Đặc điểm phương ngữ Nam Bộ

Một phần của tài liệu tìm hiểu về định danh từ vựng của PNNB, (Trang 36)

Bất cứ một phương ngữ nào cũng đều có những nét đặc trưng về ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp so với các phương ngữ khác. PNNB cũng không nằm ngoài quy luật trên. Chúng tôi thống nhất với ý kiến sau đây của Hoàng Thị Châu: ỘẦ một phương ngữ được xác định bằng một tập hợp những đặc trưng ở nhiều mặt: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng ngữ nghĩa đối lập với phương ngữ khác.Ợ [8; 90].

Vì Nam Bộ có điều kiện giao thông thuận tiện và là mảnh đất sớm có nền kinh tế hàng hoá so với vùng khác của đất nước cho nên PNNB đã có sự ảnh hưởng trên một vùng dân cư rộng lớn. ỘMột đặc điểm nổi bật của phương ngữ Nam Bộ là tắnh thống nhất cao của nó trên một vùng lãnh thổ rộng lớnỢ [87; 77].

Về đặc điểm của PNNB, chúng tôi có cùng nhận xét như các tài liệu: [2], [8], [49], [52] và [87].

1.1.4.2.1. Đặc điểm về ngữ âm

-Thanh điệu: Tiếng Nam Bộ chỉ sử dụng năm thanh điệu: ngang, huyền,

hỏi (phát âm nhẹ nhàng), sắc, nặng (theo cảm nhận của chúng tôi, thanh này cũng nhẹ hơn tiếng toàn dân).

- Phụ âm đầu: Chỉ có 19 phụ âm. So với 23 phụ âm trong hệ thống phụ âm chuẩn thì PNNB không có 3 phụ âm cong lưỡi /ş, zc, ţ/ (giống phương ngữ Bắc), không có phụ âm môi Ờ răng /v/ (phụ âm đầu /v, z/ đều phát âm là /z/ (tuy nhiên, /z/ không phát âm giống tiếng Việt toàn dân mà phát âm giống ỘjỢ). Cá biệt có một số nơi thuộc vùng ĐNB phát âm phụ âm đầu /tỖ/ thành /x/ (thịt → khịt), một số nơi thuộc vùng miền Tây Nam Bộ phát âm /zc/ thành /γ/ (cá rô → cá gô), / ţ / thành /t/ (cá trê → cá tê)Ầ

Các phụ âm /k-, h-,-/ khi đứng trước uy, ua, uơ thì phát âm giống nhau (vắ dụ, ỘquaỢ, ỘhoaỢ đều thành ỘwaỢ).

- Vần: Âm đệm /-w-/ hoặc bị lược bỏ (loan → lan, luyến → liếnẦ), hoặc được nhấn mạnh thành âm chắnh (loan → lon). Các nguyên âm đôi /ie,  ɤ, uo/ khi đi với /-m, -p/ cuối thì mất yếu tố sau (tiêm → tim, lượm → lựm, luộm thuộm → lụm thụmẦ). Các âm đơn /, ɤ / đứng trước phụ âm cuối /-p, -m/ đều thành /o/ (nom, nơm → nôm). Âm chắnh /ă/ trong vần ỘayỢ đọc thành /a/ (vắ dụ, tay → tai). Một số nơi thuộc vùng ĐNB phát âm vần Ộêm êpỢ thànhỢim ipỢ (đêm → đim).

- Phụ âm cuối: Phát âm không phân biệt /-n / với /-ŋ / (tan Ờ tang), /-t/ với /-k/ (tắc Ờ tắt).

Ngữ âm trong PNNB (mà tiêu biểu là tiếng Sài Gòn) đã có những biến đổi tắch cực: có xu hướng tiến gần đến cách phát âm với các thế đối lập được ghi trên chữ viết.

1.1.4.2.2. Đặc điểm về từ vựng- ngữ nghĩa

PNNB cũng như các phương ngữ khác, nó có quy luật phát triển riêng, gắn

với đặc điểm xã hội và tâm lắ con người địa phương.

Về nguyên tắc làm việc, theo chúng tôi, muốn xác định đó có phải từ địa phương Nam Bộ hay không, người ta phải căn cứ vào việc người Nam Bộ có thông hiểu và quen dùng không. Hơn thế nữa, như đã hình dung, mỗi phương ngữ là một hệ thống, việc sưu tập tư liệu đầu tiên và trước hết là dựa vào tắnh phổ biến ở địa bàn đang khảo sát. Các cuộc khảo sát ở các phương ngữ khác sẽ làm rõ thêm đặc điểm này. Mặt khác, như ai nấy đều biết, tiếng Việt là một ngôn ngữ thống nhất khá cao. Do vậy, có thể một số từ ngữ xuất hiện ở Nam Bộ cũng sẽ có mặt ở một số phương ngữ khác.

