Lập dự phòng nợ phải thu khó đòi:

Một phần của tài liệu Kế toán nghiệp vụ thanh toán các khoản phải thu tại công ty TNHH Roxy Việt Nam (Trang 60)

tại công ty TNHH Roxy Việt Nam

4.3.1 Lập dự phòng nợ phải thu khó đòi:

Đối với một doanh nghiệp có số dư công nợ của khách hàng lớn như công ty TNHH Roxy Việt Nam thì việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi là cần thiết. Để có thể tiến hành trích lập dự phòng phải thu khó đòi thì doanh nghiệp cần phải ước tính được mức dự phòng cần trích lập. Doanh nghiệp dựa trên số liệu chi tiết khoản phải thu khách hàng, thời hạn tín dụng và tình hình tài chính cụ thể để ước tính mức trích lập. Công ty có thể áp dụng một trong hai phương pháp ước tính mức trích lập

dự phòng phải thu khó đòi sau đây:

* Phương pháp ước tính mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi dựa vào Báo cáo kết quả kinh doanh:

Phương pháp này dựa trên quan điểm cho rằng trong kỳ sẽ có một tỷ lệ nhất định doanh thu bán hàng không thu được tiền và mức trích lập dự phòng được tính dựa trên doanh thu bán chịu và tỷ lệ nợ khó đòi trên doanh thu bán chịu của các kỳ trước:

Theo phương pháp này, mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi của kỳ này được ước tính như sau:

Mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi kỳ này = Doanh thu bán chịu kỳ này x Tỷ lệ nợ khó đòi trung bình các kỳ trước.

• Giả sử công ty có tài liệu về tình hình doanh thu và tỷ lệ nợ khó đòi của các năm trước như sau ( Đơn vị tính: USD):

Năm Doanh thu bán chịu Thiệt hại về nợ khó đòi Tỷ lệ nợ khó đòi trên DT bán chịu N-3 400.000 12.000 3% N-2 480.000 13.360 2,78% N-1 520.000 16.640 3,2% Tổng 1.400.000 42.000

- Doanh thu bán chịu năm N là 450.000

Như vậy, tỷ lệ khó đòi bình quân trong 3 năm là 3%. Kế toán dự kiến tỷ lệ nợ khó đòi năm N là 3%. Vậy mức trích lập dự phòng được ước tính trong năm N là:

3% x 450.000 = 12.500 (USD)

* Phương pháp ước tính mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi dựa vào Bảng cân đối kế toán:

Phương pháp này dựa trên quan điểm cho rằng một phần của các khoản phải thu vào ngày lập Bảng cân đối kế toán sẽ trở thành nợ khó đòi. Theo phương pháp này có 2 cách ước tính như sau:

Thứ nhất là phương pháp giản đơn: với phương pháp này, doanh nghiệp ước tính có một tỷ lệ nhất định các khoản phải thu hiện có vào thời điểm cuối kỳ sẽ trở thành nợ khó đòi. Đây là phương pháp được thực hiện dựa trên số dư khoản phải thu của khách hàng và thiệt hại về nợ khó đòi của các kỳ trước. Theo phương pháp này, mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi được ước tính như sau:

Mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi kỳ này = Khoản phải thu khách hàng kỳ này x Tỷ lệ nợ khó đòi trung bình các kỳ trước.

• Giả sử doanh nghiệp có tài liệu về khoản phải thu khách hàng và khoản nợ khó đòi của các năm như sau (Đơn vị tính: USD):

Năm Số dư cuối năm của khoản phải thu khách hàng

Thiệt hại nợ khó đòi

Tỷ lệ nợ khó đòi trên khoản phải thu khách hàng

N-3 400.000 22.000 5,5%

N-2 360.000 16.000 4.44%

N-1 440.000 22.000 5%

Tổng 1.200.000 60.000

- Số dư cuối năm N của khoản phải thu khách hàng là 350.000

Như vậy, tỷ lệ nợ khó đòi bình quân trong 3 năm là 5%, kế toán dự kiến tỷ lệ nợ khó đòi năm N là 5%. Khi đó, mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi ước tính trong năm N sẽ là:

5% x 350.000 = 17.500 (USD)

Thứ hai là phương pháp ước tính mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi theo tuổi nợ của từng khoản nợ:

Với phương pháp này, các nhà quản lý phải tính thời hạn của các khoản phải thu vào cuối mỗi kỳ, xem xét từng khoản phải thu và xếp loại theo tiêu thức độ dài thời gian, sau đó dựa trên kinh nghiệm để ước tính tỷ lệ mỗi loại có thể trở thành khoản nợ khó đòi. Điều này có thể được thực hiện bằng cách lập bảng theo dõi nợ theo thời gian. Nguyên tắc chung của phương pháp này là thời gian nợ quá hạn càng lớn

thì tỷ lệ nợ khó đòi càng cao.

