Giai đoạn từ năm 2005 đến nay

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh tế giữa các bên liên doanh trong doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam (Trang 25)

Với việc ban hành Bộ luật dân sự năm 2005 và một số văn bản có giá trị pháp lý cao (Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Bộ luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam...) và trước yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế, đòi hỏi pháp luật Việt Nam về đăng ký giao dịch bảo đảm phải có những bước

phát triển, hoàn thiện mới. Do vậy, nhiều văn bản quy phạm pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm đã được ban hành, khắc phục những bất cập của pháp luật giai đoạn trước năm 2005 và tương thích với pháp luật quốc tế. Với việc ban hành và tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật dưới đây về đăng ký giao dịch bảo đảm của Việt Nam, các chuyên gia quốc tế khẳng định: "Theo xu hướng chung của thế giới, Chính phủ Việt Nam đã tiến hành những biện pháp cải cách tiến bộ trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm" [24, tr. 12]:

- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm;

- Nghị định số 70/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 của Chính phủ về đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay dân dụng;

- Thông tư số 06/2006/TT-BTP ngày 28 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về thẩm quyền, trình tự và thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;

- Thông tư số 03/2007/TT-BTP ngày 17 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 06/2006/TT-BTP ngày 28 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về thẩm quyền, trình tự và thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;

- Thông tư số 04/2007/TT-BTP ngày 17 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về thẩm quyền, trình tự và thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về hợp đồng mua trả chậm, trả dần có bảo lưu quyền sở hữu của bên bán, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng cho thuê tài chính và hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ;

- Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 của Bộ Tư pháp, Bộ tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

- Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp, Bộ tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

- Thông tư liên tịch số 05/2007/TTLT-BTP-BXD-BTNMT-NHNN ngày 21/5/2007 của Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về đăng ký thế chấp nhà ở.

Với các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, đặc biệt là đối với động sản của Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng, "tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi tiếp cận với hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm, đáp ứng yêu cầu, số lượng các giao dịch trong đời sống dân sự, kinh doanh" [27]. Nhờ đó, pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm đã thực sự tạo được lòng tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần khai thông thị trường vốn, đảm bảo an toàn cho sự vận hành của hệ thống tín dụng Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh tế giữa các bên liên doanh trong doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)