HỆ THỐNG TỪ NGỮ GỌI TÊN CHUNG 3.1.ĐỊNH DANH ĐỘNG VẬT

Một phần của tài liệu tìm hiểu về định danh từ vựng của PNNB, (Trang 91 - 99)

3.1. ĐỊNH DANH ĐỘNG VẬT

Nam Bộ là một vùng đất có khắ hậu nhiệt đới, lượng mưa lớn, độ ẩm ổn định quanh năm; hệ thống kênh rạch chằng chịt, diện tắch rừng ngập mặn rộng lớn. Đây thật sự là môi trường hết sức lắ tưởng cho các loài động vật sinh sống và phát triển. Chúng là những nguồn lợi vô cùng quý giá cho cuộc sống con người. Ngay từ buổi đầu đặt chân lên vùng đất mới, con người đã biết khai thác nguồn lợi ấy để mưu sinh. Trong quá trình lao động, họ đã quan sát, phân biệt và đặt tên cho những loài động vật trên vùng đất của mình theo cách tri nhận riêng, theo đặc điểm tâm lắ riêng.

* Nguồn ngữ liệu: từ tài liệu [2], [14], [15], [24], thu thập từ ỘBáo cáo khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh Bạc Liêu và xây dựng các biện pháp bảo vệ môi trường phát triển bền vữngỢ (Viện kĩ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường. Trung tâm bảo vệ môi trường, 11/ 1998) và qua điền dã.

* Tổng số tên gọi được đưa vào khảo sát là: 259 (trong đó chim 72, cò 12; cá 74, tôm tép 30, cua 5; động vật khác 66). Cụ thể:

- Chim (72): chim quạch quạch, chim kên kên, chim điên điển, chim liếu điếu, chim cồng cộc (hay còng cọc), chim học trò, chim nhãn óc, chim trau trảu (hay chim sa sả), chim thầy bùa, chim hắt cô, chim xả cá, chim mỏ nhét, chim nhát bông, chim chàng nghịch, chim chàng bè, chim khoang cổ, chim cáo già, chim bánh ắt, chim bồng bồng, chim se sẻ, chim séo, chim già đãi, chim lắc nước, chim chắn chó, chim dòng dọc, chim ụt, chim kéc, chim óc cau, chim mỏ cau, chim dang sen (hay dang ốc), chim dẻ quạt, chim ăn giun, chim cổ rắn, chim nhát hoa, chim cà kheo, chim dô nách, chim tìm vịt, chim tu hú, chim rồng rộc, chim vôi, chim thuyền chài, chim heo, chim lá rụng, chim hút mật họng tắm, chim nhạn bụng trắng, chim bông lao mày trắng, chim rẻ quạt java, chim chiền chiện lớn, chim cuốc ngựa trắng, chim sả khoang cổ, chim trảu ngực nâu, chim cu cườm, chim cú lợn lưng xám, chim bồng chanh tai xanh, chim cu xanh đầu xám...

bìm bịp lớn, diều trắng, cúm núm, le nâu, bồ các, rẽ choắt. cốc đế, cốc đế nhỏ, cốc đen. diệc xám, diệc lửa, sáo nâu, sáo mỏ ngà...

Cò (12): cò quắm đầu đen, cò ngàng nhỏ, cò bợ java, cò lửa lùn, cò trắng, cò quắm. cò ma, cò ráng, cò ruồi, cò bợ, cò hương, cò xanh...

- Cá (74): cá ngác, cá tèn, cá lòng tong, cá vồ (hay cá dồ), cá bã trầu, cá bổi phệt, cá bông, cá dảnh, cá duồng, cá lò tho, cá lù đù, cá tràu, cá tràu cửng, cá tràu đô, cá lóc, cá lưỡi trâu, cá nàng hai, cá móc, cá nược, cá xà, cá xủ, cá dải áo, cá rô mề, cá mề gà, cá ngân tai, cá chuột, cá mắt, cá còn, cá hồng, cá hường, cá sạo, cá phổi, cá phèn, cá chẻm, cá câu, cá rùng, cá đường, cá chét, cá gộc, cá sử, cá sặt, cá thòi lòi (hay thòi loi), cá chốt, cá kèo, cá ba sa, cá lìm kìm (hay cá kìm), cá leo (hay cá nheo), cá trắng, cá nóc mắt, cá trèn bàu, cá bống cát, cá bống dừa, cá bống mú, cá bống trứng, cá bống tượng, cá bống xệ (hay cá bống thệ), cá sặt bản, cá sặt bướm, cá sặt lò

tho, cá sặt rằn, cá sặt bổi, cá trê dừa, cá trê mỡ, cá trê trắng, cá trê nọng, cá trê vàng, cá lóc bông...

chạch chấu (hay chạch lấu)...

