Tiến trình buổi tham quan

Một phần của tài liệu Noi dung 2 BDTX 2013 (Trang 89)

- Buổi tham quan kéo dài trong 2h để phù hợp với trình độ nhận thức và sức khỏe của HS.

- Đầu tiên, khi đến nơi, GV tập trung HS ở trong sân của khu di tích nhà tù Hỏa lò, ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số, phổ biến lại mục đích, yêu cầu của buổi tham quan và nhắc nhở HS chấp hành nghiêm chỉnh nội quy tại đây.

- Tiếp đó, GV hướng dẫn HS quan sát bao quát toàn bộ khu di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò và giới thiệu khái quát cho HS quá trình xây dựng nhà tù này: Nhà tù Hỏa Lò là nhà tù kiên cố bậc nhất ở Đông Dương, “địa ngục trần gian” được thực dân Pháp khẩn trương xây dựng ở Hà Nội để giam giữ các phạm nhân – những người đấu tranh chống chế độ thực dân Pháp dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhà tù Hỏa Lò được xây dựng sau thời điểm Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập Liên Bang Đông Dương 17/10/1887 và Pôn Đume lên làm toàn quyền Đông Dương. Do tính chất đặc biệt khẩn cấp, công trình nhà tù Hỏa Lò được xây dựng ngay trong năm 1896 cùng với Tòa Đại hình, Sở Mật Thám tại làng Phụ Khánh, tổng Vĩnh Xương, huyện Thọ xương cũ của Hà Nội. Làng Phụ Khánh cũng là một làng nghề thủ công chuyên sản xuất đồ gốm dân dụng, ngày đêm rực lửa lò nung. Vì thế, làng còn có tên là làng Hỏa Lò. Vì xây dựng trên thôn chuyên làm hỏa lò nên nhà tù này thường được gọi với cái tên Hỏa Lò hoặc Maison Centrale (Đề lao Trung ương). Nhà tù Hỏa Lò khác với các nhà tù khác như Sơn La, Côn Đảo…Những nhà tù hầu như nắm cách biệt với khu dân cư, ngược lại nhà tù Hỏa Lò được xây dựng ngay tại trung tâm Hà Nội – thủ phủ của chính quyền thực dân. Bên cạnh nhà tù là Tòa Đại Hình, Sở Mật Thám tạo thành bộ ba chân kiềng đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân ta. Mặt bằng cho việc xây dựng nhà tù Trung ương này gồm phần lớn đất thuộc hội truyền giáo Gia-Tô xứ Bắc Kỳ, một phần đất của tư nhân người Âu và đất của 48 hộ dân người Việt Chùa Lưu Li, chùa Bích Thư và chùa Bích Hạ - những ngôi chùa cổ kính và đẹp đều bị dỡ bỏ. Tổng diện tích để xây dựng nhà tù này và những đường lân cận dẫn đến nhà tù là 12.908m2.

- GV lần lượt dẫn HS đi tham quan các dãy nhà nằm trong khuôn viên nhà tù Hỏa Lò trước đây đã được thực dân Pháp sử dụng làm nơi giam giữ và tra tấn các chiến sỹ cách mạng trong phong trào giải phóng dân tộc và kháng chiến chống Pháp (khu trại giam của nam, của nữ, xà lim giam tù tử hình…) kết hợp mô tả cho các em thấy được quy mô kiến trúc của nhà tù Hỏa Lò (cấu trúc các khu, nguyên vật liệu xây dựng, cách bố trí lính canh gác).

- Sau đó, GV đưa các em vào trong phòng trưng bày tham quan tranh ảnh, hiện vật còn lại của nhà tù Hỏa Lò như: dụng cụ tra tấn các chiến sỹ cách mạng, đồ dùng quần áo của những người tù cách mạng…Xen kẽ việc xem tranh ảnh, hiện vật, GV kể cho HS nghe những mẩu chuyện về cuộc sống của

những người tù, các thế hệ chiến sĩ cách mạng đã bị giam cầm ở đây và những cuộc vượt ngục của họ.

- Trong suốt thời gian tham quan, GV đôn đốc, nhắc nhở HS ghi chép những tư liệu cần thiết để viết bài thu hoạch. Sau phần tham quan dưới sự hướng dẫn của GV, HS đi tham quan tự do những nơi các em thích.

Việc tham quan này giúp cho HS hiểu rõ hơn tội ác của thực dân Pháp đã gây ra cho nhân dân ta, giáo dục cho HS lòng căm thù giặc xâm lược đồng thời cảm phục tinh thần chiến đấu dũng cảm, không ngại hy sinh xương máu cho độc lập của nhân dân ta.

