KíNH HIểN VI Stt Chuẩn KT, KN quy định

Một phần của tài liệu chuẩn kiến thức vật lý 11 (Trang 55)

- Điều chế hoá chấ t: điều chế clo, hiđrô và xút trong công

5. KíNH HIểN VI Stt Chuẩn KT, KN quy định

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Nêu được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của kính hiển vi.

[Thông hiểu]

• Kính hiển vi là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt để quan sát các vật rất nhỏ. Nó có số bội giác lớn hơn nhiều lần số bội giác của kính lúp.

• Kính hiển vi gồm :

- Vật kính là một thấu kính hội tụ hoặc hệ thấu kính có độ tụ dương có tiêu cự rất ngắn (cỡ mm) có tác dụng tạo thành một ảnh thật lớn hơn vật.

- Thị kính là một thấu kính hội tụ hay hệ thấu kính hội tụ có tác dụng như một kính lúp dùng để quan sát ảnh thật tạo bởi vật kính.

Hệ thấu kính được lắp đồng trục sao cho khoảng cách giữa các kính không đổi (O1O2 = l). Khoảng cách giữa hai tiêu điểm F’1F2 = δ gọi là độ dài quang học của kính hiển vi. Ngoài ra còn có bộ phận chiếu sáng cho vật cần quan sát (thông thường là một gương cầu lõm).

2 Trình bày được số bội giác của ảnh tạo bởi kính hiển vi.

[Thông hiểu]

Số bội giác của kính hiển vi (khi ngắm chừng ở vô cực) tính được bằng công thức :

δĐ 1 2 1 2 G = k G f f ∞ =

trong đó, k1 là số phóng đại ảnh của vật kính ; G2 là số bội giác của thị kính khi ngắm chừng ở vô cực, δ là độ dài quang học của kính hiển vi, Đ là khoảng nhìn rõ ngắn nhất, f1, f2 là tiêu cự của vật kính và thị kính.

3 Vẽ được ảnh của vật thật tạo bởi kính hiển vi và giải thích tác dụng tăng góc trông ảnh của kính.

[Vận dụng]

• Biết cách vẽ ảnh của một vật tạo bởi kính hiển vi, giống như vẽ ảnh của một vật qua hệ hai thấu kính hội tụ đồng trục.

• Biết cách giải thích tác dụng tăng góc trông ảnh của kính hiển vi nhờ vào công thức tính số bội giác của kính hiển vi.

Chỉ xét kính hiển vi gồm hai thấu kính hội tụ.

Một phần của tài liệu chuẩn kiến thức vật lý 11 (Trang 55)