MắT Stt Chuẩn KT, KN quy định

Một phần của tài liệu chuẩn kiến thức vật lý 11 (Trang 52)

- Điều chế hoá chấ t: điều chế clo, hiđrô và xút trong công

3. MắT Stt Chuẩn KT, KN quy định

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Nêu được sự điều tiết của mắt khi nhìn vật ở điểm cực cận và ở điểm cực viễn.

[Thông hiểu]

• Điều tiết là hoạt động của mắt làm thay đổi tiêu cự của mắt để cho ảnh của các vật ở cách mắt những khoảng khác nhau vẫn hiện rõ ở tại màng lưới.

Khi mắt ở trạng thái không điều tiết, các cơ mắt duỗi ra tối đa, tiêu cự của mắt lớn nhất fmax. Còn khi các cơ mắt bóp tối đa, mắt ở trạng thái điều tiết tối đa và tiêu cự của mắt nhỏ nhất fmin.

Khi mắt không điều tiết, điểm cực viễn CV của mắt là điểm trên trục của mắt mà ảnh của nó được tạo ra ở ngay tại màng lưới. Đó là điểm xa nhất mắt có thể nhìn rõ. Đối với mắt không có tật, điểm cực viễn ở xa vô cùng (vô cực).

Khi mắt điều tiết tối đa, điểm cực cận CC của mắt là điểm trên trục của mắt mà ảnh của nó còn được tạo ra ngay tại màng lưới. Đó là điểm gần nhất mà mắt còn nhìn rõ. Càng lớn tuổi điểm cực cận càng lùi xa mắt.

• Khoảng cách giữa điểm cực viễn và điểm cực cận gọi là khoảng nhìn rõ của mắt.

• Khoảng cách từ mắt (điểm O) đến điểm Cv gọi là khoảng cực viễn (OCv). Khoảng cách từ mắt đến Cc gọi là khoảng cực cận (Đ = OCc), hay còn gọi là khoảng nhìn rõ ngắn nhất.

Ôn tập các kiến thức và kĩ năng về mắt đã được học Vật lí THCS. Hệ quang học phức tạp của mắt tương đương với một thấu kính hội tụ, gọi là thấu kính mắt. Quang tâm của thấu kính mắt được gọi là quang tâm (O) của mắt. Tiêu cự của thấu kính mắt gọi là tiêu cự của mắt. Mắt hoạt động như một máy ảnh trong đó thấu kính mắt có vai trò như vật kính, màng lưới có vai trò như phim.

2 Nêu được góc trông và năng suất phân li là gì.

[Thông hiểu]

Góc trông một vật là góc có đỉnh ở quang tâm O của mắt

Góc trông nhỏ nhất αmin giữa hai điểm A và B mà mắt còn có thể phân biệt được hai điểm gọi là năng suất phân li của mắt.

ε = αmin ≈ 1' 3 Trình bày các đặc điểm của

mắt cận, mắt viễn, mắt lão về mặt quang học và nêu tác dụng của kính cần đeo để khắc phục các tật này. [Thông hiểu] Mắt cận

- Mắt cận khi không điều tiết có độ tụ lớn hơn độ tụ của mắt bình thường, có tiêu điểm nằm trước màng lưới ( fmax < OV). - Điểm cực cận CV gần mắt hơn so với mắt bình thường. - Mắt nhìn xa không rõ ( OCv hữu hạn).

- Cách sửa : Đeo kính phân kì có tiêu cự phù hợp để có thể nhìn rõ vật ở vô cực mà mắt không điều tiết. Thông thường kính có tiêu cự f = − OCV (kính đeo sát mắt).

Mắt viễn

Mắt viễn thị khi không điều tiết có độ tụ nhỏ hơn độ tụ của mắt bình thường, có tiêu điểm nằm sau võng mạc (fmax > OV). - Khi nhìn vật ở xa vô cùng mắt phải điều tiết.

- Điểm cực cận ở xa hơn so với mắt bình thường.

- Cách sửa : đeo kính hội tụ có tiêu cự phù hợp để có thể nhìn rõ các vật ở gần mắt như mắt bình thường.

Mắt lão

- Mắt lão có khả năng điều tiết giảm do cơ mắt yếu và thể thuỷ tinh trở nên cứng, do đó điểm cực cận dịch ra xa mắt. - Cách sửa : đeo kính hội tụ có tiêu cự phù hợp để có thể nhìn rõ các vật ở gần mắt như mắt bình thường.

4 Nêu được sự lưu ảnh trên màng lưới là gì và nêu được

[Thông hiểu]

Hiện tượng mắt vẫn còn cảm giác “thấy” vật sau khi ánh sáng

Hiện tượng này được ứng dụng trong điện ảnh. Khi chiếu phim,

ví dụ thực tế ứng dụng hiện tượng này.

đến mắt đã tắt một khoảng thời gian (cỡ 1/10 s) gọi là hiện tượng lưu ảnh.

cứ sau 0,033 s hay 0,04 s người ta lại chiếu một cảnh. Do hiện tượng lưu ảnh trên màng lưới, nên người xem có cảm giác quá trình diễn ra là liên tục.

Một phần của tài liệu chuẩn kiến thức vật lý 11 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w