2.1. Vị trí, vai trò của nhà văn Lỗ Tấn và truyện ngắn “ Thuốc” trong nhà trƣờng trung học phổ thông hiện nay. trƣờng trung học phổ thông hiện nay.
2.1.1. Vị trí, vai trò của nhà văn Lỗ Tấn trong nhà trường trung học phổ thông hiện nay thông hiện nay
Ở Việt Nam, trước sau như một, di sản Lỗ Tấn vẫn được trân trọng. Ngay khi Trung Quốc tiến hành Cách mạng văn hóa thì các tác phẩm của Lỗ Tấn vẫn được giảng dạy ở trường phổ thông Việt Nam, bên cạnh thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, tiểu thuyết Tam Quốc... Các tập truyện ngắn của ông vẫn được in đi in lại nhiều lần. Và điều đáng lưu ý nhất là ở chỗ thi pháp Lỗ Tấn được coi như thi pháp của một nhà văn cách mạng hiện đại phương Đông và được nhiều nhà văn tâm đắc. Có thể dẫn ra đây một số nhận xét đầy tâm huyết của một vài nhà văn Việt Nam:
Nguyễn Tuân trong bài “Truyện ngắn Lỗ Tấn và phim truyện Trung Hoa” đã có những nhận xét sâu sắc về truyện “Thuốc”, và ông nhắc đến “Mồ anh hoa nở” của nhà thơ Thanh Hải của Việt Nam, coi đó là lời giải đáp câu hỏi “Thế này là thế nào?” của bà mẹ nhà cách mạng Hạ Du khi bỗng thấy xuất hiện một vòng hoa trên mộ đứa con bị xử chém.
Ông viết: “Có một số truyện rất đúc của Lỗ Tấn có thể gợi đến không khí truyện dài, nó tiềm tàng một sinh lực đòi hỏi sự phát triển. Dưới một hình thức khiêm tốn nhưng bừng bừng nhiên lượng, dưới cái danh từ nhẹ nhõm “Truyện ngắn”, tiếng nói của Lỗ Tấn có sức dội tới và kích động những bộ môn nghệ thuật khác. Có lẽ đây cũng là một cái chuẩn nếu không làm một dấu hiệu để nhận chân những thiên tài văn nghệ” [47, tr. 55].
Nhà văn Anh Đức cũng có những nhận xét tâm huyết về Lỗ Tấn. Khi nói đến bản lĩnh của Lỗ Tấn, ông viết: “Thoạt tiên, đọc truyện Lỗ Tấn, ta rất dễ có cảm giác ông lạnh lùng, thản nhiên trước những cảnh nát lòng do chính ông phơi bày. Sự thật lòng ông nào có thế, lòng vô cùng đau đớn, chẳng qua ông dằn nén, giấu ém, cất biến những xúc động chủ quan. Văn chương vốn mang những nét đặc thù khác hẳn các lĩnh vực tư duy thuộc kiến trúc thượng tầng chính là ở chỗ khi làm ra nó anh phải giấu mình. Vì cái nó cần là sức mạnh mang tính thuyết phục tự giác, bằng lý lẽ của con tim chứ không phải của khối óc” [47, tr. 58].
Đó là một nhận xét tâm huyết, khiến ta nghĩ đến ý kiến của một nhà nghiên cứu Trung Quốc, ví Lỗ Tấn như “cái phích nước nóng” trong thì sôi sục, ngoài thì lạnh băng.
Chỉ chừng ấy cũng đủ để khẳng định vinh quang của một nhà văn khi tác phẩm của ông không phải được đọc trực tiếp mà qua một chuyển ngữ. Bấy nhiêu cũng đủ để khẳng định Lỗ Tấn là nhà văn được yêu mến và trân trọng ở Việt Nam và trong nhà trường Việt Nam.
Trên thế giới đã hình thành một đội ngũ các nhà nghiên cứu Lỗ Tấn, đông đảo chưa từng thấy so với bất cứ nhà văn hiện đại nào. Nhà tư tưởng và văn học lớn Lỗ Tấn đã không thể bị phủ nhận hay lãng quên. Đó cũng là nền tảng để việc nghiên cứu Lỗ Tấn tiếp tục tồn tại và phát triển. Chỉ khi nhà nghiên cứu Lỗ Tấn thực sự bước vào quá trình tìm tòi tư tưởng như Lỗ Tấn, chúng ta mới có thể theo những biến đổi không ngừng của xã hội để cảm nhận, suy ngẫm và nghiên cứu tác phẩm của ông, sử dụng nhu cầu phát triển tư tưởng xã hội hiện thực để soi rọi tác phẩm của ông ở từng giai đoạn khác nhau. Trong đó, bất kỳ học thuyết phương Tây nào cũng khó mà thay thế Lỗ Tấn, bất kỳ học thuyết tư tưởng cổ đại nào của Trung Quốc cũng không thể thay thế được Lỗ Tấn. Lỗ Tấn vừa thể hiện truyền thống văn hoá mới của Trung Quốc hiện đại, đồng thời cũng là truyền
thống văn hoá mới khác với các phái văn hoá khác. Như ông nói “Người chết chỉ chết thật khi họ chết ở trong lòng người sống”. Với chúng ta, tư tưởng của ông, tác phẩm của ông là bất tử.