Văn hóa Việt được con người mang theo từ buổi đầu mở đất vào phương nam, do trải qua các biến cố lịch sử xã hội nên đã có những thay đổi phù hợp với hoàn cảnh mới. Theo hướng đồng đại, ngoài yếu tố ổn định, văn hoá Nam Bộ cũng có những thắch nghi, biến đổi riêng cho phù hợp với môi trường sống. Mặc dù vậy, văn hoá Việt ở Nam Bộ một mặt vẫn giữ được bản sắc cội nguồn, mặt khác vẫn có những nét độc đáo riêng. Vắ dụ: ỘNếu như ở người Hán, trời quan hệ với đất thông qua con người, thì có lẽ ở người Việt mối quan hệ cơ bản, đầu tiên phải là Đất, Nước và Con người, trong đó Nước và Con người là quan hệ số một. Chúng tôi cho rằng chắnh người Việt phương Nam mới là dân tộc hiểu biết sâu sắc về Nước Ờ như một trong số những thành phần cơ bản của vũ trụ vật chất. Nếu như ở người Trung Hoa có thầy địa lắ thì thầy Ộthuỷ lắỢ trong dân gian Việt Nam có lẽ là hình ảnh cô đọng nhất về tri thức Việt, hay nói chắnh xác là Ộtri thức văn hoá dân gian ViệtỢ [13; 118].
Sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc trên miền đất phương nam diễn ra trên nhiều lĩnh vực: cách làm lụng, ăn mặc, đi lại, lễ tết, học hànhẦ và văn hoá Nam Bộ vẫn giữ được bản sắc riêng. Sự giao lưu này càng làm phong phú thêm văn hoá Việt.
Ngôn ngữ và tư duy có mối quan hệ khăng khắt với nhau. Điều này đã được thừa nhận. Ngôn ngữ với văn hoá cũng có mối quan hệ tương tự:Ợngôn ngữ không tồn tại ngoài văn hoáỢ (E. Sapir) [115; 255]. ỘNgôn ngữ là sản phẩm của văn hoá, đồng thời nó cũng là hợp phần, thậm chắ là hợp phần quan trọng nhất của văn hoáỢ [11; 5]. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp, phương tiện tư duy của con người mà nó Ộcòn là quan niệm của chắnh con người với tư cách là chủ thể tri nhận và phân cắt hiện thực bằng
cái mã của mỗi ngôn ngữ.Ợ [72; 32]. Quan niệm ấy chắnh là đặc trưng văn hoá trong định danh.
Bằng vốn từ ngữ của mình, ngôn ngữ đã phản ánh văn hoá của một dân tộc, của một vùng dân tộc. ỘVốn từ vựng văn hoá của một ngôn ngữ trước hết thuộc vào vốn từ vựng chung, cơ bản của một ngôn ngữ, các đơn vị của nó phản ánh cái cấu trúc văn hoá của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ ấy. Vốn từ vựng như vậy phải được tổ chức, sắp xếp và được cấu trúc hoá theo các đặc trưng văn hoá cộng đồng nhất địnhỢ [13; 69].