4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
2.1.2.2. Môi trường vĩ mô
- Trình độ phát triển nền kinh tế, các quy luật kinh tế: Kinh tế phát triển nhu cầu về hàng hóa của các đối tượng trong xã hội tăng lên, hàng hóa của công ty tiêu thụ nhanh hơn làm tăng doanh thu cho công ty. Ngược lại, công ty gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa nều nền khi kinh tế suy thoái.
Các quy luật kinh tế tác động đến giá cả hàng hóa, số lượng hàng hóa bán ra của công ty. Dễ nhận thấy nhất là quy luật cung – cầu. Nếu cung < cầu về mặt hàng của công ty thì hàng hóa công ty bán ra dễ dàng và có thể tăng giá bán, ngược lại nếu cung > cầu về mặt hàng của công ty khi đó công ty sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa.
- Môi trường chính trị – pháp luật: Các quy định, chính sách của chính phủ tác động lớn đến kế hoạch kinh doanh của công ty. Đối với mặt hàng của công ty luôn liên quan đến luật kinh tế, luôn phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Mặt khác công ty nhập khẩu hàng hóa trực tiếp từ nước ngoài nên cần chú trọng đến các chính sách đối ngoại của nhà nước tránh làm ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế.
- Môi trường văn hóa – xã hội: Đặc thù hoạt động kinh doanh của công ty là buôn bán thương mại điện tử, nên đối tượng sẽ phụ thuộc nhiều về thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Khi nhận thức của khách hàng trong mua sắm trực tuyến được chú ý thì sẽ là cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của công ty.
- Trình độ phát triển khoa học công nghệ: Đây là yếu tố tác động mạnh đến việc kinh doanh của doanh nghiệp, công ty phải bắt kịp trình độ công nghiệp để có thể cạnh tranh với đối thủ khác. Công ty sử dụng nhiều phần mềm thông minh sẽ tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp. Ứng dụng sự phát triển của khoa học công nghệ vào kinh doanh sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp phát triển.