- Tôm (30): tôm bạc, tôm chấu, tôm gọng, tôm kẹt, tôm lửa, tôm càng xanh, tôm sú, tôm tắt, tôm vang, tôm càng, tôm châm, tôm chì, tôm chông, tôm chục, tôm cỏ, tôm đất, tôm gậy, tôm hùm, tôm kẹt, tôm lóng, tôm mắt tre, tôm lứa, tôm quỵt, tôm rồng, tôm sắt, tôm thẻ, tôm tắch, tôm tu...

tép chấu (hay tép rong)...

- Cua (5): cua càng, cua đỉnh (hay cu đỉnh), cua lột, cua tối trời.

- Loại động vật khác (66): loăng quăng, đuông, ngựa cổ rô, ngựa dạm chỉ, ngựa hạc, ngựa hơi, ngựa bắc thảo, ngựa khướu, ngựa kim, ngựa séo, ngựa vang, ngựa xá xắu, rắn hổ mang, rắn nẹp (cạp) nia, chó chốc, chó cỏ, chó Phú Quốc, heo lăn chai, bò cổ, bò hóng, bò khướu, bò vá, bò vang, trâu chảng, trâu cò, trâu cổ, chồn ngận, chuột cà xốc, chuột cơm, chuột lắt, chuột tàu, chuột xạ, gà ác, gà che (hay gà tre), gà cồ, gà lôi, gà mái dầu, gà nổ, phèn, gà tàu, gà xước, cắc kè bông, cắc kè lửa, kiến mọi, kiến riện. kiến kim, cóc bịch, bù tọt (hay bồ tọt), bồ cào, ngựa kim lem, ngựa kim than, ngựa tắa vang, ngựa tắa cháy, heo nọc chiếc, chuột cống lang, chuột cống nhum, cào cào vồ...

Ông Hương Quản, ông Thầy (hổ), mễn, trừu, vâm, ông Năm Chèo (cá sấu),

3.1.1. Nguồn gốc

a) Thuần Việt

Hầu hết tên động vật mà chúng tôi thống kê có nguồn gốc là từ thuần Việt, chiếm khoảng 96% (248/259). Rõ ràng, người Việt hầu như đã định danh cho những Ộngười bạnỢ sống xung quanh mình bằng chắnh ngôn ngữ Việt.

b) Vay mượn

- Khơme: trong danh sách chúng tôi thống kê, tên vay mượn chủ yếu là tiếng Khơme: cá linh (trây linh), cá lò tho (trây cần thô), cá hô (trây hô), con cần đước (an-đơk)...

- Hán Việt: chỉ mượn ở yếu tố phân biệt, số lượng cũng không nhiều:

cá xà, cá bống tượng, ngựa hạc, chuột xạ...

- Ngôn ngữ khác: cũng mượn ở yếu tố phân biệt: cá ba sa, cò bợ java, chim rẻ quạt java...

3.1.2. Cấu tạo

a) Tên đơn (tên có một âm tiết)

Loại tên đơn trong tên động vật ở Nam Bộ không nhiều: mễn, trừu, vâm,

đuông...

b) Tên ghép (tên có nhiều âm tiết)

Tên động vật ở Nam Bộ chủ yếu là cấu tạo theo kiểu ghép. Người Nam Bộ đã tạo ra những tên gọi mới từ các tên gọi đã có và thêm vào các yếu tố phụ sau (bậc một), sau đó nếu cần thêm tên mới nữa thì tăng thêm yếu tố phụ nối tiếp vào yếu tố phụ có trước (bậc 2). ỘCon người không thể lĩnh hội được một cái gì đó tuyệt đối mới. Một tên gọi trước được liên tưởng với một hiện tượng nào đó đã biết là chiếc cầu nối mà ý thức con người bắc từ cái đã biết tới cái chưa biếtỢ [83; 123].

Vì thế chúng tôi đặc biệt quan tâm đến loại tên này. * Mô hình khái quát tên ghép chắnh phụ:

Yếu tố phân biệt Yếu tố chỉ loại + Yếu tố phân biệt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Yếu tố chỉ loại + Yếu tố phân biệt (đặc điểm của động vật) Yếu tố chỉ loại Bậc 1 Bậc 2 Vắ dụ: chim ụt chim ụt cá ngác ngác cá bống cát bống cát

chim quành quạch chim quành quạnh

chim hút mật họng tắm chim hút mật họng tắm

* Từ loại của yếu tố tạo tên ghép: Trong 124 tên ghép được xác định từ loại, chúng tôi thấy:

- Danh Ờ danh: 76/ 124 (chiếm 61,2%): chim bánh ắt, chim học trò, cá xà, cá dải áo, tôm lửa...

