ĐỊNH DANH THỰC VẬT

Một phần của tài liệu tìm hiểu về định danh từ vựng của PNNB, (Trang 99 - 105)

Với diện tắch đất nông lâm nghiệp và diện tắch rừng ngập mặn rộng lớn..., Nam Bộ đã có một thảm thực vật phong phú đa dạng, không thiếu những loài cây quý hiếm. Đông Nam Bộ (ĐNB) dồi dào loài cây công nghiệp. ĐBSCL không chỉ có sản lượng lúa cao nhất nước mà các giống lúa tốt cũng rất phong phú. Một kho từ ngữ về tên các loài cây đã ra đời từ đây.

* Nguồn ngữ liệu: từ tài liệu [2], [14, [15], [74] và từ điền dã.

* Số lượng đơn vị đưa vào khảo sát: 165 tên gọi (trong đó, lúa: 25, thực vật khác: 139, loại chỉ chung: 1). Cụ thể:

Lúa (25): lúa ráng mây, lúa xương rồng, lúa trắng lụa, lúa ba sao, lúa nâu, lúa gãy xe, lúa thơm, lúa tàu lai, lúa nàng hương, lúa đuôi trâu, lúa lạ, lúa trắng soi, lúa đen mỡ, lúa hiền, lúa trắng lớn, lúa ho so, lúa ếch vàng, lúa trắng tép...

nếp quạ, nếp ruồi...

lúa sớm, lúa muộn, lúa lỡ, lúa nổi, lúa ma...

Các loài cây khác (139):

+ me tây (cây còng - cây phượng), mè, măng le (măng tre rừng), trang

(đơn), ke (cọ), lục bình (bèo tây), lác (cói), bố (đay), khổ qua (hổ qua - mướp đắng), tầu dày lá (húng chanh), tần ô (cải cúc), khóm (thơm - dứa), bắ rợ (bắ đỏ), bồ ngót (rau ngót), khoai mì (sắn), giấp cá (diếp cá), mắc cỡ (trinh nữ),

chùm gửi (tầm gửi), chùm bao (nhãn lồng), đào lộn hột (điều), đậu phộng

(đậu phụng - lạc), điên điển (điền thanh), bông bụt (râm bụt), bông cải (súp lơ), bông sứ (hoa đại), khoai chuối (dong riềng), khoai môn (khoai sọ), dưa

gang (dưa bở), dưa leo (dưa chuột), bắp (ngô), mắt ráo (mắt dai), cải nồi (cải bắp), cà na (knar- trái trám)...

+ sác, đước, sú, vẹt, tràm, mái giầm, dây lăng, song chàng, sằm, sộp,

tầm vông, thao lao (bằng lăng), vắp,làu táu, lá mối, ắc ó (ốc ố, mỏ quạ), dừa nước, bông súng, bình bát, trứng cá, ô rô, giá tị, bần, mù u, bò mốc, mắt mèo, củ rối, mật cật, dà, trâm bầu (chưn bầu), chiết, cóc kèn, đưng, so đũa, gòn, cóc, củ ấu, gừa, giá, lâm vồ, quao, mọt, nhàu (nhào), thuốc giồng, trầu xà lẹt, vang, bã đậu, mốp, chuối cau mẳn, chuối tá họa, chuối và, cải nồi, cải rổ, cải trường, khoai báng, khoai chuối, dừa cứng cạy, dừa bị, dừa lão, dừa lắc nước, dừa trăng ăn, vú sữa, măng cụt, sầu riêng, chôm chôm (lôm chôm), mãng cầu, dây cám, giằng xay...

chuối và hương, chuối và lùn, cải bẹ dún, bắp bún, bắp con chàng, bắp đá, bắp lòn, bắp mọi, bầu ngựa, bầu ve, cau đầu ruồi, cau đúng vóc, cau ớt, cau lòng tôm, cau tầm vung, cau tua, cau tum, cau xiêm, xoài cát, xoài cơm, xoài gòn, xoài hòn, xoài hôi, xoài voi, xoài xiêm, mãng cầu ta, mãng cầu xiêm...

cỏ cù đề, cỏ bắc...

Chỉ chung: cây nằm nước...

3.2.1 Nguồn gốc

a) Thuần Việt

Người Việt ở Nam Bộ sử dụng nhiều đơn vị thuầnViệt để định danh thực vật. Chứng tỏ thực vật tồn tại khá lâu đời, gắn bó với đời sống người nông dân trong ngành nông lâm nghiệp. Số lượng đơn vị thuần Việt 133/165 (chiếm tỉ lệ 80,6%).

- Khơme: Số lượng tên thuộc gốc Khơme không nhiều 20/165 (chiếm tỉ lệ 12%). Vắ dụ: chùm ruột (căn tuôt), tầm vông (ping pông), trái cà na (knar),

thao lao (srâlau), thốt nốt (thnot), sộp, mù u, ô rô, ho so, gừa, lâm vồ, quao...

