Liên hệ thực tế

Một phần của tài liệu Dạy học truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh (Trang 82)

Người Việt Nam có truyền thống vô cùng tốt đẹp là "Thương người như thế

thương thân", "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"... Thế nhưng, có những cách

phát triển một căn bệnh của thế giới hiện đại - đúng hơn là mặt trái thuộc thế giới hiện đại. Đó là căn bệnh không có trong danh mục của ngành y, nhưng "những

điều trông thấy" luôn "làm đau đớn lòng". Đó chính là căn bệnh vô cảm

nhiều người dân Việt - nhất là tầng lớp thanh niên - mắc phải. Sự phổ biến của bệnh vô cảm này cực kỳ sâu rộng, đi đến đâu cũng thấy và gặp: nhân viên bán hàng, cán bộ nhà nước, y tá, nhân viên hành chính v.v…Bệnh này thể hiện ở chỗ, không hề động lòng trước những nỗi đau của người khác, cũng như không hề phẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra hàng ngày. “Vô” tức là không, “cảm” tức là tình cảm cảm xúc của con người. “Vô cảm” tức là không có cảm xúc trước bất kì sự vật sự việc gì. Rất nhiều tệ nạn và hiện tượng thể hiện căn bệnh vô cảm không kể hết.

Sở dĩ nảy sinh căn bệnh này vì không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, không có lòng nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng quá kém, không giữ được truyền thống quý báu của dân tộc ta là "Thương

người như thể thương thân". Căn bệnh vô cảm biểu hiện dưới nhiều dạng "lâm

sàng" khác nhau, nhưng tất cả đều rất dễ phát hiện, chỉ có điều không ai chịu chữa trị hay nói cách khác là đang trong tình trạng vô phương cứu chữa. Nhân loại đang bó tay trước căn bệnh của thế kỷ: bệnh HIV/AIDS. Căn bệnh thứ hai cũng nan y không kém: bệnh vô cảm! Ra đường nhiều người gặp cái tốt không ủng hộ, thấy cái xấu không lên án, không ít nơi cả làng sợ tên ăn trộm, cả xã sợ thằng say rượu vì không muốn bị liên lụy... đang làm cho bệnh vô cảm vốn đã và đang có nguy cơ lan rộng, càng có điều kiện lây lan mạnh hơn! Bệnh HIV/AIDS vốn đã nguy nan, bệnh vô cảm nếu không được giáo dục, không được ngăn chặn sẽ là tác nhân làm “lệch chuẩn” hay “loạn chuẩn” đạo đức, sẽ là nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng xã hội, làm tan nát bao gia đình. Một xã hội vô cảm là một xã hội chết! Cần xây dựng xã hội đồng cảm và chia sẻ...

Có thể gọi vô cảm là biểu hiện của hiện tượng mà báo chí gọi là “suy đồi

đạo đức” không? Cũng có thể lắm. Nó cũng có thể chính là hệ quả của một nền

giáo dục ngày càng đặt nhẹ vấn đề đạo đức xã hội trong giáo dục học đường. Bất cứ lý do gì và nguyên nhân nào, thái độ vô cảm là một tình trạng gây nhức nhối, một căn bệnh “ung thư” đạo đức xã hội cần phải được điều trị ngay.

Bên cạnh những điều đó, thanh niên hiện nay vẫn còn nhiều ước mơ, định hướng và những điều quan tâm khác. Họ quan tâm đến sự đánh giá của các thế hệ về họ; định hướng về công việc và xã hội Việt Nam trong thời kì đổi mới; họ muốn hiểu thêm về cuộc sống, về những cơ hội, thách thức, muốn tham gia vào thực tiễn để biết thêm và áp dụng những điều chỉ biết qua sách vở… Bởi họ là một thế hệ năng động, tự tin; cần có những vốn sống, tri thức nhất định để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam.

Người Việt Nam và nhất là thanh niên Việt Nam, sau khi đọc và hiểu về Lỗ Tấn cũng như truyện ngắn “Thuốc” của ông, cần đấu tranh không khoan nhượng trước căn bệnh vô cảm, “ liệt quốc dân tính” mà người Trung Quốc đầu thế kỷ XX đã mắc phải.

Một phần của tài liệu Dạy học truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh (Trang 82)