Biện pháp khôi phục lại hiện thực xã hội trong tình huống dạy học

Một phần của tài liệu Dạy học truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh (Trang 80)

Phong trào văn hoá Ngũ Tứ đã mở toang cánh cửa quốc gia, các trào lưu tư tưởng mới của phương Tây tràn vào Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc vẫn phải đối mặt với nhiều lựa chọn khó khăn, xuất phát tự nền tảng văn hoá vẫn tồn tại xung đột, mâu thuẫn. Ảnh hưởng xã hội và mối quan hệ đặc biệt của Lỗ Tấn với cuộc cách mạng của Đảng cộng sản Trung Quốc làm cho Mao Trạch Đông đánh giá ông rất cao.

Nước Trung Quốc theo chế độ phong kiến gia trưởng. Hậu quả hàng nghìn năm của “Tam cương ngũ thường” của Nho gia đã tạo ra chế độ gia trưởng nặng nề mà không một nước phong kiến nào trên thế giới có. “Thuốc” không phải là thuốc chữa bệnh, mà là thuốc độc. Vậy thì cái gọi là “Thuốc” phải là sự giác ngộ ra rằng đó là thuốc độc, phải tìm một thứ thuốc khác.

Nhưng Lỗ Tấn không chỉ là nhà xã hội học, ông còn là nhà cách mạng . Ông trực tiếp tham gia vào cuộc vận động giải phóng dân tộc và ông trăn trở tìm đường đi. Đã bao lần ông phân tích lí giải cái được cái mất của cuộc cách mạng tư sản đầu tiên xảy ra vào năm Tân Hợi. Những người cách mạng như Hạ Du trong truyện là những con người xả thân vì nghĩa lớn, dũng cảm không sợ chết. Nhưng họ cô đơn, không ai hiểu họ và ủng hộ họ, đến nỗi bà mẹ của Hạ Du chỉ biết kêu oan, ông chú Ba coi cháu làm giặc và quần chúng lao khổ lấy máu họ để chấm bánh bao. Phải có một phương thuốc để cứu người Trung Quốc, đó là một phương thuốc chữa trị được bệnh hững hờ mê muội của quần chúng và bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng.

Lỗ Tấn không vừa lòng với cách mạng Tân Hợi, vì nó không chữa được bệnh trạng dân tộc, nhưng phải có một cuộc cách mạng như thế nào thì chưa rõ. Ông chỉ biết nó phải khác cách mạng Tân Hợi. Mãi đến năm 1930, trước bài học thực tế phũ phàng, ông mới khẳng định dứt khoát: đó phải là cách mạng vô sản.

Một phần của tài liệu Dạy học truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh (Trang 80)