• Giả sử công ty có tình hình về khoản phải thu khách hàng vào thời điểm cuối kỳ như sau (Đơn vị tính: USD):

Tên khách hàng Tổng nợ Nợ chưa đến hạn Nợ quá hạn từ 1- 30 ngày Nợ quá hạn từ 31-60 Nợ quá hạn từ 61-90 ngày Nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên A 1.000 500 200 300 B 2.000 800 1.000 200 C 3.000 2.000 200 100 300 400 D 4.000 1.500 500 1.000 600 400 Tỷ lệ nợ khó đòi ước tính 1% 5% 10% 20% 30%

Để ước tính mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi, kế toán tiến hành lập bảng sau (Đơn vị tính: USD):

Tên khách hàng Tổng nợ Nợ chưa đến hạn Nợ quá hạn từ 1- 30 ngày Nợ quá hạn từ 31-60 Nợ quá hạn từ 61-90 ngày Nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên A 1.000 500 200 300 B 2.000 800 1.000 200 C 3.000 2.000 200 100 300 400 D 4.000 1.500 500 1.000 600 400 Tổng cộng 4.800 1.700 1.300 1.100 1.100 Tỷ lệ nợ khó đòi ước tính 1% 5% 10% 20% 30% Mức trích lập DP phải thu khó đòi được ước tính 813 48 85 130 220 330

Như vậy, có thể thấy cả hai phương pháp ước tính nợ khó đòi dựa vào Báo cáo kết quả kinh doanh và phương pháp giản đơn dựa vào Bảng cân đối kế toán đều dựa vào kinh nghiệm để ước tính khoản nợ khó đòi vì vậy kết quả thu được đều thiếu chính xác. Còn phương pháp ước tính khoản nợ khó đòi theo tuổi nợ của từng khoản nợ cũng chỉ là một phương pháp ước tính nhưng được xem là mang lại kết quả có độ tin cậy cao nhất vì nó dựa trên sự phân tích về tuổi nợ của từng khoản nợ và còn chi tiết cho từng khách hàng.

Đối với công ty TNHH Roxy Việt Nam thì việc áp dụng phương pháp ước tính nợ khó đòi theo tuổi nợ là hợp lý nhất vì phương pháp này mang lại kết quả có độ tin cậy cao, đồng thời khoản phải thu khách hàng của công ty đã được theo dõi chi tiết trên hệ thống theo thời gian nợ.

* Sau khi ước tính được khoản nợ khó đòi, kế toán tiến hành ghi nhận việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi:

• Để theo dõi khoản dự phòng phải thu khó đòi kế toán sử dụng TK 139 “ Dự phòng phải thu khó đòi” đồng thời khoản trích lập dự phòng này sẽ được ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp ( chi tiết TK 6426).

Công tác hạch toán khoản dự phòng phải thu khó đòi sẽ được thực hiện như sau: • Căn cứ vào mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi được ước tính (theo ví dụ trên), kế toán ghi:

Nợ TK 642: 813

Có TK 139: 813

• Cuối niên độ kế toán, tính mức dự phòng phải thu khó đòi cần lập, nếu mức dự phòng cần lập lớn hơn mức dự phòng đã lập thì phải trích lập thêm khoản chênh lệch giữa mức dự phòng cần lập và mức dự phòng đã lập bằng bút toán tương tự như trên. Nếu mức dự phòng cần lập nhỏ hơn mức dự phòng đã lập thì kế toán hoàn nhập phần chênh lệch bằng bút toán:

Có TK 642: Phần chênh lệch

• Trường hợp khoản nợ khó đòi được xác định là không thu hồi được thì căn cứ vào quyết định xóa nợ phải thu khó đòi, kế toán ghi nhận như sau:

Nợ TK 139: Số đã lập dự phòng

Nợ TK 642: Số trích lập dự phòng còn thiếu so với khoản nợ khó đòi được xóa Có TK 131: Khoản nợ khó đòi được xóa sổ

Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004- Nợ khó đòi đã xử lý

Kế toán phải lập sổ chi tiết của tài khoản 004 để theo dõi chi tiết nợ khó đòi đã xử lý theo từng đối tượng nợ, từng khoản nợ trong vòng 5 năm tiếp theo và tiếp tục có biện pháp thu hồi nợ.

Cuối kỳ lập báo cáo tài chính, số dư Nợ của TK 004 sẽ phải được trình bày trên Bảng cân đối kế toán để thể hiện khoản nợ khó đòi đã xử lý đang tiếp tục được theo dõi trên tài khoản ngoài Bảng.

• Nếu nợ khó đòi sau khi xóa sổ thu hồi được, kế toán sẽ ghi nhận khoản tiền thu được này vào thu nhập khác. Đồng thời ghi Có TK 004 và xóa khoản nợ này trên sổ theo dõi chi tiết nợ khó đòi đã xử lý.

• Trường hợp khoản nợ khó đòi đã xử lý đang theo dõi được xác định chắc chắn không thể đòi được nữa thì kế toán trình cấp trên để có quyết định xóa khoản nợ này đồng thời kế toán ghi Có TK004 và khoản nợ này không cần phải trình bày trên Bảng cân đối kế toán.

Một phần của tài liệu Kế toán nghiệp vụ thanh toán các khoản phải thu tại công ty TNHH Roxy Việt Nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w