- Cuối buổi, GV tập trung HS, nhận xét buổi tham quan ngoại khóa tại di tích nhà tù Hỏa Lò và dặn dò các em làm bài tập thu hoạch đã được giao; nhắc nhở học sinh trở về an toàn.

MỤC LỤC

Phần I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI SẢN VĂN HÓA

1. Những vấn đề chung về di sản văn hóa

2. Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với dạy học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường

3. Những di sản văn hóa thường được sử dụng trong dạy học và các hoạt động giáo dục

4. Trách nhiệm của nhà trường đối với di sản văn hóa của địa phương, dân tộc và nhân loại.

Phần II. SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1. Những yêu cầu về sử dụng di sản văn hóa trong dạy học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường

2. Các hình thức tổ chức dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục với di sản văn hóa trong nhà trường

3. Một số phương pháp dạy học, đánh giá kết quả dạy học, giáo dục có sử dụng di sản văn hóa

Phần III. THỰC HÀNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ THIẾT KẾ GIÁO ÁN DẠY HỌC VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CÓ SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA

1. Xây dựng kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục có sử dụng di sản ở trường phổ thông

2. Thiết kế giáo án và các hoạt động giáo dục có sử dụng di sản 3. Một số ví dụ minh hoạ

3.1. Đối với kiểu bài sử dụng di sản văn hoá trong dạy học trên lớp 3.2. Đối với bài học tại di sản- Bài học thực địa

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Di sản văn hóa, năm 2001 sửa đổi bổ sung năm 2009); 2. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, NXB Chính trị Quốc gia;

3. Đền Hùng-di tích và cảnh quan, NXB Địa học sư phạm Hà nội; 4. Di tích và danh thắng vùng đất Tổ, Sở VH-TT và Du lịch;

5. Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội, năm 2008;

6. Văn nghệ dân gian Phú Thọ, Sở VH-TT và Du lịch ;

7. Một số tư liệu lịch sử tỉnh Phú Thọ, Tác giả: Trần Ngọc Duệ; 8. Thế giới Di sản số 11 năm 2012;

9. Đền Hùng và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, năm 2013; 10. Tài liệu tập huấn dạy học di sản của Bộ GD&ĐT, tháng 01/2013; 11. Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Giáo dục di sản văn hóa trong trường Phổ thông tỉnh phú Thọ;

12. Hội Giáo dục Lịch sử- Nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy Lịch sử địa phương ( Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc)- Đại học Vinh –Vinh, 2002;

13. Bộ Giáo dục và đào tạo - Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học tập Lịch sử và giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông- NXB Giáo dục- H. 2008;

14. Nguyễn Minh Nguyệt- Giáo dục trải nghiệm di sản ở nhà trường phổ thông – hướng tiếp cận mới trong giáo dục truyền thống- Tạp chí Giáo dục số 297 kì 1- 11/2012;

15. Nguyễn Văn Huy: Quy trình giáo dục trải nghiệm di sản trong nhà trường. Trung tâm Nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa;

16. Phạm Mai Hùng, Dạy học Lịch sử thông qua các di sản, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, năm 2012.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Di sản văn hóa, năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); 2. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, NXB Chính trị Quốc gia;

5. Đền Hùng-di tích và cảnh quan, NXB Địa học sư phạm Hà nội; 6. Di tích và danh thắng vùng đất Tổ, Sở VH-TT và Du lịch;

5. Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội, 2008;

6. Văn nghệ dân gian Phú Thọ, Sở VH-TT và Du lịch;

7. Một số tư liệu lịch sử tỉnh Phú Thọ, Tác giả: Trần Ngọc Duệ; 8. Thế giới Di sản số 11 năm 2012;

9. Đền Hùng và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, năm 2013; 10.Tài liệu tập huấn dạy học di sản của Bộ GD&ĐT, tháng 01/2013;

11. Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Giáo dục di sản văn hóa trong trường Phổ thông tỉnh phú Thọ;

12. Hội Giáo dục Lịch sử, Nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy Lịch sử địa phương (Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc)- Đại học Vinh –Vinh, 2002;

13. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học tập Lịch sử và giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông- NXB Giáo dục- H. 2008;

14. Nguyễn Minh Nguyệt, Giáo dục trải nghiệm di sản ở nhà trường phổ thông – hướng tiếp cận mới trong giáo dục truyền thống- Tạp chí Giáo dục số 297 kì 1- 11/2012;

15. Nguyễn Văn Huy, Quy trình giáo dục trải nghiệm di sản trong nhà trường. Trung tâm Nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa;

16. Phạm Mai Hùng, Dạy học Lịch sử thông qua các di sản, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, năm 2012;

Một phần của tài liệu Noi dung 2 BDTX 2013 (Trang 89)