Tụ ĐIệN Stt Chuẩn KT, KN quy định trong

Một phần của tài liệu chuẩn kiến thức vật lý 11 (Trang 67)

- Điều chế hoá chấ t: điều chế clo, hiđrô và xút trong công

5.Tụ ĐIệN Stt Chuẩn KT, KN quy định trong

Stt Chuẩn KT, KN quy định trong

1 Nêu được nguyên tắc cấu tạo của tụ điện và nhận dạng được các tụ điện thường dùng.

[Thông hiểu]

• Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau. Mỗi vật đó gọi là một bản của tụ điện. Khoảng không gian giữa hai bản có thể là chân không hay bị chiếm bởi một chất điện môi nào đó.

Tụ điện phẳng có hai bản là hai tấm kim loại phẳng có kích thước lớn đặt đối diện nhau và song song với nhau.

Tụ điện xoay có điện dung thay đổi được.

Khi ta tích điện cho tụ điện, các bản của tụ điện nhiễm điện do hưởng ứng, điện tích của hai bản có độ lớn bằng nhau nhưng trái dấu. Độ lớn của điện tích trên mỗi bản của tụ điện khi tụ điện tích điện gọi là điện tích của tụ điện.

• Tùy theo chất điện môi trong tụ điện mà có các loại : tụ điện không khí, tụ điện giấy, tụ điện mica, tụ điện sứ, tụ điện gốm,...

2 Phát biểu định nghĩa điện dung của tụ điện và nêu được đơn vị đo điện dung. Nêu được ý nghĩa các số ghi trên mỗi tụ điện.

[Thông hiểu]

Khi một hiệu điện thế U được đặt vào hai bản của một tụ

điện thì tụ điện sẽ có điện tích Q. Thực nghiệm chứng tỏ rằng thương số Q

U (đối với một tụ điện đã cho) là một hằng số. Vì vậy thương số này được dùng để đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện và được gọi là điện dung của tụ điện, kí hiệu là C

Q C =

U

Đơn vị của điện dung là fara (F). Nếu Q = 1C, U = 1V thì

C = 1F. Fara là điện dung của một tụ điện mà khi hiệu điện thế giữa hai bản là 1V thì điện tích của tụ điện là 1C. Ta thường dùng các ước số của fara :

Vận dụng được công thức C = Q U .

1 µF =1.10-6 F ; 1 nF = 1.10-9 F ; 1 pF =1.10-12 F.

Trên vỏ mỗi tụ điện thường có ghi cặp số liệu, chẳng hạn

như 10µF-250V. Số liệu thứ nhất cho biết điện dung của tụ điện. Số liệu thứ hai chỉ giá trị giới hạn của hiệu điện thế đặt vào hai bản của tụ điện, vượt quá giới hạn đó tụ điện có thể bị hỏng.

[Vận dụng]

Biết cách tính điện dung và các đại lượng trong công thức.

3 Nêu được cách mắc (ghép) các tụ điện thành bộ và viết được công thức tính điện dung tương đương của mỗi bộ tụ điện.

Vận dụng được các công thức tính điện dung tương đương của bộ tụ điện.

[Thông hiểu]

Mắc (ghép) song song các tụ điện thành bộ là mắc sao cho

các bản cực thứ nhất của các tụ điện được nối với nhau và các bản cực thứ hai cũng được nối với nhau.

Công thức tính điện dung tương đương của bộ tụ điện: C = C1 + C2 + … + Cn

Trong đó, C1, C2 , …, Cn là giá trị điện dung của các tụ điện trong bộ tụ điện.

Mắc (ghép) nối tiếp các tự điện thành bộ là mắc sao cho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

theo thứ tự các tụ điện ta có bản cực thứ hai của tụ này nối với bản cực thứ nhất của bản kia.

Công thức tính điện dung tương đương của bộ tụ điện:

1 2 n

1 1 1 1

... C = C + C + + C

Trong đó, C1, C2 , …, Cn là giá trị điện dung của các tụ điện trong bộ tụ điện.

