Phối hợp các biện pháp: Vấn đáp, thảo luận, tài liệu trực quan, diễn xuất, quan hệ liên môn (Sử, GDCD )

Một phần của tài liệu Dạy học truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh (Trang 81)

xuất, quan hệ liên môn (Sử, GDCD...)

Trong quá trình dạy học truyện ngắn “Thuốc” cũng như tất cả các tác phẩm văn chương khác, bao giờ người giáo viên cũng phải là người định hướng cho học sinh để học sinh tìm hiểu và khai thác tác phẩm. Trong quá trình học như vậy giáo viên có thể phối hợp các biện pháp như: gợi tìm, trao đổi thảo luận, hỏi - đáp. Với biện pháp gợi tìm, giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi khơi gợi để học sinh có thể tìm trong tác phẩm mình đang học, với biện pháp gợi tìm một mặt giáo viên có thể vừa giảng dạy vừa đặt câu hỏi có liên quan đến phần đang giảng để học sinh có thể tìm trong sách giáo khoa những chi tiết, hình ảnh mà cô giáo đang nói đến. Biện pháp này giúp học sinh nắm tác phẩm một cách chắc chắn hơn, học sinh có thể qua câu hỏi của giáo viên mà nắm bắt nội dung trong tác phẩm mình đang học. Còn biện pháp trao đổi thảo luận là nhằm cho học sinh hiểu sâu, hiểu kỹ không chỉ các nội dung mà văn bản đem lại mà các em còn trao đổi thảo luận với nhau để tìm kiếm và làm rõ các yếu tố ngoài văn bản. Biện pháp dạy học mới hiện nay yêu cầu học sinh phải làm việc tích cực và chủ động trong giờ học vì vậy mà biện pháp trao đổi thảo luận rất cần thiết. Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi hoặc bất kỳ một tình huống chi tiết nào đó trong tác phẩm rồi sau đó để học sinh chia theo nhóm cùng suy nghĩ trao đổi và thảo luận với nhau. Cuối cùng các em có thể đưa ra rất nhiều các ý kiến thảo luận khác nhau và dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của giáo viên để chọn ra một ý kiến đúng nhất và hợp lý nhất. Biện pháp trao đổi thảo luận này có thể kích thích được khả năng tư duy,

suy nghĩ của các em trong giờ học và tạo được rất nhiều hứng thú cho các em. Các em được làm việc tập thể và có thể thảo luận về rất nhiều vấn đề khác nhau, tạo cho các em một không khí học tập sôi nổi chứ không khô khan, nhàm chán như cách học theo phương pháp cũ trước đây. Biện pháp trao đổi thảo luận cũng góp phần tạo ra sự sáng tạo trong cách lĩnh hội tác phẩm của các em để các em có thể hiểu về bài học một cách sâu sắc hơn. Biện pháp này là biện pháp rất tốt để tạo được khí thế và tâm lý thoải mái cho các em trong giờ học khiến các em cảm thấy thoải mái và yêu thích giờ học và môn học này hơn.

Để dạy tốt một tác phẩm văn chương nói chung và truyện ngắn “Thuốc” nói riêng trong nhà trường trung học phổ thông thì người giáo viên phải phối hợp tuần tự và nhịp nhàng các biện pháp: Gợi tìm, trao đổi thảo luận và hỏi – đáp, vì những biện pháp này là những biện pháp quan trọng và không thể thiếu trong một giờ dạy nhất là trong một giờ dạy văn. Phối hợp các biện pháp này trong giờ dạy sẽ khiến cho học sinh và cả giáo viên cảm thấy một giờ học trôi qua thật nhẹ nhàng, thú vị và rất ý nghĩa. Nó không bị gò bó, khô khan hay cứng nhắc mà học sinh có thể phát huy khả năng và sự sáng tạo của mình trong việc khai thác và lĩnh hội tác phẩm, các em có thể tự đưa ra những câu hỏi, những suy nghĩ và thắc mắc của mình để cả lớp cùng trao đổi và thảo luận. Những biện pháp này còn phát huy được sự mạnh dạn và tự tin của học sinh khi đưa ra những ý kiến và sự sáng tạo của mình. Kết thúc một giờ học các em cảm thấy rất ý nghĩa, thấy mình đã thu hoạch và lĩnh hội được rất nhiều từ tiết học này mà vui vẻ hào hứng chờ đợi những giờ tiếp theo.

Một phần của tài liệu Dạy học truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)