Khái niệm về phương ngữ, từ địa phương, vấn đề phân vùng phương ngữ và xác định vùng phương ngữ Nam Bộ

Một phần của tài liệu tìm hiểu về định danh từ vựng của PNNB, (Trang 33)

phương ngữ và xác định vùng phương ngữ Nam Bộ

1.1.4.1.1. Phương ngữ

Theo Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang, Vương Toàn: ỘPhương ngữ là hình thức ngôn ngữ có hệ thống từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm riêng biệt được sử dụng ở một phạm vi lãnh thổ hay xã hội hẹp hơn là ngôn ngữ. Là hệ thống kắ hiệu và quy tắc kết hợp có nguồn gốc chung với hệ thống khác được coi là ngôn ngữ (cho toàn dân tộc) các phương ngữ (có người gọi là tiếng địa phương, phương ngôn) khác nhau trước hết là ở cách phát âm, sau đó là vốn từ vựngỢ [theo 118; 232]. Hay ngắn gọn hơn như định nghĩa của Hoàng Thị Châu: ỘPhương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với một phương ngữ khácỘ[8; 24].

Ở đây, chúng tôi thấy cũng cần phân biệt ngôn ngữ toàn dân và phương ngữ. Phương ngữ chỉ là biến thể của ngôn ngữ toàn dân. Tuy nhiên, phương ngữ là một hệ thống hoàn chỉnh riêng của nó chứ không phải là Ộmột cái nhánh được tách ra từ thân câyỢ [8; 54] ngôn ngữ toàn dân. Ngôn ngữ toàn

dân cũng không phải là cái trừu tượng còn phương ngữ là cái cụ thể. ỘPhương ngữ cũng như ngôn ngữ toàn dân đều có mặt trừu tượng và mặt cụ thểỢ [8; 54].

1.1.4.1.2. Từ địa phương

Trong Từ vựng học tiếng Việt, Nguyễn Thiện Giáp viết: ỘTừ địa phương là những từ được dùng hạn chế ở một hoặc một vài địa phương, từ địa phương là một dạng biến thể của vốn từ vựng của ngôn ngữ dân tộcỢ [26; 292].

Từ điển giải thắch thuật ngữ ngôn ngữ học cũng giải thắch: ỘTừ của một phương ngữ thuộc một ngôn ngữ dân tộc nào đó và chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ của địa phương đóỢ [118; 339].

Từ địa phương phát sinh do khoảng cách địa lắ, điều kiện tự nhiên, sự kiện lịch sử, phong tục, tập quán xưa của một cộng đồng người.

1.1.4.1.3. Phân vùng phương ngữ của tiếng Việt

Về phân vùng phương ngữ của tiếng Việt, có rất nhiều quan điểm khác nhau và cũng hết sức phức tạp. Có quan điểm cho rằng tiếng Việt không có vùng phương ngữ nào cả mà chỉ có một ngôn ngữ tiếng Việt mà thôi. Nhưng cũng có quan điểm cho là hai, là ba, là bốn, hoặc thậm chắ là năm vùng phương ngữ (theo 8; 85-88]. Cụ thể:

+ S.C. Thomson là người đưa ra quan điểm không chia vùng phương ngữ của tiếng Việt.

+ H. Maspero, M.V. Gordina và I. S. Bustrov có cùng quan điểm chia hai vùng phương ngữ: phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung (tiếng miền Nam giống phương ngữ Bắc). Hoàng Phê cũng chia làm hai vùng nhưng ranh giới có khác: tiếng miền Bắc (Hà Nội), tiếng miền Nam (có thành phố Hồ Chắ Minh), ở khu vực giữa là vùng chuyển tiếp.

+ Quan điểm chia ba vùng phương ngữ: phương ngữ Bắc (Thanh Hoá và Bắc Bộ), phương ngữ Trung (từ Nghệ An đến Đà Nẵng) và phương ngữ Nam (từ Đà Nẵng trở vào). Đây là quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu mà tiêu biểu là Hoàng Thị Châu.