- Danh Ờ tắnh: 23/ 124 (chiếm 18,5%): diều trắng, rẽ choắt, cá hồng, cá trê trắng...

- Danh Ờ danh + tắnh: 10/ 124 (chiếm 8 %): sáo mỏ ngà, tôm càng xanh, chim cáo già, cò lửa lùn, chim trảu ngực nâu...

- Danh Ờ động Ờ danh: 5/ 124 (chiếm 4 %): heo lăn chai, chim lắc nước...

- Danh Ờ động: 3/ 124 (chiếm 2,4%): cua lột...

Ngoài ra, có những loại phức tạp hơn và cũng rất nhiều dạng: cua tối trời, ngựa tắa cháy, chim lá rụng, chim hút mật họng tắm, chim rẽ quạt java, chim cú cú lợn lưng xám, chim cu xanh đầu xám.

Tuy nhiên, từ loại của yếu tố ghép danh Ờ danh chiếm tỉ lệ cao nhất. Điều này chứng tỏ khi định danh động vật, người Nam Bộ thắch liên hệ tới sự vật nhiều hơn.

3.1.3. Phương thức biểu thị

Khi nghiên cứu đặc điểm chọn làm cơ sở định danh động vật trong PNNB, chúng tôi chỉ chọn từ thuần Việt rõ lắ do và căn cứ vào việc giải thắch nghĩa từ ở tài liệu [2] và [65].

Những đặc điểm theo chiều giảm dần:

- Đặc điểm hình thức/ hình dạng: chim bánh ắt, chim dô nách, cò ruồi, cá lưỡi câu, cá dải áo, cá mề gà, cá chuột, chim khoang cổ, cò hương, chim mỏ cau, cúm núm, cá bã trầu, chim cổ rắn, cò quắm, cò ma, cắc kè bông...

Vắ dụ, GĐTTC chép: ỘCá sen, thịt bao bọc tầng lớp như gương sen, không có vảyỢ [24; 169 ], ỘCá ông lão, lưng cong, hàm trên nhô ra, hàm dưới thụt vào, như mồm ông lãoỢ, ỘỞ sông có cá mạn xà, giống như rắn, có râu không vảy, đốt người sinh ra ngủ mêỢ [24; 171 ].

- Màu sắc cơ thể: diều trắng, le nâu, cốc đen, diệc xám, diệc lửa, sáo nâu, cò trắng, cò xanh, cá hồng, cá hường, tôm bạc, tôm lửa, tôm càng xanh, ngựa tắa cháy, cắc kè lửa...

Vắ dụ, GĐTTC: ỘỐc gạo, vỏ trắng, tròn xoay, to bằng ngón tay, luộc chắn ép cái vảy ở miệng ốc xuống thì phụt ra chất mỡ trắng như nước gạo, mùi thơm ngonỢ [24; 172], ỘỞ sông có thứ tôm càng xanh, vỏ xanh, nhiều vòng tròn 4, 5 tấc, hai cái càng to bằng ngón tay, thịt thơm ngon, ở ngoài Bắc không cóỢ [24; 172 ].

- Đặc điểm về tiếng kêu: chim trau trảu, bìm bịp, cồng cộc, chim kéc, chim tìm vịt, chim chắch, chim cuốc, chim quạch quạch...

- Đặc điểm kắch cỡ: kiến mọi, cóc bịch, tôm chấu, trâu chảng, chuột cơm, cá tràu cửng...

- Đặc điểm nguồn gốc, nơi lai tạo: chuột tàu, gà tàu, chim rẻ quạt java, cò bợ java, chó Phú Quốc...

- Đặc điểm cấu tạo cơ thể: tôm càng...

- Đặc điểm hoạt động: chim lắc nước, chim dẻ quạt...

Như vậy, so sánh với 15 dấu hiệu đặc trưng của con vật trong tiếng Việt theo tài liệu [98] và [42] và trong PNNB thì ta thấy sự phân bố về số lượng từng đặc điểm không có gì khác, vẫn nhiều nhất là đặc điểm hình thức/ hình dạng, sau đó là màu sắc cơ thể, tiếng kêu... Tuy nhiên, có một số đặc điểm không tương ứng (trong PNNB có đặc điểm hoạt động thì trong hai tài liệu trên không nêu; ngược lại, một số đặc điểm khác hai tài liệu trên đưa ra thì trong PNNB lại không có, vắ dụ đặc điểm mùi). Đặc biệt, chúng tôi thấy trong PNNB có đặc điểm kết hợp hay sự phân bậc tiếp như sau: bìm bịp lớn

