- Điều chế hoá chấ t: điều chế clo, hiđrô và xút trong công
2. THUYếT ÊLECTRON ĐịNH LUậT BảO TOàN ĐIệN TíCH SttChuẩn KT, KN quy định
trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú
1 Trình bày được các nội dung chính của thuyết êlectron.
[Thông hiểu]
• Thuyết dựa trên sự có mặt và dịch chuyển của êlectron để
giải thích các hiện tượng điện và tính chất điện của các vật gọi là thuyết êlectron.
• Thuyết êlectron gồm các nội dung chính sau đây :
- Bình thường, tổng đại số các điện tích trong nguyên tử bằng không, nguyên tử trung hòa về điện.
- Nếu nguyên tử bị mất đi một số êlectron thì tổng đại số các điện tích trong nguyên tử là một số dương, nó là một ion dương. Ngược lại, nếu nguyên tử nhận thêm một số êlectron, nó là một ion âm.
- Khối lượng của êlectron rất nhỏ nên độ linh động của êlectron rất lớn. Vì vậy, do một số điều kiện nào đó (cọ xát,
Ôn tập một phần kiến thức của bài trong chương trình Vật lí cấp THCS và ở môn Hóa học.
tiếp xúc, nung nóng), một số êlectron có thể bứt ra khỏi nguyên tử, di chuyển trong vật hay di chuyển từ vật này sang vật khác. Êlectron di chuyển từ vật này sang vật khác làm cho các vật nhiễm điện. Vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron, vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.
2 Phát biểu được định luật bảo toàn điện tích.
[Thông hiểu]
Định luật : ở một hệ vật cô lập về điện, nghĩa là hệ không
trao đổi điện tích với các hệ khác, thì tổng đại số các điện tích trong hệ là một hằng số.
3 Vận dụng thuyết êlectron để giải thích được các hiện tượng nhiễm điện.
[Vận dụng]
Giải thích được các hiện tượng nhiễm điện:
Sự nhiễm điện do cọ xát : Khi hai vật cọ xát, êlectron dịch
chuyển từ vật này sang vật khác, dẫn tới một vật thừa êlectron và nhiễm điện âm, còn một vật thiếu êlectron và nhiễm điện dương.
Sự nhiễm điện do tiếp xúc : Khi vật không mang điện tiếp
xúc với vật mang điện thì êlectron có thể dịch chuyển từ vật này sang vật kia làm cho vật không mang điện khi trước cũng bị nhiễm điện theo.
Sự nhiễm điện do hưởng ứng : Khi một vật bằng kim loại
được đặt gần một vật đã nhiễm điện, các điện tích ở vật nhiễm điện sẽ hút hoặc đẩy êlectron tự do trong vật bằng kim loại làm cho một đầu vật này thừa êlectron, một đầu thiếu êlectron. Do vậy, hai đầu của vật bị nhiễm điện trái dấu.