- Hán Việt: Số lượng chỉ có 2/165.

- Gốc khác: bông ỘTừ bông có nguồn gốc Mã Lai là ỘbongaỢ là từ gốc của tiếng Việt khi chưa tiếp xúc với tiếng HánỢ [8; 77], măng cụt (gốc Mã Lai: mangoustan) [theo 74]...

3.2.2. Cấu tạo

a) Tên đơn (một âm tiết) có rất ắt: bần, mè, lác, bắp, xoài...

b) Loại tên ghép (tên nhiều âm tiết) chiếm đa số (95%). Như vậy, tỉ lệ tên ghép thực vật ở Nam Bộ giống như tên ghép thực vật ở Việt Nam nói chung: ỘTrong cách ghép để tạo tên gọi thực vật, người Việt hầu như chỉ dùng lối ghép chắnh phụỢ [98; 134].

* Mô hình khái quát tên ghép chắnh phụ thực vật:

* Có hai loại ghép chắnh phụ: ghép bậc 1 và ghép bậc 2. Bậc 1, chỉ có một yếu tố phân biệt, vắ dụ như: lúa thơm, lúa ba sao, khoai chuối, dưa gang...; bậc 2 ghép hai yếu tố phân biệt, vắ dụ: chuối và hương, chuối và lùn...

* Từ loại trong các thành tố của tên: Trong 75 tên ghép đã xác định được từ loại của các thành tố thì:

- Danh + danh: 47/ 75 (chiếm 62,6 %): lúa xương rồng, cau ớt...

- Danh + tắnh: 21/ 75 (chiếm 28 %): lúa thơm, lúa nâu, xoài hôi... - Danh + động: 7/ 75 (chiếm 9, 3 %): lúa gãy xe, cây nằm nước...

Như vậy, từ loại danh từ được người Việt Nam Bộ sử dụng nhiều nhất trong đặt tên thực vật. Chứng tỏ khi định danh, liên hệ đến sự vật nhiều hơn.

Yếu tố chỉ loại + Yếu tố phân biệt (đặc iđ ểm của thực vật)

3.3.3. Phương thức biểu thị

a) Dựa vào đặc điểm của đối tượng để định danh

Yếu tố chỉ loại thường là: cây, lúa, cỏ, quả...

Đặc điểm chọn làm cơ sở định danh hay lắ do làm cơ sở định danh, chúng tôi căn cứ vào nghĩa từ trong tài liệu [65]và sắp xếp theo chiều giảm dần. Tất nhiên chỉ khảo sát, phân loại những trường hợp rõ nghĩa:

- Hình thức, hình dạng, kắch cỡ, cấu tạo: 20% (đào lộn hột, cải bẹ dún, so đũa, nếp ruồi, cải trường, dưa gang, bầu ve, xoài voi...)

Hổ qua: duy có hổ qua (dưa cọp) có thể ăn xanh được, quả có lốm đốm xanh trắng, già thì vàng đỏỢ [24; 154 ].

ỘThớ quả to, thịt vàng, thơm ngọt là xoài tượng; hơi nhỏ hơn, thịt trắng ở đuôi quả nhọn cong thì gọi là xoài anh kha (xoài vẹt), thịt trắng mà dài nhọn là xoài ngựa (Ầ), thớ nhỏ gọi là xoài cơm.Ợ [24; 166 ].

- Màu sắc: 6% (lúa trắng lụa, lúa nâu, lúa trắng soi, lúa đen mỡ...)

Nếp quạ :ỘLúa nếp cái có lúa hương bần, lại có thứ lúa nếp quạ, cũng có tên là nếp than, sắc tắa đen, nước có thể nhuộm đỏ được. Lúc ăn không phải giã, cho vào chõ đồ chắn, nhân lúc còn nóng tưới mỡ lợn, cho lá hành, muối trắng, đảo đều lên, vị rất ngon, và dẻoỢ [24; 154 ].

- Nguồn gốc: 5,3% (me tây, chuối chà, chuối và, lúa tàu lai, dừa xiêm...)

- Đặc tắnh: 4,6% (lúa gãy xe, lúa ma, mắt ráo, dừa cứng cạy...)

- Đặc điểm mùi, vị: 2,6% (chuối và hương, thơm, lúa thơm, lúa nàng hương, xoài hôi, dấp cá...)

- Đặc điểm thời gian: 2,0% (lúa sớm, lúa muộn, lúa lỡ...) - Môi trường sống: 1,3% (thuốc giồng, dừa nước...)