[Vận dụng]

Biết cách tính điện dung tương đương của các bộ tụ điện.

4 Nêu được điện trường trong tụ điện và mọi điện trường đều mang năng lượng. Viết được công thức W=1 2CU 2 . Vận dụng được công thức 2 1 W = CU 2 . [Nhận biết]

Khi có một hiệu điện thế U đặt vào hai bản của tụ điện, thì

tụ điện được tích điện và tích luỹ năng lượng dưới dạng năng lượng điện trường trong tụ điện.

Điện trường trong tụ điện và mọi điện trường khác đều mang năng lượng.

Công thức tính năng lượng của tụ điện (điện dung C, hiệu

điện thế giữa hai bản U, điện tích Q) là :

2 2

QU CU Q

W = = =

2 2 2C

[Vận dụng]

• Biết cách tính năng lượng của tụ điện và các đại lượng trong công thức. Với tụ điện phẳng : 2 9 E W = V 9.10 .8 ε π trong đó, V là thể tích không gian có điện trường giữa hai bản tụ điện.

Từ trên ta rút ra mật độ năng lượng điện trường là

29 9 E = 9.10 .8 ε ϖ π

Chương II. DòNG ĐIệN KHÔNG ĐổI 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình

Chủ đề Kết quả cần đạt Ghi chú

a) Dòng điện. Dòng điện không đổi.

b) Nguồn điện. Suất điện động của nguồn điện. Pin, acquy.

c) Công suất của nguồn điện. Công suất của máy thu điện.

d) Định luật Ôm đối với toàn mạch. Định luật Ôm đối với đoạn mạch có chứa nguồn điện và máy thu điện.

e) Mắc các nguồn điện thành bộ.

Kiến thức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nêu được dòng điện không đổi là gì.

- Nêu được suất điện động của nguồn điện là gì.

- Nêu được nguyên tắc tạo ra suất điện động trong pin và acquy. - Nêu được nguyên nhân vì sao acquy có thể sử dụng được nhiều lần.

- Nêu được công của nguồn điện là công của các lực lạ bên trong nguồn điện và bằng công của dòng điện chạy trong toàn mạch. Viết được công thức tính công của nguồn điện.

- Nêu được công suất của nguồn điện là gì và viết được công thức tính công suất của nguồn điện.

- Nêu được máy thu điện là gì và ý nghĩa của suất phản điện của máy thu. - Phát biểu được định luật Ôm đối với toàn mạch.

- Viết được hệ thức của định luật Ôm đối với đoạn mạch có chứa nguồn điện và máy thu điện.

- Nêu được thế nào là mắc nối tiếp, mắc xung đối, mắc song song và mắc hỗn hợp đối xứng các nguồn điện thành bộ nguồn.

Kĩ năng

- Vận dụng được công thức Ang = EIt và Png = EI.

- Vận dụng hệ thức I =

N

R E+ r

hoặc U = E – Ir để giải được các bài tập đối với toàn mạch.

- Tính được hiệu suất của nguồn điện.

- Tính được suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn mắc nối tiếp, mắc xung đối, mắc song song đơn giản hoặc mắc hỗn hợp đối xứng.

- Vận dụng được định luật Ôm để giải các bài tập về đoạn mạch có chứa nguồn điện và máy thu điện.

- Giải được các bài tập về mạch cầu cân bằng và mạch điện kín gồm nhiều nhất 3 nút. - Mắc được các nguồn điện thành bộ nguồn nối tiếp, xung đối hoặc song song.

- Tiến hành được thí nghiệm để đo suất điện động và điện trở trong của một pin.

2. Hướng dẫn thực hiện

1. DòNG ĐIệN KHÔNG ĐổI. NGUồN ĐIệNStt Chuẩn KT, KN quy định

Một phần của tài liệu chuẩn kiến thức vật lý 11 (Trang 67)