vận tải biển Nam Việt.
3.3.2.1. Đối với nhà nước.
Về thị trường.
Nhà nước nên khuyến khích mọi thành phần kinh tế bao gồm cả các tổ chức nước ngoài đầu tư phát triển đội tàu biển Việt Nam. Tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, tập trung được nguồn vốn cho đầu tư phát triển và hiện đại hoá đội tàu; phát huy được mối quan hệ gắn bó giữa đội tàu, cảng biển và hệ thống dịch vụ logistic.
- Xây dựng hệ thống mạng lưới dịch vụ hàng hải để nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực; xây dựng và phát triển Tổng công ty Hàng hải Việt Nam làm nòng cốt trong lĩnh vực vận tải biển và dịch vụ logistic, dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, cảng biển; Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam làm nòng cốt trong lĩnh vực công nghiệp tàu thuỷ.
Về đầu tư.
- Đầu tư đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống cảng biển. Hình thành một số cảng biển theo mô hình cảng mở, từng bước gia tăng dịch vụ chuyển tải, phát triển đội tàu vận tải biển quốc gia theo hướng chuyên dụng, hiện đại. Trẻ hóa đội tàu, kết hợp việc đóng mới trong nước và mua tàu ở nước ngoài. Đẩy mạnh hơn nữa tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp dịch vụ vận tải biển. Nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp dịch vụ vận tải và thuyền viên, chú trọng phát triển dịch vụ trọn gói.
Về nghiên cứu khách hàng, chuyển giao công nghệ.
- Chiến lược đầu tư phát triển trong dịch vụ vận tải biển nội địa; liên doanh, liên kết với các công ty vận tải biển nước ngoài. Thực hiện chiến lược này với mục tiêu là dựa vào khách hàng vận tải biển của công ty nước ngoài, cung cấp toàn bộ dịch vụ vận tải biển nội địa, tiếp thu công nghệ kỹ thuật, trình độ quản lý, kinh nghiệm… khi đủ lớn mạnh về thế và lực có thể vươn ra cung cấp dịch vụ vận tải biển toàn cầu.
- Cơ sở kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý của các công ty vận tải biển là mạng lưới thông tin quốc gia và quốc tế, mạng lưới thông tin nội bộ, mạng lưới máy vi tính… Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các thiết bị thông tin ngày càng hiện đại và mang tính chất toàn cầu hơn. Sự trao đổi thông tin giữa tàu và bờ ngày càng đơn giản và dễ dàng hơn, nhờ sự giúp đỡ của các vệ tinh và các thiết bị thu phát dưới tàu và trên bờ. Do đó nhà nước cần xây dựng cơ chế tăng cường đầu tư trang thiết bị (phần cứng) thiết kế, ứng dụng những phần mềm tin học trong công tác quản lý và khai thác đội tàu.
Về hỗ trợ nguồn vốn kinh doanh.
Nhà nước nên có những cơ chế, chính sách hỗ trợ về vốn đối với các doanh nghiệp trong ngành vận tải biển để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và phát triển.
Nếu được sự quan tâm hơn của các cơ quan quản lý chuyên ngành và của Nhà nước, tạo điều kiện cho trung tâm huấn luyện hoạt động có hiệu quả, thì việc thực hiện một quy trình đào tạo khép kín như một số nước tiên tiến đã và đang áp dụng, đặc biệt là sự truyền tải các kiến thức theo yêu cầu của công ước quốc tế STCW 78-95 cho các thuyền viên Việt Nam chắc chắn sẽ không khó.
3.3.2.2. Đối với công ty cấp trên
Là một doanh nghiệp nhỏ, công ty TNHH vận tải biển Nam Việt cũng có những kiến nghị với doanh nghiệp đầu ngành:
- Các công ty đầu ngành nên phối hợp chặt chẽ với Bộ giáo giục và đào tạo, các trường trung học và đại học Hàng hải (cơ sở đào tạo) với cơ quan quản lý Nhà nước (Bộ giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam) và cơ sở sản xuất (các công ty vận tải biển) trong việc đào tạo, huấn luyện đội ngũ thuyền viên làm việc trên các tàu biển Việt
Nam theo quy định của công ước Quốc tế IMO
- Đi đầu trong việc đưa các công nghệ, máy móc kỹ thuật hiện đại về nước để cùng nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ vận tải biển trong nước, cùng hỗ trợ, cạnh tranh với các doanh nghiệp vận tải nước ngoài.
- Đi đầu trong việc thực hiện chiến lược đầu tư phát triển trong dịch vụ vận tải biển nội địa; liên doanh, liên kết với các công ty vận tải biển nước ngoài. Thực hiện chiến lược này với mục tiêu là dựa vào khách hàng vận tải biển của công ty nước ngoài, cung cấp toàn bộ dịch vụ vận tải biển nội địa, tiếp thu công nghệ kỹ thuật, trình độ quản lý, kinh nghiệm… khi đủ lớn mạnh về thế và lực có thể vươn ra cung cấp dịch vụ vận tải biển toàn cầu.
KẾT LUẬN
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế thế giới nói riêng vẫn chưa thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng, môi trường kinh doanh có nhiều biến động và những thay đổi khó lường, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Việc chèo lái con thuyền doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong giai đoạn này là thách thức khó khăn đối với các nhà quản trị, đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải tư duy linh hoạt, nhạy bén và nắm bắt tốt các thông tin để xử lý và ra quyết định đúng đắn, kịp thời.
Hoạch định là công tác hỗ trợ các nhà quản trị một cách hữu hiệu trong việc đề ra những chiến lược, kế hoạch sử dụng hiệu quả các nguồn lực hạn chế và đối phó với điều kiện môi trường kinh doanh luôn biến động. Đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, loại trừ những yếu tố may mắn, hay rủi ro ngẫu nhiên, sự tồn tại và thành công trong kinh doanh, hay sự thất bại của doanh nghiệp phụ thuộc trước hết vào tính đúng đắn của công tác hoạch định.
Như vậy, công tác hoạch định là rất cần thiết cho mọi tổ chức và doanh nghiệp, cách riêng với công ty TNHH vận tải biển Nam Việt. Với đề tài khóa luận:
khóa luận tốt nghiệp này, căn cứ vào tình hình thực tế và thực trạng công tác hoạch định tại công ty, em xin nêu ra một số giải pháp cho công ty, các kiến nghị với Nhà Nước và công ty cấp trên nhằm hoàn thiện công tác hoạch định của công ty TNHH vận tải biển Nam Việt.
Do thời gian chuẩn bị cũng như trình độ còn hạn chế, trong bài viết không thể tránh khỏi sai sót, em rất mong được sự thông cảm và góp ý của các Thầy giáo, Cô giáo để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Cô giáo Th.S Phương Thanh
Thanh đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài khóa luận này. Em xin cảm ơn các
Thầy giáo, Cô giáo trường Đại Học Thương Mại, cảm ơn các CBCNV công ty TNHH vận tải biển Nam Việt đã đóng góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi để em làm tốt khóa luận này.
Hà Nội ngày 25 tháng 04 năm 2013 Sinh Viên thực hiện