Phương pháp thu thập dữ liệu:

Một phần của tài liệu Kế toán nghiệp vụ thanh toán các khoản phải thu tại công ty TNHH Roxy Việt Nam (Trang 30)

THU TẠI CÔNG TY TNHH ROXY VIỆT NAM 3.1 Phương pháp nghiên cứu:

3.1.1Phương pháp thu thập dữ liệu:

Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Roxy Việt Nam, để có được đầy đủ các thông tin về công ty cũng như công tác kế toán các khoản phải thu tại công ty, một số phương pháp thu thập dữ liệu đã được thực hiện, bao gồm:

3.1.1.1 Phương pháp phỏng vấn:

Đây là phương pháp được sử dụng nhằm thu thập các thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, các chính sách kế toán mà công ty đang áp dụng, quá trình hạch toán các khoản phải thu và sự ảnh hưởng của các khoản phải thu đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì thế, các đối tượng được phỏng vấn là những người trực tiếp quản lý các khoản phải thu và kế toán viên thực hiện công tác kế toán các khoản phải thu. Việc phỏng vấn được tiến hành trực tiếp đối với giám đốc tài chính và kế toán công nợ của công ty

Để phương pháp này được thực hiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian thì việc chuẩn bị trước nội dung cho cuộc phỏng vấn là hết sức cần thiết. Bảng câu hỏi sẽ được lập trước cho từng cá nhân được phỏng vấn, đây là những câu hỏi phù hợp với thông tin cần thu thập. Theo lịch đã hẹn trước tiến hành phỏng vấn các chuyên gia và ghi lại câu trả lời của người được phỏng vấn. (Phụ lục 3.1: Bảng câu hỏi phỏng vấn)

3.1.1.2 Phương pháp điều tra trắc nghiệm:

Phiếu điều tra trắc nghiệm được thiết kế nhằm thu thập, phân loại và tổng hợp các nguồn thông tin một cách xác thực về: đặc điểm công tác kế toán của công ty nói chung và kế toán các khoản phải thu nói riêng, các chính sách tín dụng của công ty và nhân tố ảnh hưởng đến hạch toán các khoản phải thu tại công ty TNHH Roxy Việt Nam.

Phiếu điều tra được thực hiện đối với 8 nhân viên thuộc Phòng kinh doanh và Phòng tài chính của công ty. Các câu hỏi và phương án trả lời trong phiếu điều tra đã được cân nhắc kỹ để phù hợp với nội dung cần tìm hiểu. (Phụ lục 3.2: Mẫu

phiếu điều tra trắc nghiệm)

Khi phát phiếu điều tra cho từng cán bộ, nhân viên thì phải hướng dẫn, giải thích cho họ hiểu nội dung của từng câu hỏi trong phiếu để đảm bảo các câu hỏi điều tra trắc nghiệm được trả lời đầy đủ, chính xác và hợp lý. Phiếu điều tra được gửi đến các chuyên gia vào ngày 18/3/2011 và hẹn ngày nhận lại phiếu là ngày 25/3/2011

Sau khi thực hiện xong công tác điều tra sẽ tiến hành tổng hợp kết quả của phiếu điều tra. (Phụ lục 3.3: Bảng tổng hợp phiếu điều tra)

3.1.1.3 Phương pháp thu thập tài liệu:

Để có các thông tin về cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý, bộ máy kế toán của công ty phục vụ cho việc hoàn thành luận văn thì cần phải tiến hành gặp gỡ trực tiếp các phòng ban của công ty TNHH Roxy Việt Nam nhằm thu thập các tài liệu có liên quan đến công ty:

Liên hệ với Phòng nhân sự để thu thập tài liệu về cơ cấu tổ chức, bố trí nhân sự và các tài liệu đào tạo của công ty.

Liên hệ với phòng kinh doanh để nhờ cung cấp các hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng.

Liên hệ với các nhân viên Phòng Tài chính để được cung cấp các tài liệu và số liệu về tình hình thanh toán và công tác kế toán các khoản phải thu tại công ty.

3.1.1.4 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Trong số các phương pháp thu thập dữ liệu thì phương pháp nghiên cứu tài liệu được coi là một phương pháp hữu ích nhằm có được những thông tin đầy đủ và cần thiết. Những tài liệu được tiếp cận qua phương pháp này bao gồm: Thứ nhất là các quy định về kế toán như 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam, trong đó đặc biệt chú ý đến chuẩn mực kế toán số 01 và chuẩn mực kế toán số 21 vì trong hai chuẩn mực này có một số nguyên tắc mà kế toán các khoản phải thu cần phải tuân thủ. Ngoài

ra, còn có chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/ QĐ- BTC của Bộ Tài chính, thông tư số 228/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về việc trích lập các khoản dự phòng.

Thứ hai là nghiên cứu một số giáo trình về kế toán như: Giáo trình kế toán doanh nghiệp thương mại dịch vụ (TS. Lê Thị Thanh Hải chủ biên- Trường Đại học Thương Mại), Giáo trình kế toán tài chính (TS. Nguyễn Tuấn Duy- TS. Đặng Thị Hòa đồng chủ biên- Trường Đại học Thương Mại).

Bên cạnh đó, các bài luận văn, chuyên đề có nội dung liên quan đến quản lý công nợ phải thu và công tác kế toán các khoản phải thu cũng được thu thập làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc hoàn thành luận văn.

Một phần của tài liệu Kế toán nghiệp vụ thanh toán các khoản phải thu tại công ty TNHH Roxy Việt Nam (Trang 30)