- Đặc điểm của từ ngữ trong PNNB về ngữ nghĩa

PNNB giàu tắnh hình tượng, có lối so sánh vắ von rất cụ thể. Vắ dụ: thành ngữ Ộăn như xáng múc, mần như lục bình trôiỢ là một trong nhiều thành ngữ rất giàu hình ảnh, một lối vắ von mang đặc trưng vùng sông nước Nam Bộ. Một vắ dụ khác, từ đụng ngoài nghĩa Ộgặp phải một cách bất ngờỢ [65] còn có nghĩa Ộlấy nhau, kết hôn với nhauỢ [2; 234], ỢChồng chèo thì vợ cũng chèo, hai đứa cùng nghèo lại đụng với nhauỢ (ca dao). Rõ ràng, không thể nào hình ảnh hơn, cụ thể hơn được nữa.

PNNB giàu tắnh dắ dỏm, hài hước, khoẻ khoắn; cường điệu và khuếch đại. Từ ngữ địa phương Nam Bộ giàu tắnh cường điệu, tắnh dắ dỏm, hài hước bởi vì con người Nam Bộ sống cởi mở, lạc quan, họ thắch nhấn mạnh những gì mình yêu thắch hoặc ghét bỏ. Vắ dụ: cao trật ót, no lòi bản họng, đói queo

râu, tức cành hông, cay té đái, rầu thúi ruột, nghèo mạt rệp, nghèo cháy nóp

Ầ Những từ ngữ chỉ mức độ vượt cấp rất hình ảnh, dắ dỏm, và cũng bình dị, mộc mạc như thế này, chúng ta còn thấy rất nhiều trong PNNB: quá tay, quá xá, quá trời quá đất, quá cỡ, quá cỡ thợ mộc; hết chỗ nói, hết xảy, hết nước, hết ngỏ nói, hết chỗ chê, hết biết, hết biết luôn, hết cỡ; thấy mồ, thấy bà, thấy tổ, thấy bà cố tổ, thấy ông bà ông vải; mềm èo, mềm ẻo, mềm ẹo, mềm mụm, mềm múp, mềm mụp, mềm rủm, mềm rúm, mềm rụm, mềm xúm, mềm xụmẦ;

tùm lum tùm la, tứ tung binh tàng, thả ga, thả giàn, xả láng, chết thôi, mệt nghỉ, tới số, tới bến, dư sức, dư sức qua cầu, dư xăng, dư ga, dư hơiẦ; số một, số dách, hạng nhất, nhất hạng, xếp sòng, sếp chúa, một câyẦ Chắnh điều này đã tạo thêm một hệ thống từ đồng nghĩa khá phong phú trong PNNB. PNNB giàu biểu cảm. Có lẽ chắnh vì lẽ đó cho nên PNNB dùng nhiều thán từ và ngữ khắ từ. Chẳng hạn, những thán từ, ngữ khắ từ ở đầu câu: chèn ơi, chèn đéc ơi, mèn ơi, ác hôn, úy, ậyẦ; ở cuối câu: nghen, hen, hén, héo, é, á, mừ, đa, cà, nà, hà, há, lận

- Ngoài việc khác biệt về ngữ âm, vốn từ vựng Nam Bộ còn mang sắc thái địa phương trong những từ ngữ định danh cây cỏ, cầm thú, hoa trái; công cụ, phương tiện sinh hoạt và lao động; địa hình; từ xưng hô; tiếng lóng; từ chỉ không gian, thời gian; từ ngữ liên quan đến sông nước; từ mượn gốc khác như Khơme, Triều Châu, Quảng Đông, Pháp, Anh v.v.

- Lợi thế của một địa phương phát triển về nghề báo đã khiến cho số lượng từ mới xuất hiện ở PNNB nhiều hơn PNBB. Từ sau giải phóng, nhiều từ địa phương Nam Bộ đã thực hiện cuộc hành trình ra Bắc để thực hiện một xu thế thống nhất ngôn ngữ tiếng Việt.

1.1.4.2.3. Đặc điểm về ngữ pháp, phong cách diễn đạt

Về ngữ pháp, giữa ngôn ngữ toàn dân và phương ngữ có lẽ về cơ bản không khác nhau. Chắnh sự thống nhất về mặt ngữ pháp giữa các phương ngữ

với nhau và với ngôn ngữ toàn dân như thế cho nên tiếng Việt mới bảo đảm được sự thống nhất trong toàn quốc. ỘKhi việc miêu tả chỉ thu hẹp vào ngữ pháp mà thôi thì sự khác nhau giữa phương ngữ với ngôn ngữ toàn dân thường không có gì quan trọngỢ [8; 21]. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp khác nhau, tất nhiên là không nhiều nhưng đây lại chắnh là nét riêng của phương ngữ. Trong PNNB, về ngữ pháp có những trường hợp khác biệt so với ngôn ngữ toàn dân.

