Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích doanh thu:

Một phần của tài liệu Phân tích doanh thu tại Công ty CP đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới (Trang 29)

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích doanh thu:

2.1.2.1. Môi trường ngành

- Nhà cung cấp: Lượng cung ứng hàng hóa có ổn định hay không đều ảnh

hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh của DN. Công ty CP đầu tư và phát triển công nghệ Thời Đại Mới là một công ty còn khá non trẻ song ngay từ khi mới thành lập công ty đã tạo dựng được cho mình những mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp trong và ngoài nước. Hiện nay, CP đầu tư và phát triển công nghệ Thời Đại Mới hiện đang là Đại lý phân phối chính thức đối với các sản phẩm văn phòng hang Silicon của Mỹ, hàng gia dụng của Nhật Bản FujiE, thiết bị siêu thị của Đài Loan Birch và của nhiều hãng khác như: HP Design Jet, Jumbohand, xe đẩy hàng Prestar, Thiết bị đo Tiger Direct,…

- Khách hàng: Công ty CP đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới là công

ty bán hàng trực tuyến qua mạng chuyên về phân phối văn phòng phẩm, hàng gia dụng, hàng thiết bị siêu thị, thiết bị đo nên tập khách hàng phong phú bao gồm các đại lý, cửa hàng bán lẻ, khách hàng cá nhân, khách hàng là tổ chức và người tiêu

dùng cuối cùng. Công ty luôn giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng gắn bó lâu dài với công ty và có các chính sách khuyến khích như giảm giá bán, tặng quà…Năm 2011 với sự biến động nhiều của nền kinh tế cùng với tỷ lệ lạm phát lên cao làm giá cả hầu hết các mặt hàng đều tăng nhanh khiến cho số lượng hàng bán ra giảm. Do vậy để thu hút khách hàng công ty nên đa dạng hóa các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh tập khách hàng là giới văn phòng, các tổ chức đoàn thể, cá nhân tiêu dùng cuối tùng, công ty đang cố gắng mở rộng thị trường, tập trung khai thác nhóm khách hàng là các xưởng sản xuất và doanh nghiệp nhằm tăng doanh số bán hàng.

- Đối thủ cạnh tranh: Trong kinh doanh điều không tránh khỏi là việc có các đối thủ cạnh tranh . Hiện nay có rất nhiều công ty trong nước và nước ngoài kinh doanh cùng mặt hàng với công ty CP đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới như: Công ty TNHH thiết bị kỹ thuật Phú Hạnh, Công ty công nghệ thế giới số Digitech, công ty TNHH Enco, Công ty CP công nghệ Vinacomm, Siêu thị máy văn phòng Quang Minh,….

Cạnh tranh càng lớn, doanh thu càng giảm. Do đó, để tồn tại và đứng vững trên thị trường, công ty cần phải đánh giá được tiềm lực, vị thế, chính sách, chiến lược kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh, xác định rõ đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay gián tiếp để có thể đưa ra giải pháp ứng phó thích hợp. Làm tốt được điều này, công ty có thể giữ vững và phát triển các đoạn thị trường của mình góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty.

2.1.2.2. Môi trường vĩ mô

- Trình độ phát triển nền kinh tế, các quy luật kinh tế: Kinh tế phát triển nhu cầu về hàng hóa của các đối tượng trong xã hội tăng lên, hàng hóa của công ty tiêu thụ nhanh hơn làm tăng doanh thu cho công ty. Ngược lại, công ty gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa nều nền khi kinh tế suy thoái.

Các quy luật kinh tế tác động đến giá cả hàng hóa, số lượng hàng hóa bán ra của công ty. Dễ nhận thấy nhất là quy luật cung – cầu. Nếu cung < cầu về mặt hàng của công ty thì hàng hóa công ty bán ra dễ dàng và có thể tăng giá bán, ngược lại nếu cung > cầu về mặt hàng của công ty khi đó công ty sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa.

- Môi trường chính trị – pháp luật: Các quy định, chính sách của chính phủ tác động lớn đến kế hoạch kinh doanh của công ty. Đối với mặt hàng của công ty luôn liên quan đến luật kinh tế, luôn phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Mặt khác công ty nhập khẩu hàng hóa trực tiếp từ nước ngoài nên cần chú trọng đến các chính sách đối ngoại của nhà nước tránh làm ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế.

- Môi trường văn hóa – xã hội: Đặc thù hoạt động kinh doanh của công ty là buôn bán thương mại điện tử, nên đối tượng sẽ phụ thuộc nhiều về thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Khi nhận thức của khách hàng trong mua sắm trực tuyến được chú ý thì sẽ là cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của công ty.