(tiếng kêu + kắch cỡ), chim hút mật họng tắm (cách thức kiếm ăn + màu sắc),

chim cuốc ngựa trắng (tiếng kêu + màu sắc), chim trẩu ngực nâu (tiếng kêu + màu sắc), chim cu cườm (tiếng kêu + hình thức), cò lửa lùn (màu sắc + kắch thước), cá lóc bông (hoạt động + hình thức), chim cu xanh đầu xám (tiếng kêu + màu sắc), cò quắc đầu đen (hình thức + màu sắc)... Rõ ràng, trong quá trình tri nhận, người Nam Bộ đã không chỉ ỘxoayỢcác mặt khác nhau của đối tượng về phắa mìnhỢ [98; 114] để rồi chỉ chọn một đặc điểm mà cùng một lúc có thể chọn nhiều đặc điểm để đặt tên cho đối tượng. Hay nói đúng hơn, họ đã ỘxoayỢ đối tượng định danh về phắa mình hai lần: lần đầu để có tên gọi bậc 1, lần sau để có tên gọi bậc 2 (nếu cần phân biệt nhỏ hơn).

Phương thức này chiếm 63/259 (24%).

b) Thay tên khác với từ toàn dân, hoặc đặt tên hoàn toàn mới chỉ loài động vật không có trong từ toàn dân

Vắ dụ: lợn -> heo, ngan -> vịt xiêm, cá quả -> cá lóc; đuông, cá thòi lòi, cá chốt, cá linh...) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c) Tạo những tên đơn hoặc ghép thêm yếu tố võ đoán (hoặc chưa rõ lắ do) theo phương thức cấu tạo từ để tạo tên ghép

Vắ dụ: chim già đãi, chim hắt cô, tôm tu, mễn, bò khứu...

d) Vay mượn tên động vật trong tiếng Khơme, Hán, Pháp và Inđônixia...

3.1.4. Ngữ nghĩa

- Căn cứ vào tần số xuất hiện của mỗi loại, chúng ta thấy loại động vật sống dưới nước, đầm lầy Ờ môi trường đặc trưng ở Nam Bộ như cá, tôm, cua chiếm số lượng nhiều nhất: 109/ 259 (42%).

- Trong 259 tên động vật mà chúng tôi khảo sát, có 167 tên gọi rõ lắ do (chiếm 65%). Xét vào mức độ rõ lắ do: có lắ do tuyệt đối đó là những tên gọi mô phỏng âm thanh (vắ dụ: bìm bịp, trau trảu, quạch quạch, kéc...); tên gọi có lắ do tương đối như: cò trắng, le nâu, tôm lửa...). Tên gọi không rõ lắ do là những tên gọi thuần Việt có nguồn gốc lâu đời hoặc những từ vay mượn (bồ các, mễn, bù tọt; cá ngác, cá linh, cá lò tho...). Đa số nghĩa của tên gọi là nghĩa trực tiếp, nghĩa gián tiếp hầu như không sử dụng, trừ: ông Hương Quản, ông Thầy; ông Năm Chèo. ỘBán đảo Cà Mau đến đầu thế kỉ này còn nổi tiếng về hổ. Dân gọi hổ là ông Thầy, và mỉa mai thay, có nơi gọi là ông Hương Quản (một chức việc ở nông thôn hay hà hiếp dân). Gần xóm Thủ, có rạch Ông Thầy, xưa được tiếng là Ộhổ lềnh khênh như chó, nhiều nhưng không dữ lắmỢ [68; 400]. Hay cá sấu dữ, lớn thì gọi là Ông Năm Chèo (bốn chân và một đuôi là năm mái chèo). Cách gọi tránh, gọi bằng một cái tên đáng kắnh sợ hơn là cách gọi thể hiện tục kiêng huý của con người khi sống trong môi trường nhiều thú dữ, hiểm nguy.

- Nghĩa của những yếu tố phân biệt trong tên gọi động vật ghép mang nghĩa bổ sung, cụ thể hoá, có tác dụng phân nhánh từ những từ ngữ chỉ loại lớn.

- Hiện tượng đồng nghĩa trong tên gọi động vật ở Nam Bộ: cá giao sa - cá xà (ỘCá giao sa (cá nhám) có tên là cá xà, do có cát, to đến 3, 4 vầng ôm,

dài hơn 1 trượng, mắt đỏ miệng toỢ [24; 168 ]), cá sen - cá ngác (theo GĐTTC), trau trảuỜ sa sả, lìm kìm Ờ cá kìm, dang sen Ờ dang ốc...

Một phần của tài liệu tìm hiểu về định danh từ vựng của PNNB, (Trang 91 - 99)