Như vậy, so với những đặc điểm mà tài liệu [98] thống kê ở tiếng Việt thì chúng tôi chưa thấy có bốn loại sau: vai trò trong đời sống, vai trò trong y học, đặc điểm số lượng bộ phận cây, đặc tắnh sinh sản. Tuy nhiên, cả tài liệu [98] và số liệu thống kê của chúng tôi thì về đặc điểm như hình thức, hình dáng bên ngoài, màu sắc được người Việt nói chung, người Nam Bộ nói riêng chú ý đặc biệt khi định danh. Có lẽ đây là những mặt dễ quan sát nhất của đối tượng, vì vậy con người tri giác nó trước tiên. Đó là những đặc điểm bề ngoài của đối tượng tác động đến thị giác, tức Ộđập vào mắtỢ được người Nam Bộ thu nhận và lựa chọn để đặt tên. Trong các loại thực vật thì lúa có nhiều tên hơn cả, và tên cũng đa phần chọn đặc điểm là hình thức và màu sắc. Trong số 22 loại lúa thì đã có 9 loại chỉ màu sắc (chiếm 40,9%). Lúa có gạo trắng trong, có mùi thơm là lúa đặc sản, lúa quý. Chẳng thế mà bà con quan niệm vùng đất Ộgạo trắng nước trongỢ là vùng đất tốt, vùng đất lành (ỘCần Thơ gạo trắng nước trongỢ Ờ ca dao). Có những cách tri nhận bằng thị giác khá ngộ nghĩnh: dáng cây trên mặt nước. ỘCây nằm nước không có tên khoa học cầu kì viết bằng chữ la tinh trong các bộ thực vật chắ. Nó chẳng gì khác hơn những cây cau, cây dừa nhìn từ xa, tưởng như ngã nằm trên nước sông đầy. Đến cây cau, cây dừa là thế mà ngọn tưởng chừng xoà mặt sông, đủ biết nước dâng cao hơn mùa cạn đến thế nàoỢ [68; 368]. Hoặc khi Ộbắ tênỢ, có thể đặt ngay một tên để nói lên sự ỘbắỢ đó: lúa lạ.

b) Thay tên khác với từ toàn dân, hoặc đặt tên hoàn toàn mới chỉ thực vật không có trong từ toàn dân

Ngoài các loài động thực vật quen thuộc vẫn gọi như mắt, rau cải, dừa, tre, lúa..., người Nam Bộ còn gọi tên khác với tên gọi trong từ toàn dân như: lạc -> đậu phộng, dưa chuột -> dưa leo... Đặc biệt, người dân địa phương đã đặt những cái tên mới để chỉ thực vật là đặc sản riêng của vùng, không có ở

địa phương khác: chùm ruột, tầm vông, chôm chôm, xoài, măng cụt, mãng cầu, sầu riêng...

c) Tạo những tên đơn hoặc ghép thêm yếu tố võ đoán (hoặc chưa rõ lắ do) theo phương thức cấu tạo từ để tạo tên ghép

Vắ dụ: lác, mè, kè, trang, điên điển, vẹt, tràm, mù u, cóc... Phương thức này chiếm 57% (85/149).

d) Vay mượn: Những từ vay mượn là những từ có sẵn trong ngôn ngữ Khơme, Hán... Do từ thuần Việt không có, người Việt đã vay mượn ở các ngôn ngữ này để tạo tên gọi thực vật mới cho mình.

3.2.4. Ngữ nghĩa

- Với số lượng thực vật phong phú, cùng với nhiều loài cây đã được định danh, chúng ta thấy đây là một miền quê giàu đẹp, trù phú, mênh mông biển lúa, bạt ngàn rừng và nhiều vườn cây trái sum sê. Đây là một miền quê giàu đặc sản về lúa gạo và trái cây. Đa số tên thực vật có đời sống gắn với nước. Điều này phản ánh một môi trường thiên nhiên sông nước, một nền nông nghiệp lúa nước truyền thống vẫn hiện hữu nơi đây.

- Trong những từ chỉ thực vật cũng có hiện tượng đồng nghĩa với từ toàn dân. Chúng tôi thống kê có 30 cặp tên gọi loại này. Ngay trong PNNB cũng có hiện tượng đồng nghĩa như thế. Vắ dụ: me tây - còng, khóm Ờ thơm, khổ qua Ờ hổ qua...

- Các yếu tố ghép thêm (để tạo nên những cái tên ghép của tên thực vật) có chức năng định danh, bổ sung, cụ thể hoá ý nghĩa cho những danh từ chỉ chung (yếu tố chỉ loại). Những yếu tố này rất phong phú, với nhiều loại từ loại. Là danh từ khi có sự so sánh liên tưởng với hình thức, hình dạng của sự vật khác, là tắnh từ khi để miêu tả màu sắc của đối tượng... Tất cả thể hiện khả năng tri giác phong phú của chủ thể, thể hiện nét văn hoá rất đặc trưng trong tư duy của người Việt nói chung, người Nam Bộ nói riêng.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về định danh từ vựng của PNNB, (Trang 99 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w