Nguyên nhân của những tồn tạ

Một phần của tài liệu Giải pháp quảng bá thương hiệu điện tử tại Công ty cổ phần tư vấn giáo dục Việt Nam – EduViet (Trang 39)

- Nguyên nhân khách quan

Một là, sản phẩm của công ty là một sản phẩm đặc biệt trên thị trường trực tuyến; nhu cầu của người tiêu dùng nói chung đối với sản phẩm này rất khắt khe đòi hỏi công ty phải hiểu rõ thị trường, phải sáng tạo được những thông điệp dựa trên quan điểm của tập khách hàng mục tiêu, phải phù hợp những yếu tố cơ bản của thị trường. Trong khi, công ty thực sự quan tâm đến việc khách hàng mong muốn điều gì nên đã không hướng đúng quảng cáo của mình tới khách hàng tiềm năng. Không làm cho khách hàng có sự liên tưởng tới thương hiệu điện tử của công ty, không gia tăng được mức độ nhận biết của khách hàng đối với dịch vụ đào tạo nhân sự.

- Nguyên nhân chủ quan

Mặc dù, ban lãnh đạo và phần lớn nhân viên trong công ty đã nhận thức được tầm quan trọng của việc quảng bá thương hiệu điện tử, xác định mục tiêu của quảng bá thương hiệu điện tử nhưng công ty vẫn gặp khó khăn trong triển khai chương trình, lựa chọn và phối hợp các công cụ quảng bá do quan niệm về thương hiệu điện tử của công ty xuất phát từ mục tiêu ngắn hạn, dưới sức ép của doanh số, thiếu một tầm nhìn dài hạn. Công ty chưa có chiến lược quảng bá thương hiệu điện tử dài hạn với một thông điệp độc đáo và xuyên suốt. Công ty sử dụng các công cụ quảng bá thương hiệu điện tử một cách tự phát và chưa theo một quy trình cụ thể, khiến các công cụ chưa phát huy được ưu điểm, chưa hạn chế được nhược điểm, dẫn đến hiệu quả mang lại chưa cao. Các chương trình quảng cáo của công ty vẫn có thể đạt hiệu quả trong ngắn hạn (với sự nỗ lực của đội ngũ nhân

sự); nhưng không hề có sức mạnh tổng lực trong dài hạn, và vì vậy, thương hiệu của công ty vẫn dễ dàng bị hạ gục bởi các đối thủ nhiều kinh nghiệm và có sức mạnh tổng lực.

Tuy ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu điện tử trong giai đoạn hiện nay, nhưng công ty là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, lợi nhuận của công ty không lớn, ban lãnh đạo chưa thấu hiểu được giá trị đích thực của thương hiệu điện tử. Do đó, công ty mới chỉ tập trung vào các hoạt động được cho là hiệu quả nhất, đem lại nhiều lợi ích nhất cho công ty, dẫn đến việc phân bổ ngân sách, nhân lực, vật lực chưa hợp lý. Ngân sách đầu tư cho hoạt động quảng bá thương hiệu điện tử còn rất hạn hẹp. Cụ thể, công ty chủ yếu sử dụng các công cụ quảng cáo điện tử tiết kiệm chi phí, hiệu quả chưa cao và chưa có các biện pháp cần thiết nhằm đo lường hiệu quả hoạt động của chúng; Cơ sở vật chất kỹ thuật như hệ thống mạng chưa được đầu tư, cải tiến hợp lý để đảm bảo các hoạt động quảng bá thương hiệu trong môi trường trực tuyến được diễn ra thuận lợi…

Công ty chưa có bộ phận hoặc nhân viên chuyên trách cho việc quảng bá thương hiệu điện tử. Giám đốc điều hành công ty phải đảm nhiệm nhiều công việc, quản lý toàn bộ các hoạt động trong công ty, vì thế không thể tập trung cho một vấn đề cụ thể như vấn đề thương hiệu. Do đó, toàn bộ các hoạt động quảng bá thương hiệu điện tử được thực hiện chủ yếu bởi nhân viên phòng marketing. Nhưng, phòng marketing là phòng mới thành lập, lực lượng nhân sự còn mỏng, phân công công việc chồng chéo và tỷ lệ được đào tạo bài bản, chuyên sâu về quảng bá thương hiệu điện tử là rất thấp. Hiện nay, tất cả các nhân viên marketing của phòng đều thực hiện các công việc tổng hợp mà chưa có phân công công việc đi liền với chức danh, quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng. Như vậy rất khó để đánh giá được hiệu quả công việc của từng cá nhân, cũng như khai thác và phát huy thế mạnh riêng của từng người. Ngoài ra, do phòng marketing cũng là nơi thường xuyên tuyển dụng các cộng tác viên nên đội ngũ nhân sự ở đây chưa ổn định. Mặt khác, do hầu hết cộng tác viên đều chưa ra trường và thiếu kinh nghiệm làm việc nhóm, tác phong làm việc chưa chuyên nghiệp, khiến khả năng phối hợp và đảm nhận nhiều công việc cùng một lúc là chưa cao, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chung. Công ty cũng chưa có chính sách cụ thể nhằm khuyến khích nhân viên nâng cao hiệu quả quảng bá thương hiệu điện tử, do đó các nhân viên hoạt động thiếu tính chủ động và sáng tạo, các hoạt động quảng bá thương hiệu điện tử còn mang tính tự phát, chưa dựa trên nhu cầu của khách hàng, dẫn đến nội dung quảng bá chưa đa dạng phong phú.

Một phần của tài liệu Giải pháp quảng bá thương hiệu điện tử tại Công ty cổ phần tư vấn giáo dục Việt Nam – EduViet (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w