Các hoạt động được trình bày trong SGK

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm Cabri II Plus trong dạy học định lí hình học lớp 7 (Trang 30)

9. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Các hoạt động được trình bày trong SGK

a. Phần lí thuyết

Trong phần này tôi xin được trình bày tóm tắt những hoạt động được đưa ra trong SGK, các hoạt động này thường được đưa ra với mục đích dẫn dắt học sinh đến với nội dung của định nghĩa, định lí, tính chất cần học.

Hoạt động thực nghiệm

Bảng thống kê số hoạt động trên được trình bày trong SGK

Bảng 2.1. Các hoạt động thực nghiệm

Hoạt động Số hoạt động có trong SGK

Đo đạc 11 hoạt động

Quan sát 13 hoạt động

Gấp, cắt giấy 7 hoạt động

Hoạt động này thường yêu cầu học sinh đo đạc (thường là đo góc, khoảng cách giữa hai điểm) từ những hình đã cho hoặc yêu cầu học sinh cắt giấy, gấp giấy hoặc yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ để so sánh, nhận xét và từ đó dự đoán, đưa ra những định nghĩa, tính chất, định lí của bài học.

o Hoạt động đo đạc Ví dụ:

Trong SGK trang 81-82 bài học tính chất “Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau”

Hoạt động: Cho hình vẽ

Xem hình vẽ trên

a. Hãy đo góc O1, góc O3. So sánh số đo hai góc đó. b. Hãy đo góc O2, góc O4. So sánh số đo hai góc đó. c. Dự đoán kết quả rút ra từ câu a), b).

Với hoạt động này, học sinh thông qua hoạt động đo đạc đi đến kết luận về tính chất hai góc đối đỉnh.

o Hoạt động quan sát

Ví dụ: trong SGK hình học lớp 7 tập 1, trang 90 trình bày

Xem hình a, b, c). Đoán xem các hình nào song song với nhau?[1, tr. 90]

a)

c)

Mục đích của nội dung này là dựa vào hoạt động thực nghiệm trên học sinh đưa ra phỏng đoán về tính chất về dấu hiệu nhận biết hai hai đường thẳng song song.

o Hoạt động gấp, cắt giấy

Ví dụ: Trong SGK hình học lớp 7 tập 1, trang 106 có trình bày [1, tr. 106].

HS thông qua hoạt động gấp giấy và dự đoán để đi đến nội dung định lí: “tổng ba góc trong một tam giác bằng 1800”.

Các dạng hoạt động được đưa ra ở trên không giới hạn ở một hoặc hai hoạt động, sau khi thống kê tôi xin đưa ra kết quả như sau:

Hoạt động tập suy luận

Đây là hoạt động dưới dạng các câu hỏi: “Có thể đưa ra được..?”, “Giải thích vì sao…?”, “Tại sao….?”, “Chứng tỏ rằng”…. Hoạt động yêu cầu HS không được đo đạc, thực nghiệm mà đưa ra được câu trả lời của các câu hỏi.

Trong SGK, học kì I, chương I có hai hoạt động ghi rõ: “tập suy luận”. Tuy nhiên, sau đó có thêm sáu hoạt động mặc dù không ghi “tập suy luận” nhưng được đưa ra dạng câu hỏi tương tự.

Ví dụ, trong SGK, trang 82 để đưa ra nội dung: “Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau”.

Hoạt động:

Tập suy nghĩ:

Xem hình trên, không đo, có thể suy ra được: O1 O3 hay không ?

[1, tr.81-82].

 Ngoài hai hoạt động trên phần lí thuyết còn có hoạt động yêu cầu học sinh vẽ hình (có 14 hoạt động này). Và hoạt động điền vào chỗ trống (2 hoạt động).

Từ hai hoạt động tập suy luận và hoạt động vẽ hình cho thấy SGK đã có những chuẩn bị cần thiết cho học sinh trong việc học chứng minh một định lí, tính chất.

Bên cạnh những hoạt động trên với mục đích giúp học sinh phán đoán, tự tìm ra nội dung, định lí, tính chất và có những bước chuẩn bị cho học sinh chứng minh một bài toán định lí thì SGK cũng trình bày các nội dung định lí mang tính “công nhận” như:

“Ta có tính chất sau: Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau”[1, tr. 97].

Hoặc

“Ta thừa nhận tính chất cơ bản sau: Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau”[1, tr. 113].

Các cụm từ “ta có tính chất sau”, “ta thừa nhận tính chất cơ bản sau”, “ta đã chứng minh được”, “từ các định lí, ta suy ra”, “ta có hệ quả”,…được xuất hiện trong các trường hợp này.

Từ các trình bày trên cho thấy, những nội dung suy luận mang tính phức tạp trong các chứng minh định lí, tích chất đã được loại bỏ. Điều đó chứng tỏ nội dung các định lí, tính chất được đưa vào SGK nhằm đảm bảo yêu cầu về việc tiếp cận với hình học suy diễn và chương trình cải cách nhưng cũng đồng thời đảm bảo phù hợp với trình độ, khả năng tiếp thu của học sinh lớp 7.

b.Phần bài tập

Các bài tập có trong phần bài tập SGK hình học lớp 7 gồm có các kiểu bài tập sau:

 Bài tập vẽ hình

Các bài toán vẽ hình tập trung nhiều ở bài 2-6 chương 1 học kì I, trước khi vào bài định lí.

 Bài tập với mục đích xác định đúng giả thiết, kết luận của định lí, bài toán

 Bài tập điền vào ô trống (…)

 Bài tập xắp xếp thứ tự đúng

 Bài tập chọn đáp án đúng

 Bài tập yêu cầu phát biểu lại nội dung định nghĩa, định lí, tiên đề (Bài toán này chỉ có trong phần câu hỏi ôn tập chương)

 Bài tập suy luận

Bài tập này được yêu cầu ở các dạng: chứng minh rằng…, chứng tỏ rằng…., tính góc…, so sánh góc…, tại sao…Nhưng có thể chia làm hai dạng. Dạng yêu cầu cụ thể là chứng minh một đẳng thức, hay một kết luận nào đó, dạng thứ hai không nói rõ là chứng minh nhưng để có kết quả thì học sinh vẫn cần các định nghĩa, định lí, tính chất để suy luận ra đáp số.

o Chứng minh

o Tính góc, so sánh góc, trả lời câu hỏi từ hình vẽ cho trước…dựa vào suy luận

 Bài tập đố

Các bài tập này chiếm rất ít và thường có nội dung thực tế trong cuộc sống. Thường các giáo viên không yêu cầu bắt buộc học sinh phải làm bài tập này.

Bảng thống kê về số lượng bài tập cho các bài toán tương ứng đã được trình bày ở trên:

Bảng 2.2. Các kiểu bài tập

Kiểu bài tập Số lƣợng

Vẽ hình 18

Điền vào ô trống (…) 15

Xắp xếp thứ tự đúng 2

Ghép đôi để được khẳng định đúng 2

Chọn đáp án đúng 5

Phát biểu lại nội dung định nghĩa, định lí, tiên đề 18

Suy luận 97

Toán đố 9

Từ bảng số liệu trên cho thấy bài tập chứng minh, suy luận chiếm vị trí quan trọng và phổ biến trong chương trình.

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm Cabri II Plus trong dạy học định lí hình học lớp 7 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)