BỘ PHIM “LỖ TẤN”

Một phần của tài liệu Dạy học truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh (Trang 128)

VIII. Kinh phí trao thƣởng

BỘ PHIM “LỖ TẤN”

Nhân dịp kỷ niệm ngày sinh lần thứ 124 của văn hào Lỗ Tấn, bộ phim “Lỗ Tấn” được công chiếu chính thức tại toàn Trung Quốc, và ngày 5/9/2005, buổi lễ ra mắt bộ phim đã diễn ra long trọng tại Bắc Kinh.

Bộ phim chọn lấy lịch trình 3 năm cuối của cuộc đời Lỗ Tấn. Có 7 mộng cảnh được xâu chuỗi trong 3 năm cuối cùng này, và 3 cái chết đã làm nên kết cấu nội tại của chuyện phim: Cái chết Dương Hạnh Phật (học giả, nhà cải cách dân chủ cận đại TQ), cái chết Cù Thu Bạch (nhà lãnh đạo kỳ cựu Đảng cộng sản TQ) và cái chết Lỗ Tấn.

Mở đầu phim, Lỗ Tấn thả bước trên con đường lát đá mờ tối và trống vắng của vùng Giang Nam. Giữa bần thần lặng lẽ, chị Tường Lâm (nhân vật chính trong tác phẩm Chúc Phúc của Lỗ Tấn) đi tới và hỏi Lỗ Tấn: “Con người chết rồi còn có linh hồn không? ”- “Có lẽ là có chăng.”- “Vậy thì có cả địa ngục rồi…”

Tiếp đến, Lỗ Tấn lại bị “Người Điên” (nhân vật trong tác phẩm Nhật ký người điên) đang la hét: “Hãy cứu lấy nó” lôi lại, mà anh chàng AQ thì vừa lớn tiếng nghêu ngao: “Tay cầm roi sắt quất chết bay” vừa xông thẳng vào đen tối…..

Những nhân vật dưới ngòi bút Lỗ Tấn đã gặp gỡ ông như vậy trong cái chân thực và hư ảo ấy. Cũng độc đáo nữa là cảnh cuộc chong đèn dạ đàm giữa Lỗ Tấn với Cù Thu Bạch trong phim, khi họ đang nói đến bài thơ “Tuyết”, thì đã có tuyết rơi bay đầy trong phòng ngủ của Lỗ Tấn.

Cuối bộ phim, ống kính máy quay đóng khung trước bia mộ Lỗ Tấn, giữa tiếng ngâm tụng bài “Cỏ dại”, từng đám cỏ dại bùng cháy trong lửa rực…. vài ý đặc tả sơ sơ ấy đã hơn cả ngàn vạn ngôn từ.

Theo lời đạo diễn Đinh Âm Nam: “Lỗ Tấn” là bộ phim thực hư song hành, phần hư là những mộng cảnh trong phim; còn phần thực, đó chính là tình cảnh đời thực của Lỗ Tấn. Phần hư đã ngoại hóa thế giới nội tâm của Lỗ Tấn thành hình ảnh có thể nhìn thấy và cảm nhận, để khán giả cảm thụ cùng với Lỗ Tấn những niềm yêu thương và đau đớn, cũng như nỗi kinh hãi và bi phẫn của ông. Phần thực cho tái hiện cảnh tượng một Thượng Hải chân thật tự nhiên trong thập kỷ 30 của thế kỷ trước, để khán giả được nhập thân trong cái tình cảnh lịch sử ấy.

Hai diễn viên đóng vai Lỗ Tấn và Hứa Quảng Bình (vợ Lỗ Tấn) là Bộc Tồn Hân và Trương Du đã không chỉ phải tiến hành hàng loạt những tạo hình đổi dạng bề ngoài, mà cùng với sự y hệt về diện mạo, họ còn phải cố sao làm cho y hệt được về thần thái.

Bộc Tồn Hân nói: “Thật may mắn được nhận vai Lỗ Tấn, tôi thường có cảm tưởng đây là hồng phúc trời cho.” Anh cảm khái tiếp: “Làm phim Lỗ Tấn, đóng vai Lỗ Tấn là tâm nguyện của mấy đời điện ảnh, sắm vai Lỗ Tấn là thử thách đối với tay nghề và tu dưỡng của cá nhân tôi.”

Để tăng thêm nhận thức cảm tính đối với nhân vật của mình, diễn viên sắm vai Hứa Quảng Bình là Trương Du không chỉ đã tìm đọc nhiều thư tịch và tài liệu, mà cô còn tới thăm viếng cố cư Lỗ Tấn và phỏng vấn một số người liên quan. Cô nói với nhà báo: “Chị biết Lỗ Tấn gọi Hứa Quảng Bình ra sao không? Nhím Con! Còn Hứa Quảng Bình thì gọi Lỗ Tấn là Chú voi trắng nhỏ!”

Tại buổi chiếu ra mắt, con trai Lỗ Tấn là Chu Hải Anh đã đưa ra lời khẳng định đối với bộ phim, ông nói: “Bằng thủ pháp thi vị và mộng ảo, “Lỗ Tấn” đã thể hiện được thế giới tinh thần và không gian văn học của một nhà văn, nhà tư tưởng Lỗ Tấn, đó là sự thử nghiệm hết sức hữu ích”.

Hình 2: Lỗ Tấn

Hình 3: Phủ Thiệu Hƣng

Thiệu Hƣng (tiếng Trung: bính âm: Shàoxīng Shì, Hán-Việt: Thiệu Hưng thị) là một thành phố trực thuộc tỉnh của tỉnhChiết Giang, Trung Quốc.

Phân chia hành chính

Địa cấp thị Thiệu Hưng chia ra thành 1 khu, 3 huyện cấp thị và 2 huyện.

 Khu Việt Thành

 Huyện cấp thị Thượng Ngu ở phía đông

 Huyện cấp thị Thặng Châu ở đông nam

 Huyện cấp thị Chư Kỵ ở tây nam

 Huyện Thiệu Hưng

Hình 5: Lỗ Tấn và Hứa Quảng Bình cùng các nhà văn đồng chí

Một phần của tài liệu Dạy học truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh (Trang 128)