- Điều chế hoá chấ t: điều chế clo, hiđrô và xút trong công
1. DòNG ĐIệN KHÔNG ĐổI NGUồN ĐIệN SttChuẩn KT, KN quy định
trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú
1 Nêu được dòng điện không đổi là gì.
[Thông hiểu]
• Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh hay yếu của dòng điện. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không đổi theo thời gian. Cường độ dòng điện không đổi được xác định bằng thương số giữa điện lượng q dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn và khoảng thời gian t dòng điện chạy qua.
Ôn tập kiến thức về dòng điện không đổi đã học ở chương trình vật lí cấp THCS.
q I
t
=
• Trong hệ SI, đơn vị của cường độ dòng điện là ampe (A). Các ước số của ampe là :
1mA = 1.10−3A ; 1µA = 1.10−6A. 2 Nêu được suất điện động
của nguồn điện là gì.
[Thông hiểu]
• Suất điện động E của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó.
E =A q
• Trong hệ SI, suất điện động có đơn vị là vôn (V). Từ công thức ta có 1 V = 1 J/C.
Nguồn điện là thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế, nhằm duy trì dòng điện trong mạch. Các lực, khác về bản chất với lực tĩnh điện thực hiện công dịch chuyển điện tích trong nguồn điện gọi là các lực lạ. Dưới tác dụng của lực lạ bên trong nguồn, các điện tích dương dịch chuyển từ cực âm về cực dương của nguồn và điện tích âm dịch chuyển từ cực dương về cực âm của nguồn. Công của các lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển các điện tích trong nguồn ngược với chiều của lực tĩnh điện được gọi là công của nguồn điện.
Số vôn ghi trên nguồn điện cho biết trị số của suất điện động của nguồn điện. Suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi mạch ngoài hở. Mỗi nguồn điện được đặc trưng bởi suất điện động E và điện trở trong r của nó.