Đặc trưng văn hoá Ờ ngôn ngữ trong định danh

Một phần của tài liệu tìm hiểu về định danh từ vựng của PNNB, (Trang 51 - 55)

Có thể nói, ngôn ngữ là một thành tố cơ bản và quan trọng của văn hoá, chi phối và tác động đến sự phát triển của văn hoá. Về mối quan hệ này, Cao Xuân Hạo viết: ỘNhững ảnh hưởng của các nhân tố văn hoá đối với cấu trúc của một ngôn ngữ là điều khó có thể hồ nghi, tuy không phải bao giờ cũng dễ chứng minh. Và do đó, ắt ra cũng có thể tìm thấy những sự kiện ngôn ngữ nào đó có thể cắt nghĩa được bằng những sự kiện thuộc bản sắc văn hoá của khối cộng đồng nói thứ tiếng hữu quan, và đến lượt nó, các sự kiện ngôn ngữ lại có thể gợi cho ta những điều hữu ắch về cách cảm nghĩ của người bản ngữ và từ đấy về nền văn hoá của họỢ [29; 289].

Trong ý nghĩa của từ, đơn vị định danh không chỉ lưu giữ những kinh nghiệm, tri thức của con người mà nó còn lấp lánh trong nó một nền văn hoá. ỘTrong ý nghĩa của từ có lưu giữ lại sự hiểu biết của con người đã thu nhận, tắch luỹ được trong quá trình nhận thức thế giới khác quan (Ầ). Ngoài ra, trong ý nghĩa của từ cũng còn ghi giữ lại cả những yếu tố của văn hoá dân tộc như: các hình ảnh, cách so sánh truyền thống, sự biểu trưng v.vẦỢ [98; 62]. Hay, nói một cách khái quát như W.V. Humboldt: ỘNgôn ngữ là linh hồn dân tộcỢ.

Việc phân cắt hiện thực trong định danh biểu hiện đặc trưng văn hoá của từng dân tộc. Khi định danh, chủ thể có những cách lựa chọn đặc trưng của đối tượng định danh không giống nhau. Sự không giống nhau này trước hết là do cơ chế ngôn ngữ, loại hình ngôn ngữ, sau nữa là do tâm sinh lắ của mỗi cộng đồng người khác nhau, do văn hoá cũng như điều kiện tự nhiên - xã hội của mỗi vùng dân tộc khác nhau. ỘCùng một đối tượng có thể được gọi tên trong các ngôn ngữ theo cách khác nhau phụ thuộc vào đối lập kiểu nào về tâm lắ, lịch sử, dân tộc và xã hội đã làm cơ sở cho sự định danhỢ (.. ỵắđ ) [98; 47].

Sự liên tưởng trong chuyển nghĩa cũng bị tiên định bởi điều kiện lịch sử, tâm lắ cụ thể của một cộng đồng văn hoá Ờ ngôn ngữ. Vì thế, ý nghĩa chuyển cũng khác nhau. Vắ dụ, ắỵ (Nga), foot (Anh), pied (Pháp)Ầ khác với từ ỘchânỢ trong tiếng Việt ở chỗ ỘchânỢ trong tiếng Việt có ý nghĩa Ộbiểu tượng của cương vị, phận sự của một người với tư cách là thành viên một tổ chứcỢ [65;135] mà ngôn ngữ khác không có; tiếng Việt có Ộkhoanh tayỢ (hay Ộbó tayỢ Ờ Nam Bộ) nghĩa chuyển chỉ sự bất lực, trong tiếng Nga không có nghĩa chuyển này.

Cách chia cắt thế giới tuỳ thuộc vào chủ thể ở mỗi dân tộc, mỗi vùng dân tộc: ỘMỗi một tộc người, nhóm tộc người (thậm chắ nhóm địa phương của mỗi tộc người và rộng hơn một khu vực tộc người) đều có những kiểu chia cắt, tiếp cận, mô hình hoá hai thế giới này một cách khác nhau.Ợ [13; 23]. Do đặc điểm tâm lắ của chủ thể định danh, của văn hoá vùngẦ nên cách chọn thuộc tắnh đặc trưng của đối tượng để đặt tên giữa các phương ngữ cũng không giống nhau. Vắ dụ, Ộkhe hở ở sọ động vật còn non, do mảng xương sọ chưa phát triển đầy đủỢ thì Nam Bộ gọi là mỏ ác (hình dạng), Bắc Bộ gọi là

thóp (hoạt động); Ộcái hộp trong chứa nhiều que đầu có tẩm chất diêm sinh dùng để đánh lửaỢ, Nam Bộ gọi là hộp quẹt (động tác), Bắc Bộ gọi là bao diêm (chất liệu); Ộloại bánh làm bằng bột gạo tẻ xay ướt, tráng thành tấm mỏng hình tròn, rắc vừng, phơi khô, khi ăn thì nướng lênỢ [65], Nam Bộ gọi là bánh tráng (động tác), Bắc Bộ là bánh đa (hình dạng). Có thể kể ra rất nhiều những trường hợp tương tự:

Đối tượng định danh Bắc Bộ Nam Bộ

Cây thân leo, quả sần sùi, vị đắng, dùng làm thức ăn

Mướp đắng

Khổ qua Gia đình có con cái kết hôn với nhau. Thông gia Sui gia Cá dữ nước ngọt, thân tròn dài, đầu nhọn,

khoẻẦ

Cá quả Cá lóc

Người (động vật) di chuyển trên mặt đất bằng chân.

Đi Lội

Đai ốc có hai cánh để vặn Tai hồng Ốc chuồn

chuồn v.v.

Từ cách chia cắt hiện thực khách quan khác nhau, có khi phương ngữ này khái quát hoặc cụ thể hơn phương ngữ khác: thương trong PNNB có nghĩa của cả thươngyêu, trong khi đó, PNBB hai từ này phải phân biệt rạch ròi; nón trong PNNB chỉ chung đồ dùng để đội đầu, trong khi PNBB nón

khác nhau v.v. Hay người ta cũng thấy định danh trong PNNB có ý thức Việt hoá nhiều hơn. Vắ dụ, các bộ phận xe đạp như vỏ, ruột, tay cầm, thắng, vèẦ Trong khi đó, PNBB lại vay mượn: lốp (enveloppe), săm

(chambre à air), ghi đông (guidon), phanh (frein), gác-đờ-bu (garde boue)Ầ Nghiên cứu việc tri nhận hiện thực qua cách định danh trong tiếng Việt nói chung và PNNB nói riêng chúng ta sẽ thấy được nét độc đáo của tiếng Việt cũng như của PNNB.

Xem xét đặc điểm định danh sự vật ở cấp độ từ vựng trong PNNB là nghiên cứu những nét riêng biệt về nguồn gốc (chỉ nghiên cứu những từ có nguồn gốc rõ ràng), về cấu tạo, về ngữ nghĩa (nghĩa từ thuần Việt) của tên gọi và cách thức định danh (chủ yếu là cách dựa vào đặc điểm của đối tượng mà người Nam Bộ chọn để định danh).

1.3. Tiểu kết

Nam Bộ là một vùng đất phương nam của người Việt. Ở đây, thiên nhiên có nhiều điểm đặc biệt so với các vùng đất khác của Tổ quốc. Được thiên nhiên ưu đãi, Nam Bộ trở nên một vùng đất trù phú, với nguồn tài nguyên đất, dầu khắ, nước, khắ hậu phong phú, nguồn thuỷ hải sản, nông lâm sản... đa dạng. Môi trường thiên nhiên, điều kiện sống đã tạo nên vùng văn hoá rất đặc trưng; con người cần cù, năng động, thắch ứng với sản xuất hàng hoá và cũng rất nhân hậu, hào hiệp và phóng khoáng trong lối sống. Cuộc sống cư dân nơi đây cơ bản mang tắnh chất của nền văn hoá sông nước, của văn hoá nông nghiệp. Nam Bộ là một vùng đất giàu tiềm năng về công nông nghiệp và du lịch.

Khi nghiên cứu đặc điểm định danh từ vựng của một phương ngữ, chúng ta không thể bỏ qua việc nghiên cứu môi trường tự nhiên, điều kiện xã hội (đối tượng định danh, yếu tố khách quan), những nét riêng về tâm lắ, tắnh cách, nhu cầu, mục đắch chủ quan của con người trên vùng đất đó (chủ thể định danh, yếu tố chủ quan). Bởi vì đó là những cơ sở trong quá trình định danh.

Mặt khác, vấn đề chúng ta nghiên cứu là định danh từ vựng trong ngôn ngữ của một vùng đất, do vậy phải xác định vùng PNNB, xem xét đặc điểm của phương ngữ này để làm cơ sở. Đó là lắ do để phần này có mặt trong chương một của luận văn.

Định danh mang yếu tố tâm lắ, văn hoá. Người Việt thường tri giác đối tượng bằng mắt. Vì thế, đặc điểm được chọn để định danh thường là hình thức, màu sắc hấp dẫn bề ngoài. Nghiên cứu định danh trong PNNB tức là tìm hiểu nét đặc trưng văn hoá Nam Bộ trong tư duy và ngôn ngữ của người Việt ở phương nam. Trong đó, định danh từ vựng, đặc biệt định danh những sự vật là biểu hiện rõ nét văn hoá trên.

Chương hai

Một phần của tài liệu tìm hiểu về định danh từ vựng của PNNB, (Trang 51 - 55)