- Trình độ phát triển khoa học công nghệ: Đây là yếu tố tác động mạnh đến việc kinh doanh của doanh nghiệp, công ty phải bắt kịp trình độ công nghiệp để có thể cạnh tranh với đối thủ khác. Công ty sử dụng nhiều phần mềm thông minh sẽ tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp. Ứng dụng sự phát triển của khoa học công nghệ vào kinh doanh sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp phát triển.

2.1.2.3. Môi trường bên trong doanh nghiệp

-Cơ cấu mặt hàng và chất lượng sản phẩm: Cơ cấu mặt hàng có ảnh hưởng tới tốc độ tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp bởi vì nhu cầu tiêu dùng trên thị trường rất đa dạng và phong phú; còn chất lượng sản phẩm là yếu tố giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng và tạo dựng, giữ gìn chữ tín tốt nhất. Hiện nay, tuy công ty kinh doanh nhiều loại mặt hàng song về mẫu mã các mặt hàng chưa đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu hơn nữa và tăng tốc độ tiêu thụ, công ty cần xây dựng một cơ cấu mặt hàng hợp lí, đủ chủng loại và ngày càng nâng cao về chất lượng sản phẩm, dễ dàng đáp ứng sự thay đổi nhanh của nhu cầu thị trường và giảm rủi ro cho doanh nghiệp.

- Công tác nghiên cứu, tiếp cận thị trường: Công ty CP đầu tư phát triển công nghệ

Thời Đại Mới là công ty chuyên kinh doanh trực tuyến bán buôn và bán lẻ các sản phẩm hàng văn phòng, hàng gia dụng, hàng thiết bị siêu thị. Tuy công ty kinh doanh nhiều loại hàng hóa song thị trường tập trung chủ yếu vẫn ở thị trường miền Bắc mà chưa mở rộng ra các thị trường khác. Mặt khác, đặc thù của công ty là bán hàng qua mạng nên sự kết nối giữa người bán hàng và người mua hàng chưa được thuận lợi trong việc tư vấn sản phẩm, và tiếp cận với đối tượng khách hàng là cửa

hàng bán hàng trực tiếp nên cũng làm giảm đáng kể đến tốc độ tăng DT của công ty. Đó là công ty chưa chú trọng đúng mức tới công tác nghiên cứu, tiếp cận thị trường. Đây là một nguyên nhân làm khối lượng hàng hóa tiêu thụ giảm.

- Uy tín và vị thế của công ty: Là một công ty mới hình thành và phát triển trong

một thời gian ngắn nhưng công ty CP đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới đã tạo dựng được cho mình một vị thế trên thị trường. Là nhà phân phối độc quyền hãng Silicon, FujiE tại Việt Nam, nhà phân phối ủy quyền tại Miền Bắc các sản phẩm máy văn phòng của hãng HP design Jet. Được nhiều người biết đến và có mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung ứng, các đối tác tin cậy và có tập khách hàng trung thành. Do vậy, công ty đang cố gắng từng bước khẳng định mình và nỗ lực để trở thành nhà phân phối uy tín tại thị trường miền Bắc.

- Nguồn lực con người: Công ty với quy mô hoạt động kinh doanh vừa và nhỏ. Tuy

đội ngũ CBCNV của công ty năng động, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao và được trẻ hóa, luôn nỗ lực hết mình để đem lại thành công cho công ty, song về chất lượng và trình độ nghiệp vụ của nhân viên còn hạn chế, đặc biệt về kỹ năng bán hàng. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của công ty. Bởi nhân viên bán hàng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, giới thiệu các sản phẩm mới và là cầu nối giữa công ty với người tiêu dùng. Ý thức được điều này, gần đây công ty CP đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới cũng đã chú trọng tới công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động, nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh.

2.2. Phân tích thực trạng doanh thu tại công ty CP đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới

2.2.1. Phân tích khái quát tình hình biến động doanh thu qua các năm

Bảng 2.2: Phân tích khái quát tình hình biến động DT qua các năm

Đơn vị tính: đồng

ST T

năm

hiệu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Chỉ tiêu

1 Doanh thu 45,460,378,908 53,923,532,215 58,357,092,868

2 Tốc độ phát triển(%)

Liênhoàn ti - 118,617 108,222

Định gốc Ti - 118,617 128,369

(Nguồn: phòng kế toán công

ty)

Tốc độ phát triển bình quân: = 118,617x108,222 = 113,300% Nhận xét:

Qua kết quả trên ta thấy:

- Tốc độ phát triển bình quân của DN trong 3 năm đầu hoạt động là 113,3%. DN đã hoàn thành chỉ tiêu tăng doanh thu, doanh thu liên tục tăng từ khi bắt đầu đi vào hoạt động. điều này chứng tỏ sức bền và độ linh hoạt trong hoạt động của công ty.

- Dựa vào phương pháp so sánh liên hoàn ta thấy:

o Doanh thu năm 2010 tăng 18,617% so với doanh thu năm 2009.

o Doanh thu năm 2011 tăng 8,222% so với doanh thu năm 2010. Từ số liệu trên cho thấy, doanh thu của năm sau đều tăng so với năm trước. DN đã chú trọng trong việc phát triển ngành hàng hóa, mở rộng quy mô và phát triển công ty. Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh thu của năm 2011 so với tốc độ tăng doanh thu của năm 2010 giảm.

- Dựa vào phương pháp so sánh định gốc ta thấy:

o Doanh thu năm 2010 tăng 18,617% so với năm 2009 o Doanh thu năm 2011 tăng 28,369% so với năm 2009

Như vậy, doanh thu qua các năm đều tăng. So với những năm đầu đi vào hoạt động do còn non trẻ nên DN vẫn còn bỡ ngỡ trước sự vận động quá nhanh của nền kinh tế. Tuy nhiên với sự lãnh đạo tài tình và tinh nhậy của ban giám đốc, DN đã có một bước tiến dài trên con đường hội nhập, dần ổn định và tăng trưởng bền vững.

2.2.2. Phân tích doanh thu theo nhóm hàng và mặt hàng chủ lực

Bảng 2.3 : Phân tích doanh thu theo mặt hàng chủ lực

Đơn vị tính: đồng

tiêu 2011/2010 ST TT ST TT ST TL TT (%) (%) (%) (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 Thiết bị văn phòng 25,745,812,547 47.75 24,156,848,912 41.39 (1,588,963,635) (6.17) (6.35) Hàng gia dụng 14,847,158,945 27.53 16,145,612,324 27.67 1,298,453,379 8.75 0.13 Thiết bị siêu thị 8,750,547,158 16.23 8,451,028,545 14.48 (299,518,613) (3.42) (1.75) Mặt hàng khác 4,580,013,565 8.49 9,603,603,087 16.46 5,023,589,522 109.69 7.96 Tổng 53,923,532,215 100 58,357,092,868 100 4,433,560,653 8.22 -

(Nguồn: phòng kế toán công ty)

Ta thấy, những mặt hàng chủ yếu của công ty nhìn chung là có sự tăng mạnh về doanh thu. Năm 2011, doanh thu tăng lên 4,433,560,653 đồng tương ứng tăng 8.22% so với năm 2009. Tăng doanh thu là doanh sự biến động của từng ngành hàng, cụ thể:

- Mặt hàng Hàng gia dụng có sự tăng vọt: năm 2011 tăng 1,298,453,379đ tương ứng tăng lên 8.75% so với năm 2010. Tỉ trọng doanh thu mặt hàng này chiếm 0.13%, như vậy đây là mặt hàng chủ lực mà công ty cần đầu tư để phát triển. Cụ thể như qua việc quảng bá thương hiệu, quảng bá sản phẩm, phát triển mạnh thị trường tiêu thụ mặt hàng này. Đây là mặt hàng chủ đạo trong năm 2011.

- Mặt hàng khác như: thiết bị trợ giảng, âm thanh lưu động, máy phát điện,.. là những mặt hàng cũng mang về cho công ty doanh thu lớn trong các năm vừa qua. Năm 2011 tăng lên 109.69% tương ứng tăng 5,023,589,522đ. Vậy, việc mở rộng mặt hàng kinh doanh là điều cần thiết mà công ty cần chú ý tới. - Mặt hàng thiết bị văn phòng doanh thu có sự sụt giảm. Năm 2011 đạt 24,156,848,912đ như vậy là giảm 1,588,963,635đ tương ứng giảm 6.17% so với năm 2010. Mức tỉ trọng ngành hàng này chiếm là 6.35%, như vậy sự sụt giảm này là báo động đỏ, công ty cần quan tâm trong thời gian tới.

- Mặt hàng thiết bị siêu thị cũng giảm đi đáng kể: năm 2011 đạt 8,451,028,545đ, so với năm 2010 giảm 299,518,613đ tương ứng giảm 3.42%.

Công ty cũng cần xây dựng những chương trình khuyến mại nhằm kích cầu về mặt hàng này.

