thứ tự ưu tiên thanh toán hơn so với 2 mô hình trên, do toàn bộ tài sản đều được đăng ký tại duy nhất một cơ quan, mà không cần phải xác định theo đối tượng là động sản hay bất động sản.

Giúp cho bên nhận bảo đảm có thể dễ dàng tra cứu thông tin hơn cả mô hình 2 khi tìm hiểu tài sản của bên bảo đảm đã được dùng để bảo đảm cho nghĩa vụ khác chưa.

Giống như mô hình 2, mô hình đăng ký tập trung này cho phép dùng chính những tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ.

Giảm chi phí cho các chủ thể trong quan hệ tín dụng khi tiến hành tìm hiểu các thông tin liên quan đến tình trạng pháp lý của tài sản được dùng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ.

Giảm chi phí khi thực hiện vi tính hoá, nối mạng cho một cơ quan đăng ký.

Nhược điểm của mô hình thứ ba là: Nếu muốn tìm hiểu thông tin về tài sản có đăng ký quyền sở hữu, các tổ chức, cá nhân trong xã hội phải tìm hiểu ở cả hai hệ thống cơ quan là: cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và cơ quan đăng ký quyền sở hữu. Khắc phục vấn đề này, nhiều nước hiện áp dụng cơ chế trao đổi thông tin giữa 2 hệ thống cơ quan đăng ký.

Việc lựa chọn mô hình cơ quan đăng ký cần phải có sự cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng, phù hợp trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phù hợp với xu hướng phát triển của hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm trong khu vực và trên thế giới, trong đó thực hiện đăng ký tập trung được xem là xu hướng nổi bật, phổ biến trên thế giới với sự hỗ trợ đắc lực của các thiết bị kỹ thuật hiện đại.

Việt Nam có thể nghiên cứu, tiếp thu nguyên tắc và các quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản của các nước thuộc hệ thống Comman law [17], vì những mục đích đạt được là rất lớn, ví dụ như: tối đa hoá tài sản bảo đảm, thực hiện đăng ký qua mạng, đơn giản hoá thủ tục, hồ sơ đăng ký nhằm giảm thiểu chi phí, song vẫn hạn chế được rủi ro cho các chủ thể khi xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm; xác định toàn diện quyền, lợi ích liên quan đến động sản là tài sản bảo đảm... Để thực hiện thành công, chúng ta cần nghiên cứu kinh nghiệm "chuyển đổi" của một số quốc gia trên thế giới như: Pháp, Quebec (Canada), Séc, Nga khi giải quyết mối quan hệ giữa pháp

luật thành văn với các nguyên tắc của UCC về đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản.

Trong khi đó, do tính chất của đăng ký giao dịch bảo đảm bằng bất động sản khác biệt về cơ bản so với đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản nên Việt Nam có thể nghiên cứu để áp dụng mô hình đăng ký giao dịch bảo đảm bằng bất động sản của các nước theo hệ thống Civil law (Nhật Bản, Pháp, Đức), đó là: xây dựng hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm gắn với thửa đất, thực hiện đăng ký tự nguyện và việc đăng ký chỉ làm phát sinh giá trị đối kháng với người thứ ba (không làm thay đổi, chấm dứt hay phát sinh quyền đối với bất động sản), kết hợp hài hoà các quy định về công chứng hợp đồng bảo đảm bằng bất động sản với đăng ký các hợp đồng đó...

Chương 2

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh tế giữa các bên liên doanh trong doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)