Đặc trưng văn hoá Nam Bộ

Một phần của tài liệu tìm hiểu về định danh từ vựng của PNNB, (Trang 27)

Trên con đường Nam tiến, người Việt đã mang theo mình một nền văn hóa Việt. Trước điều kiện sống khắc nghiệt, con người đã có cách ứng xử thắch ứng với môi trường mới, hoàn cảnh sống mới, nhanh chóng nắm bắt được quy luật tự nhiên, thắch nghi với nó và bắt nó phải phục vụ con người.

Nền văn hoá Việt được người Việt ở Nam Bộ vận dụng, mang tắnh động hơn, và đã hình thành nên một vùng văn hóa đặc sắc Nam Bộ, làm phong phú và tô đậm thêm nền văn hóa Việt Nam nói chung.

Có thể phác thảo vài nét đặc trưng về văn hoá Nam Bộ như sau: ỘVùng văn hoá Nam Bộ có hai tiểu vùng: Đông Nam Bộ (lưu vực sông Đồng Nai và sông Sài Gòn) và Tây Nam Bộ (lưu vực sông Cửu Long), với khắ hậu hai mùa (khô Ờ mưa), với mênh mông sông nước và kênh rạch. Các cư dân Việt, Chăm, Hoa, tới khai phá đã nhanh chóng hoà nhập với thiên nhiên và cuộc sống của cư dân bản địa (Khmer, Ma, Xtiêng, Chơro, Mnông). Nhà ở có khuynh hướng trải dài ven kênh, ven lộ; bữa ăn giàu thuỷ sản; tắnh cách con người ưa phóng khoáng; tắn ngưỡng, tôn giáo hết sức phong phú và đa dạng; sớm tiếp cận và đi đầu trong trong quá trình giao lưu hội nhập với văn hoá phưong TâyẦỢ [89; 63]

Trong cách ứng xử với tự nhiên, người Việt ở Nam Bộ vẫn giữ được nếp sống hoà hợp và tôn trọng. Tuy nhiên, dưới một khung trời khác, mưa nắng khác, sông núi cỏ cây khác, những lưu dân Việt đã chọn cho mình một cách sống phù hợp với điều kiện của mình, phù hợp với môi trường hoàn toàn mới. Sinh hoạt và sản xuất ở Nam Bộ luôn gắn bó với những đổi thay, biến động của con nước, của dòng sông và của thủy triều. Những biểu hiện của văn minh sông nước thể hiện rõ trong phương thức lao động, trong nhịp sống sinh hoạt, trong tắn ngưỡng, trong phong tục và ngôn ngữẦ

Trong lối ứng xử xã hội, người Việt phương nam vẫn giữ được sự mềm dẻo, hiền hoà của con người gốc nông nghiệp. Họ thắch ứng với môi trường linh hoạt hơn, ắt câu nệ và đa dạng trong sinh hoạt hằng ngày, thiết lập những quan hệ được quy định bởi điều kiện sống. Chợ thường được đặt nơi bến sông. Xóm làng thường được lập trên đất khai hoang, nằm trên các gò đồi hay những giồng đất cao. Làng Nam Bộ Ộở tản ra dọc theo những con kênh, con

lộ để tiện làm ănỢ, một thiết chế xã hội cũng đã thoáng hơn. ỘLàng xã Nam Bộ không có những thiết chế quá chặt chẽ (nhiều làng không có hương ước, thần tắch, thần phả) thần thành hoàng chỉ là một khái niệm Ộthần hoàng bổn cảnhỢ chung chungỢ [89; 198]. Thôn ấp thuở ban đầu có một đặc điểm là Ộdễ hợp dễ tanỢ. Những người tứ phương đến lập làng lập ấp, thấy làm ăn khó thì lại ra đi kiếm chỗ Ộđất lànhỢ khác. ỘThành phần dân cư của Nam Bộ thường hay biến động, người dân không bị gắn chặt với quê hương như ở làng Bắc BộỢ [89; 198].