Rút gọn là quy luật của ngôn ngữ, nhưng hiện tượng rút gọn trong PNNB khá độc đáo. Các cụm từ như Ộanh ấyỢ, Ộbên ấyỢ, Ộngoài ấyỢẦ được rút gọn thành ảnh, bển, ngoảiẦ, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy chúng có chung một dạng cấu tạo như sau: những cụm từ nguyên dạng trên thường có hai âm tiết, ở âm tiết thứ nhất mang thanh huyền (2) hoặc thanh không (1), phần vần và phụ âm đầu của âm tiết này khi rút gọn sẽ vẫn được giữ nguyên, nhưng thanh điệu của nó thì thay đổi và thay vào đó là thanh hỏi (?); âm tiết thứ hai cũng được lược bỏ. Nếu âm tiết thứ nhất ta kắ hiệu là X (0 hoặc \ ) thì ta có thể tóm tắt như sau: X(0hoặc \ ) + " ẤY " = X? . [109; 3]. Hoặc rút gọn kiểu như

hổm rày (từ hôm ấy đến hôm nay), thuở nay (từ thuở ấy/ nào đến nay), thuở giờ (từ thuở ấy/ nào đến giờ)...

Vừa rút gọn vừa đảo trật tự trong câu nghi vấn về tắnh chất, đặc điểm:

bao cao (cao bao nhiêu), bao dai (dài bao nhiêu), bao lớn (lớn bao nhiêu)Ầ Rút gọn, đảo trật tự để miêu tả âm thanh: rớt cái bịch (rớt bịch một cái), kéo cái rẹt (kéo nghe rẹt một cái), tát cái bốp (tát nghe đánh bốp một cái)Ầ

Rút gọn và thêm không, không ha hoặc không thôi. Vắ dụ: ỘCá này chỉ toàn xương là xươngỢ ta có thể nói ỘCá này xương không hàỢẦ

Dùng các cặp từ: tới... lận để diễn đạt ý nghĩa nhiều (vắ dụ:ỢẢnh lội tới nhà lậnỢ), có ... hà để diễn đạt ý nghĩa ắt (vắ dụ: ỘRau này còn có hai bó hàỢ).

PNBB dùng tiếng đệm ỘcàỢ để tạo từ. Những từ láy như: ạch đụi, xịch đụi, lụi hụiẦ thường thêm ỘcàỢ hoặc láy lại để diễn tả sự nặng nề: cà ạch cà đụi, cà xịch cà đụi

Thường dùng từ ỘcóỢ trong các câu phủ định (không có, chưa có, đâu có...).

Dùng cụm từ Ộhổng cóỢ để diễn đạt ý phủ định ở mức độ cao. Vắ dụ: ỘTao hổng có đi đâuỢ.

Dùng ngữ khắ từ để tạo thành câu hỏi: không (hông, hôn), chưa, hả, há, hén (hen), à, vậy, bộẦ

Biến đổi thanh tạo từ mang ý nghĩa mới: ngọt ngót (hơi ngọt), mặn

mẳn (hơi mặn), mòn → mỏn (mòn dần)Ầ

Thêm yếu tố phụ cho yếu tố chắnh để tạo thành một hệ thống từ miêu tả. Vắ dụ, dài: dài xọc, dài nhằng, dài ngoằng, dài ngoẳng, dài thòng, dài thượt, dài phủ phê, dài loằng ngoằng, dài lằng nhà lằng nhằng, dài lượt thà lượt thượtẦ; sạch: sạch bách, sạch trơn, sạch ráo, sạch bách sạch bẻ, sạch trơn sạch trọi, sạch ráo trọiẦ; giòn: giòn tan, giòn rệu, giòn rợu, giòn rớu, giòn kháu, giòn ráu, giòn rụm, giòn rau ráuẦ; đen: đen hù, đen kịt, đen trạy, đen trủi, đen kịn, đen sì, đen sì đen sịt, đen thuiẦ; đặc: đặc cón, đặc ngật, đặc lền, đặc quẹo (kẹo), đặc sệt, đặc ngừ, đặc sắtẦ; êm: êm rơ, êm re, êm ru, êm khe, êm ru bà rùẦ; hoặc quá, hết, mềm như đã kể ở trên.

- Người Việt ở Nam Bộ trong giao tiếp, chữ nghĩa ắt trau chuốt, diễn đạt tự nhiên, cốt sao nói để người khác hiểu được ý là được. Họ ưa cách nói bình dân, nôm na, thẳng thắn, bộc trực, phù hợp với tắnh cách của người Nam Bộ Ộtrái tim để trên lòng bàn tayỢ (Ca Văn Thỉnh). Vì thế trong lời ăn tiếng nói của người Nam Bộ thường toát lên vẻ khoẻ khắn, sinh động, dễ hiểu, giàu biểu cảm. ỘNgười Nam Bộ ắt dùng thành ngữ, tục ngữ trong khi chuyện trò so với người miền Bắc và miền Trung. Đó cũng là lắ do vì sao thành ngữ, tục

ngữ ở đây ắt về số lượng và nếu có thì biểu thị toàn những điều cụ thể về nội dungỢ [52; 246].

Một phần của tài liệu tìm hiểu về định danh từ vựng của PNNB, (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w