Tổng quan công trình nghiên cứu của các năm trước về kế toán các khoản phải thu:

Một phần của tài liệu Kế toán nghiệp vụ thanh toán các khoản phải thu tại công ty TNHH Roxy Việt Nam (Trang 25)

phòng nếu khoản đã trích lập còn thiếu so với số nợ cần xóa và ghi giảm khoản phải thu của khách hàng.

Đồng thời ghi tăng nợ khó đòi đã xử lý vào bên Nợ TK 004 (chi tiết cho từng đối tượng). Ngoài ra, kế toán phải theo dõi ít nhất 5 năm tiếp theo đối với khoản nợ này và tiếp tục có biện pháp thu hồi nợ.

4. Khi số nợ đã xóa sổ nhưng lại thu hồi được thì kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã được thu hồi để ghi tăng tiền và ghi tăng thu nhập khác. Đồng thời ghi giảm nợ khó đòi đã xử lý vào bên Có TK 004

(Phụ lục 2.6: Sơ đồ kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi).

2.3 Tổng quan công trình nghiên cứu của các năm trước về kế toán các khoảnphải thu: phải thu:

Công tác kế toán và quản lý các khoản phải thu có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó, việc hoàn thiện và thực hiện hiệu quả kế toán các khoản phải thu là vô cùng cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng mới chỉ có một số ít công trình nghiên cứu về vấn đề này nhưng cũng đạt được một số thành quả nhất định.

Qua quá trình tìm hiểu em đã tiếp cận được một số luận văn viết về vấn đề công nợ và quản lý công nợ phải thu hoặc hoàn thiện kế toán các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp. Sau đây là một vài điểm khái quát về nội dung nghiên cứu của các công trình được thực hiện trong những năm gần đây:

Trước tiên là luận văn tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thanh Duyên- K41D7 (năm 2009) với đề tài “ Hoàn thiện quản lý công nợ phải thu tại công ty cổ

phần khóa Việt Tiệp”. Đề tài này được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu các lý luận về công nợ phải thu và quản lý công nợ phải thu đồng thời đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng quản lý công nợ phải thu tại công ty cổ phần khóa Việt Tiệp để thấy được những thành công cũng như tồn tại trong công tác quản lý. Từ đó, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công nợ nhằm đưa ra các biện pháp hoàn thiện. Nhìn chung, về mặt lý luận và phân tích thực trạng luận văn đã thể hiện tương đối đầy đủ so với mục tiêu nghiên cứu đặt ra. Tuy nhiên về các giải pháp nhằm hoàn thiện thì có một số biện pháp được đánh giá là khả thi và có thể mang lại hiệu quả như giải pháp tăng cường đào tạo nghiệp vụ và nâng cao trình độ của cán bộ quản lý nợ và phân tích tín dụng thương mại; tăng cường phân tích năng lực tài chính khách hàng nhằm quản lý khoản phải thu tốt hơn. Những giải pháp này phù hợp với công ty vì công ty cổ phần khóa Việt Tiệp là một doanh nghiệp lớn, đối tượng khách hàng và nhà cung cấp nhiều nhưng lại chưa có bộ phận chuyên trách về quản lý nợ. Bên cạnh đó cũng có một số biện pháp chưa khả thi lắm và ít được sử dụng ở nước ta hiện nay nhưng đã được đưa vào nội dung đề tài như bán nợ cho tổ chức mua bán nợ chuyên nghiệp, chuyển nợ khó đòi thành vốn cổ phần, khởi kiện.

Tiếp theo là luận văn “ Hoàn thiện công tác quản lý công nợ trong hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa” của sinh viên Nguyễn Thị Hoa- K42D5 (năm 2010). Công trình nghiên cứu đã nêu lên được ý nghĩa và vai trò của công nợ trong công ty, phân tích đánh giá được thực trạng tình hình quản lý công nợ theo hệ số, cơ cấu bằng các số liệu cụ thể từ đơn vị thực tập đồng thời vận dụng lý thuyết để đưa ra các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý công nợ. Tuy nhiên, giải pháp đưa ra còn chung chung chưa thực sự theo sát với thực tế về đặc điểm hoạt động kinh doanh cũng như quản lý công nợ của công ty.

Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu của các năm trước nghiên cứu về vấn đề công nợ và quản lý công nợ, kế toán công nợ của các công ty như:

Luận văn tốt nghiệp với đề tài “ Hoàn thiện kế toán các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp tại công ty xuất nhập khẩu hàng không” của sinh

viên Phạm Thị Hồng Minh (năm 2004).

Luận văn nghiên cứu về “ Công nợ và các giải pháp quản lý công nợ tại công ty TNHH một thành viên phụ tùng máy số 1” của sinh viên Đồng Thị Thanh Ngân (năm 2005).

Luận văn nghiên cứu về “ Quản lý công nợ và các biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý công nợ tại công ty cổ phần may 10” của sinh viên Trần Thu Hằng (năm 2006).

Mỗi luận văn có một kết cấu nội dung khác nhau nhưng nhìn chung đều đi vào hệ thống các lý luận về công nợ, quản lý công nợ hoặc kế toán công nợ. Qua đó vận dụng vào thực tiễn tình hình công tác quản lý công nợ, tình hình hạch toán công nợ của từng công ty để thấy được ưu điểm cũng như tồn tại rồi đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện. Phần lý luận và thực trạng được phân tích khá đầy đủ, khoa học. Tùy thuộc vào thực trạng của từng doanh nghiệp được nghiên cứu mà tác giả đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tế.

Tuy nhiên cũng có công trình nghiên cứu trình bày phần lý luận hơi dàn trải và không cần thiết với đề tài nghiên cứu. Còn phần đánh giá thực trạng thì có luận văn chỉ phân tích các chỉ tiêu liên quan đến công nợ mà chưa đưa ra được những thành công cũng như tồn tại của công tác quản lý tại đơn vị thực tập như trong luận văn của sinh viên Trần Thu Hằng.

Về phần đưa ra các giải pháp hoàn thiện, một số đề xuất mang tính khả thi cao và phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp như trong luận văn của sinh viên Phạm Thị Hồng Minh có giải pháp đóng dấu “ ĐÃ THANH TOÁN” trên các hóa đơn, chứng từ đã được công ty thanh toán do số lượng các giao dịch của công ty là rất lớn hay giải pháp sử dụng tài khoản 635 và TK 515 để phản ánh các khoản chênh lệch về tỷ giá phát sinh trong năm; giải pháp mở sổ chi tiết thanh toán với người bán, người mua bằng tiền VNĐ và ngoại tệ rất phù hợp với doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực xuất nhập khẩu có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngoại tệ.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều giải pháp được đưa ra một cách chung chung, chưa trình bày rõ cách thực hiện và tính khả thi không cao lắm như trong luận văn

của sinh viên Đồng Thị Thanh Ngân có đề cập đến giải pháp xây dựng chính sách tín dụng, tiêu chuẩn tín dụng, chiết khấu thương mại, chính sách thu tiền nhưng chỉ mới dừng lại ở việc nêu khái niệm, đặc điểm của các chính sách này mà chưa đưa ra được cách thực hiện chính sách cụ thể tại đơn vị thực tập.

Một phần của tài liệu Kế toán nghiệp vụ thanh toán các khoản phải thu tại công ty TNHH Roxy Việt Nam (Trang 25)