Nhà ở miền ĐNB, cột kèo thường được làm bằng gỗ tốt. Ngược lại, ĐBSCL kèo cột là những loại cây nhỏ như tràm, đước, chà là; lợp bằng lá dừa nước. Thậm chắ ở đây có cả loại Ộnhà đạp, nhà đáỢ Ờ một loại nhà tồi tàn, tạm bợ. Hướng nhà cũng không cần phải ỘLấy vợ đàn bà, làm nhà hướng namỢ như ngoài Bắc, ngoài Trung mà thường quay mặt ra sông, chỉ cốt thuận tiện. Tắnh cách con người Nam Bộ là sự biểu hiện của bản chất con người Việt Nam trong những hoàn cảnh tự nhiên và xã hội nhất định. Đó là đức cần cù, là sự đoàn kết giúp đỡ, thương yêu nhau. ỘDù làm ăn dễ dãi, người nông dân Nam Bộ vẫn giữ nếp cần cù. Dù kinh tế hàng hoá phát triển, người Việt Nam Bộ vẫn coi trọng tắnh cộng đồngỢ [89; 199]. Đặt chân đến vùng đất mới, những lưu dân đã nhanh chóng kết thành chòm xóm. Họ dựa vào nhau làm ăn, sinh sống, chống lại thú dữ, trộm cướp, chống lại cường hào ác bá, giúp nhau trong những lúc khó khăn, bệnh hoạnẦ Họ vẫn còn mang trong mình lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần bất khuất. Biết bao gương anh hùng như Trương Định, Nguyễn Trung TrựcẦ đã không hổ danh với những danh nhân vùng đất khác của đất nước.

Chủ nhân ở Nam Bộ từng là những lưu dân nghèo khổ, từng bị áp bức bóc lột và chắnh trong gian khó, hiểm nguy của quá trình mở mang miền đất mới đã tạo nên tắnh cách can trường, gan góc, không lùi bước trước bất kì trở

ngại nào của tự nhiên cũng như những bất công, vô lắ của xã hội. Bởi vì ỘĐến đây là sơn cùng thuỷ tận rồi. Đến đây là đến trên bờ Thái Bình Dương, vịnh Xiêm La mịt mù rồi. Đến đây chỉ còn có hai con đường, một là không đủ nghị lực sống nữa thì thì đâm đầu xuống biển mà chết, hai là cố bám lại đấu tranh để sốngỢ (Nguyễn Văn Bổng) [theo 68; 613]. Ông cha ta đã chọn con đường thứ hai: đấu tranh để sống.

Trong giao tiếp, người Nam Bộ bộc trực, chất phác, thẳng thắn, ắt nói văn hoa, rào đón. Tác giả Trần Văn Giàu viết: ỘNgười dân đồng bằng sông Cửu Long Ờ Đồng Nai vẫn chân thật trung tắn, cởi mở bộc trực, tình cảm (lắm khi có tắnh chất nguyên thuỷ), xử sự với người ngay một cách không suy tắnh thiệt hơn. Họ cũng đòi hỏi kẻ khác cũng như vậy đối với họỢ [59; 161, 162].

Người Nam Bộ ắt chịu sự ràng buộc của của đạo đức Khổng Mạnh, ắt thuần phục quyền uy phong kiến. Một quá khứ với bao khuôn phép gò bó, cứng nhắc, những quan niệm cổ hủ đã được Ộhọ cởi bỏ lại đằng sau để sáng tạo ra một phong cách sống tự do, phóng khoáng hơn và làm cho nền đạo lắ giàu tắnh nhân ái của dân tộc ánh lên những sắc màu độc đáo. Họ không khuất phục trước cường quyền, sẵn sàng cứu khốn, phò nguy, sống cái đạo làm người ỘKiến ngãi bất vô vi dũng dãỢ [52; 68].