Từ những số liệu trên cho ta thấy: DT của công ty tăng chủ yếu là do DT nhóm hàng Hàng gia dụng tăng đó là do công ty đã có kế hoạch dự trữ hàng hóa hợp lý đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường và đảm bảo tăng DTBH, còn lại các nhóm hàng khác và mặt hàng chủ yếu đều làm giảm tỷ trọng DT của toàn công ty. Nguyên nhân là do trong năm 2011chịu ảnh hưởng nhiều từ các nhân tố khách quan như sự bất ổn về kinh tế, tỷ lệ lạm phát tăng cao 18,12%, năm 2011 tất cả các quốc gia trên thế giới có lạm phát, Việt Nam có điều khác biệt là lạm phát rất cao, có lúc xấp xỉ ở vị trí quán quân.

Ngoài ra, năm 2011 giá cả một số hàng hóa thiết yếu tiếp tục tăng cao (giá dầu thô và giá xăng - gas tăng, sắt thép, nguyên vật liệu nhập khẩu tăng do kinh tế thế giới phục hồi, giá cả nguyên vật liệu tăng trên 10%), giá vàng biến động mạnh…đã làm cho chi phí đầu vào tăng cao, trong khi giá sản phẩm hàng hóa bán ra không thể tăng tương ứng gây ảnh hưởng không nhỏ đến DTBH của công ty. Vì vậy trong tương lai, công ty cần có những biện pháp kịp thời nhằm tăng DT cho những nhóm hàng này như tăng cường mở rộng thị phần bán lẻ, ưu tiên bán chậm trả cho các khách hàng lớn lâu năm nhằm giữ vững mối quan hệ, đồng thời nâng cao uy tín của công ty. Ngoài ra nhóm hàng Hàng gia dụng công ty cần mở rộng thị trường tiêu thụ vì trong năm 2011 mặt hàng này được tiêu thụ mạnh nhất cụ thể như là tiếp cận với thị trường tiêu thụ siêu thị ở các miền.

2.2.3. Phân tích doanh thu theo thị trường tiêu thụ

Bảng 2.4: Phân tích doanhthu theo thị trường tiêu thụ

Đơn vị tính: đồng Các chỉ tiêu 2010 2011 So sánh tăng giảm ST TT ST TT ST TL TT (%) (%) (%) (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 1.DT bán buôn 15,901,473,917 29.49 16,147,816,749 27.67 246,342,832 1.55 -1.82 Trong đó: Hà Nội 10,125,632,445 18.78 11,473,563,145 19.66 1,347,930,700 13.31 0.88 HCM 2,546,554,561 18.97 2,933,217,364 5.03 386,662,803 15.18 -13.95

Hải phòng 2,025,473,622 3.76 1,566,974,226 2.69 (458,499,396) - 22.64 -1.07 Vinh 1,203,813,289 8.97 174,062,014 0.30 (1,029,751,275) - 85.54 -8.67 2.DT bán lẻ 24,599,726,421 45.62 24,166,219,455 41.41 (433,506,966) -1.76 -4.21 3.DT bán đại lý 13,422,331,877 24.89 18,043,056,664 30.92 4,620,724,787 34.43 6.03 Tổng 53,923,532,215 100 58,357,092,868 100.00 4,433,560,653 8.22 0.00

(Nguồn: phòng kế toán công ty)

Trong những phương thức bán hàng mà DN lựa chọn, phương thức bán đại lý và phương thức bán buôn là hai phương thức chiếm tỉ trọng cao nhất trong DT của DN. DT bán đại lý tăng 4,620,724,787đ tương ứng tăng 34.43%. DT bán buôn tăng 246,342,832đ tương ứng tăng 1.55%.

Về thị trường tiêu thụ: chiếm tỷ trọng lớn nhất là thị trường Hà Nội chiếm 13.31% tương ứng doanh thu của năm 2011 tại thị trường này tăng 1,347,930,700đ. Đây là thị trường chính mà DN đang khai thác.

Thị trường Hồ Chí Minh: tăng 15.18% tương ứng tăng doanh thu là 386,662,803đ. Như vậy, đây là thị trường được đánh giá mạnh thứ 2 sau thị trường Hà Nội mà DN cần tập trung khai thác.

Về thị trường Hải Phòng và thị trường Vinh có sự sụt giảm hẳn: doanh thu ở thị trường Hải Phòng giảm 22.64% tương ứng giảm 458,499,396đ. Thị trường Nghệ An giảm mạnh 85.54% tương ứng giảm 1,029,751,275đ. Như vậy, thị trường Vinh đã bị bỏ qua không đầu tư. DN cần có chính sách nối lại thị trường này.

Như vậy thị trường Hà Nội vẫn chiếm thị phần lớn nhất của công ty. Nguyên nhân là do tập khách hàng ở Hà Nội đã nhận thấy được sự thuận tiện trong việc mua bán hàng hóa trực tuyến: không những được hưởng giá cả cạnh tranh với các đơn vị

Một phần của tài liệu Phân tích doanh thu tại Công ty CP đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w