Vương có một giá trị to lớn, đặc biệt đã được nhân dân ta bảo vệ và lưu truyền mấy ngàn năm. Nhiệm vụ của đời nay và đời sau là phải bảo vệ và phát huy những giá trị di sản quý báu đó.
của các Vua Hùng.
+ Vùng kinh đô Văn Lang xưa có tới 71 di tích liên quan tới việc thờ cúng vua Hùng. + Nổi bật nhất là Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
- Qua lễ hội: Lễ hội 10/3
+ Nghi lễ dâng hương ngày nay được tiến hành như sau: Lễ dâng hương được tiến hành vào sáng ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch (chính hội). Đoàn dâng hương khởi hành từ sân lễ hội đến cổng đền, qua đền Hạ, đền Trung rồi lên đền Thượng. Chủ lễ vào Thượng cung đền Thượng kính cẩn dâng hương hoa lễ vật lên bàn thờ Tổ, sau đó đọc Bài tế ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương
+ Hội còn có nhiều trò chơi dân gian, các hình thức văn hóa văn nghệ ...
+ Ngoài đền chính, nhiều nơi trên cả nước cũng tổ chức dâng hương ngày giỗ Tổ.
c. Ý nghĩa:
- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên.
- Làm tăng thêm lòng tự hào dân tộc và đoàn kết dân tộc.
- Đồng thời khích lệ nhận thức về lòng biết ơn tổ tiên.
- Tháng12-2012, UNESCO đã cộng nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
4.2. Hoạt động tham quan, học tập, trải nghiệm thực tế ( Hướng dẫn viên của Khu Di tích Đền Hùng cùng GV đưa HS tham quan) viên của Khu Di tích Đền Hùng cùng GV đưa HS tham quan)
- Thực hành nghi lễ dâng hương tại Đền Lạc Long Quân - Thực hành nghi lễ dâng tại đền Quốc Mẫu Âu Cơ
- Thực hành nghi lế dâng hương tại đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, Lăng vua Hùng và đền Giếng.
Lưu ý: Khi thực hành nghi lễ dâng hương và tham quan các đền trong
Khu di tích, chú ý cho HS có cơ hội thể hiện thái độ thành kính, biết ơn, cơ hội tìm hiểu về cảnh quan, môi trường, tạo điều kiện cho các em bộc lộ thái độ, hành vi ứng xử của mình với di tích, tự nhiên, và phát biểu những ý kiến của mình về vấn đề bảo tồn và phát triển di sản.
5. Tổng kết bài học: