Kết quả thí nghiệm 5: nuôi Spirulina trong hệ kín trên môi trường

Một phần của tài liệu nghiên cứu nuôi spirulina trong môi trường tạp dưỡng có cung cấp co2 ở hệ thống kín (Trang 67)

liên tục

Bảng 3.8 cho thấy nồng độ sinh khối nuôi trong hệ kín trên môi trường Zarrouk và Zar-+ 10% DTĐN lần lượt là 3,49 và 3,57 g/l ở ngày nuôi thứ 7, tương ứng với năng suất trung bình 0,53 và 0,54g/l/ngày.

Sự phát triển của Spirulina trên môi trường Zar-+ 10% DTĐN trong hệ kín có thể bằng hoặc mạnh hơn môi trường Zarrouk. Sinh khối của hệ kín sau khi đạt đến cực đại có xu hướng chết nhanh chóng.

Bảng 3.8 Nồng độ sinh khối của Spirulina ở hai môi trường nuôi khác nhau

Nồng độ sinh khối (g/l) Ngày nuôi Zarrouk Zar-+ 10%DTĐN 1 0,30 0,30 2 0,45 0,48 3 0,73 0,83 4 1,12 1,60 5 2,21 2,44 6 3,15 3,30 7 3,49 3,43 8 2,87 Sinh khối ngả mầu vàng 2,68 Sinh khối ngả mầu vàng

Kết quả về khả năng phát triển của Spirulina trong môi trường Zar-+ 10% DTĐN, bằng hoặc mạnh hơn môi trường Zarrouk phù hợp với nghiên cứu của Trần văn Tựa (1994) ở hệ hở: Spirulina tăng trưởng nhanh và thu được nhiều sinh khối hơn trên môi trường có nguồn carbon hữu cơ. Hai con đường tự dưỡng và tạp dưỡng cùng hoạt động nên mang lại tốc độ phát triển mạnh hơn cho Spirulina. Điều này cũng chứng minh được rằng khuẩn lam vừa có khả năng quang tự dưỡng vừa có thể kết hợp dị dưỡng.

Bảng 3.9 Hàm lượng carbon hữu cơ tổng trong dịch nuôi Spirulina

Dịch nuôi (ngày nuôi thứ 1) Dịch nuôi (ngày nuôi thứ 7) Carbon hữu cơ tổng (g) 8,7 5,63 Carbon đã sử dụng (g) 3,07

Theo bảng 3.9, sau 6 ngày nuôi thì lượng carbon đã được sử dụng là 3,07 g. Do môi trường Zar- không chứa carbon nên có thể trong DTĐN bổ sung vào môi trường nuôi có chứa carbon ở dạng hữu cơ đơn giản như các đường glucose, fructose, galactose và các peptid, acid amin mà Spirulina có thể sử dụng để tăng sinh khối.

Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Văn Tựa (1994), Alessandra Lodi (2005) và Adriana Muliterno (2005), đã kết luận rằng Spirulina có thểđồng hóa các loại đường trên khi nuôi ngoài sáng.

Ngoài ra, dịch nuôi trong hệ kín không bị nhiễm tạp bởi các sinh vật như

gián, muỗi,…, bụi từ môi trường bên ngoài nên đảm bảo độ sạch.

Kết quả phân tích một số thành phần dinh dưỡng của sinh khối nuôi trên môi trường Zarrouk và Zar-+ 10%DTĐN

Bảng 3.10 Hàm lượng các chất của sinh khối Spirulina nuôi ở hệ kín trên hai nguồn carbon khác nhau

Protein Carbohydrate Lipid Môi trường

% trọng lượng khô

Zarrouk 62,36 16,82 6,52

Zarrouk-+ 10%DTĐN 64,43 17,35 6,67

Theo bảng 3.10, sinh khối nuôi trong hệ kín bằng hai môi trường có hàm lượng protein, carbohydrate, lipid không chênh lệch nhiều.

Hàm lượng protein của sinh khối nuôi bằng môi trường Zarrouk-+ 10% DTĐN có xu hướng cao hơn môi trường Zarrouk, có thể do nguồn nguyên liệu tổng hợp protein được lấy thêm từ thành phần dịch tương đậu nành.

Theo kết quả này, DTĐN hoàn toàn có thể sử dụng để nuôi Spirulina thay cho nguồn carbon từ NaHCO3, qua đó tận dụng được nguồn phế thải DTĐN hữu ích hơn. Đây có thể là một hướng nghiên cứu mới để sử dụng DTĐN.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nuôi spirulina trong môi trường tạp dưỡng có cung cấp co2 ở hệ thống kín (Trang 67)