Người Nam Bộ rất hiếu khách. Sự hiếu khách vốn là bản chất con người Việt Nam, khi điều kiện sống có phần dễ chịu hơn thì nó mới được thể hiện một cách rõ nét nhất. ỘỞ Gia Định, khách đến thì mời ăn trầu trước, thết nước chè rồi đến ăn cơm ăn bánh, cốt phải phong hậu. Không kể người thân hay sơ, lạ hay quen, tung tắch thế nào, đã đến tất phải tiếp nhận thết đãi. Cho nên người đi chơi phần nhiều không mang lương thực, mà người lậu sổ, người trốn tránh khá nhiều vì có chỗ nuôi kháchỢ [24; 146]. Người Việt Nam Bộ ắt nhiều có đầu óc phiêu lưu mạo hiểm. Họ dám chấp nhận hiểm nguy, coi nhẹ tắnh mạng, trọng nghĩa khinh tài, giàu nghĩa khắ. Tác giả GĐTTC lắ

giải:ỘĐất thuộc về Dương Châu, gần mặt trời, khắ trời phát dương, ở nơi chắnh khắ, bao ngậm văn minh, cho nên người chuộng tiết nghĩaỢ [24; 141].

Họ cũng sống rất thực tế, linh hoạt, thông minh và sáng tạo. Đánh giá khái quát về người Việt phương nam, Trần Bạch Đằng viết: ỘThực tế lịch sử hoạt động mấy trăm năm qua, thời cận đại cũng như hiện đại trên đất phương Nam đã chứng minh rất rõ tắnh năng động, sáng tạo là nét đặc thù nổi bật trong tư duy và phương thức xử lắ các vấn đề trong cuộc sống của con người Nam Bộ nói riêng và miền Nam nói chungỢ [60; 7].

Mặc dù sống ở miền quê mới, xa cách đất tổ, người Nam Bộ vẫn theo tục cũ của Giao Chỉ: ỘẦ dân thường thì húi tóc, đi chân không. Nam nữ đều mặc áo cổ cứng, tay áo ngắn, áo đều may liền ở hai nách; không có quần dài, quần đùi, đàn ông dùng một loại vải quấn từ lưng xuống đến đắt, buộc thắt ở rốn, gọi là cái khố; con gái mặc váy không có lót, đội cái nón to; hút thuốc bằng cái điếu; làm nhà thấp, trải chiếu xuống đất, ngồi không có ghế bànỢ [24; 143]. Ngày thường, họ chăm chỉ làm ăn. Cuối năm, sửa sang đắp lại phần mộ tổ tiên, dọn dẹp bàn thờ ông bà. Ngày tết, mặc quần áo mới, lễ bái tổ tiên, chúc tụng nhau, mở hội, ăn uống, chơi bờiẦ

Môi trường sông nước đã tạo nên cho Nam Bộ một vùng văn hoá đặc trưng không giống vùng khác. Không giống cả về ăn uống. Người Nam Bộ khoái món cá lóc nướng trui, cá nấu ám, thắch canh chua, ưa ăn mắm, dùng nước cốt dừa để chế biến món ănẦ Họ quen đi lại, di chuyển theo cách sống trong môi trường sông nước: ỘĐất ở Gia Định có nhiều sông ngòi, bãi biển, 10 người thì 9 người giỏi bơi lội, quen chở thuyềnỢ [24; 147]Ầ

Họ rất lạc quan. Đây cũng là đức tắnh của người Việt nói chung. Nhưng nó được phát triển thêm lên khi trong cuộc sống vốn ắt niềm vui. Họ cố vui trong cả những lúc buồn nhất. ỘTục ở Gia Định, phàm có cầu đảo hay việc vui, đều bày diễn tuồngỢ [24; 146].

Một phần của tài liệu tìm hiểu về định danh từ vựng của PNNB, (Trang 27)