+ Các đại diện cho quan điểm chia làm bốn vùng phương ngữ có Nguyễn Kim Thản: phương ngữ Bắc (Bắc Bộ và một phần Thanh Hoá), phương ngữ Trung Bắc (phắa nam Thanh Hoá đến Bình Trị Thiên), phương ngữ Trung Nam (từ Quảng Nam đến Phú Khánh), phương ngữ Nam (từ Thuận Hải trở vào); Nguyễn Văn Ái: phương ngữ Bắc Bộ (từ các tỉnh biên giới phắa Bắc đến Thanh Hoá), phương ngữ Bắc Trung Bộ (từ Nghệ Tĩnh đến Bình Trị Thiên), phương ngữ Nam Trung Bộ (từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Thuận Hải), phương ngữ Nam Bộ (từ Đồng Nai, Sông Bé đến mũi Cà Mau).

+ Chia làm năm vùng phương ngữ: phương ngữ miền Bắc (Bắc Bộ và Thanh Hoá), phương ngữ Trung trên (từ Nghệ An đến Quảng Trị), phương ngữ Trung giữa (từ Thừa Thiên đến Quảng Ngãi), phương ngữ Trung dưới (từ Bình Định đến Bình Tuy), phương ngữ Nam (từ Bình Tuy trở vào) là quan điểm của Nguyễn Bạt Tụy.

Các ý kiến, quan điểm trên đều lấy trước hết ngữ âm làm tiêu chắ chắnh để phân chia các vùng phương ngữ. Nếu lấy thêm tiêu chắ từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp thì cũng chỉ dừng ở những vùng phương ngữ lớn mà thôi.

1.1.4.1.4. Xác định vùng phương ngữ Nam Bộ

Tiếng Việt xuất hiện ở vùng địa lắ từ Thuận Hải trở vào, Hoàng Phê gọi là tiếng miền Nam, nơi có Sài Gòn (tp HCM) là trung tâm (trong bài ỘÝ kiến về một vấn đề nhỏ: ưu hay iu?Ợ, Ngôn ngữ số 4/ 1973). Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Văn Tu gọi là phương ngữ Nam [84; 51- 69]. Tiếng Việt ở vùng địa lắ từ Bình Tuy trở vào, Nguyễn Bạt Tuỵ cũng gọi là phương ngữ Nam (trong bài ỘNgữ Việt trên đất ViệtỢ, Văn hoá nguyệt san,

Sài gòn 1961, số 64). Tiếng Việt ở vùng địa lắ trải dài từ đèo Hải Vân đến cực nam Tổ quốc, Hoàng Thị Châu gọi là phương ngữ Nam [8; 90]. Tiếng Việt ở vùng địa lắ từ Quảng Nam trở vào, Cao Xuân Hạo cho là phương ngữ miền Nam [29; 120, 121)].v.v

Từ thế kỉ XVII, xuất hiện tiếng Việt ở địa phương Nam Bộ - vùng địa lắ từ Đồng Nai, Sông Bé đến mũi Cà Mau. Tiếng Việt ở vùng này được Nguyễn Văn Ái [2; 10], Trần Thị Ngọc Lang [48; 7], Hồ Lê [52; 229, 230], Bùi Khánh Thế [87; 77], Cao Xuân Hạo [29; 120] v.v. gọi là phương ngữ Nam Bộ.

Như vậy, không gian địa lắ của tiếng miền Nam, phương ngữ miền Nam

hay phương ngữ Nam được các tác giả xác định khá rộng. Không gian địa lắ của phương ngữ Nam Bộ được xác định hẹp hơn. Ranh giới PNNB trùng với ranh giới địa lắ tự nhiên Nam Bộ mà chúng ta đang quan niệm hiện nay. Đây cũng là quan điểm trong việc xác định vùng PNNB của chúng tôi ở đề tài này.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về định danh từ vựng của PNNB, (Trang 33)