Từ năm 2000 đến năm

Một phần của tài liệu chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam (Trang 47)

Nhóm mặt hàng nhà nước quản lý giá tính thuế:

Thời gian này có 9 nhóm mặt hàng nhà nƣớc quản lý giá tính thuế đƣợc quy định giá tính thuế tại Quyết định số 164/2000/QĐ/BTC, Quyết định số 164/2002/BTC. Theo số liệu thống kê 10 tháng đầu năm 2003, các mặt hàng nhà nƣớc quản lý giá tính thuế nhập khẩu chiếm tỷ trọng 2% tổng kim ngạch nhập khẩu (513 trUSD/25.534 trUSD) và chiếm tỷ lệ 7,8% số thu thuế nhập khẩu cùng kỳ.

Việc áp dụng bảng giá tối thiểu đã góp phần ổn định số thu cho ngân sách nhà nƣớc, chống gian lận thƣơng mại ngay ở khâu nhập khẩu. Tuy nhiên

hệ thống xác định giá dựa trên bảng giá tối thiểu luôn tồn tại những nhƣợc điểm mà bất kỳ các quốc gia nào áp dụng đều gặp phải, đó là:

- Sự cào bằng về thuế, nhà nhập khẩu dù mua với giá nào thấp hơn giá tối thiểu đều phải nộp một khoản thuế nhƣ nhau, tạo ra xu hƣớng hạn chế cạnh tranh lành mạnh.

- Mức giá tối thiểu nhanh chóng bị lạc hậu, có thể cao hoặc thấp hơn giá nhập khẩu thực tế do sự biến động thị trƣờng. Khi giá thị trƣờng thấp hơn giá tối thiểu đối tƣợng nộp thuế phải gánh chịu thêm một khoản thuế ngoài mong đợi. Khi giá thấp hơn tạo ra bình phong hợp pháp hoá gian lận, đẩy các doanh nghiệp vào cuộc chạy đua giảm giá khai báo tới mức giá tối thiểu; Tính cứng nhắc của mức giá tối thiểu do không đƣợc sửa đổi, bổ sung thƣờng xuyên đặc biệt việc xây dựng các bảng giá còn thực hiện chủ yếu bằng phƣơng pháp thủ công trên cơ sở tập hợp các mức giá CIF thực tế tại cửa khẩu nên độ chuẩn xác không cao, nhất là những mặt hàng biến động giá lớn.

- Không kích thích hoạt động kiểm tra sau thông quan bởi vì giá tối thiểu đã vô tình công nhận nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ của doanh nghiệp.

Nhóm mặt hàng nhà nước không quản lý giá tính thuế:

Chính sách về giá đối với nhóm mặt hàng này có nhiều thay đổi qua các thời kỳ. Đã có thời kỳ cho áp dụng theo hợp đồng nếu hợp đồng có đủ điều kiện theo Điều 50 Luật Thƣơng mại mà không quy định điều kiện ràng buộc về mức giá. Theo hƣớng dẫn tại Thông tƣ số 08/2002/TT/BTC ngày 23 tháng 1 năm 2002 của Bộ Tài chính thì ngoài điều kiện hợp đồng đáp ứng Điều 50 Luật Thƣơng mại còn quy định thêm giá hợp đồng không thấp hơn 80% mức “giá kiểm tra”. Với ràng buộc về mức giá này bảng giá kiểm tra thực chất cũng là bảng giá tối thiểu, sự khác biệt là doanh nghiệp đƣợc quyền chứng minh tính trung thực của giá ghi trên hợp đồng.

Việc giao cho Cục Hải quan địa phƣơng xây dựng bổ sung giá kiểm tra và xem xét việc chứng minh là một cơ chế linh hoạt xử lý kịp thời những phát sinh nghiệp vụ về giá, chống thất thu ngay ở khâu nhập khẩu nhƣng cũng chứa đựng những sơ hở dễ bị lợi dụng cần có sự chấn chỉnh kịp thời.

Đối với doanh nghiệp do phải chịu sự điều chỉnh giá ở thời điểm nhập khẩu bởi quyết định xây dựng giá bổ sung của hải quan nên họ hoàn toàn bị động. Để bảo vệ đƣợc phƣơng án kinh doanh, tức là nộp đƣợc số thuế theo giá trên hợp đồng, họ có thể phải liên hệ trƣớc với hải quan trƣớc khi nhập khẩu

hoặc tìm cách để hải quan chấp nhận theo giá hợp đồng. Trong tình huống này, doanh nghiệp đã (phải) chủ động kết nối với hải quan hình thành nên cơ chế xin - cho.

Thực hiện theo thông tƣ số 82/1997/TT-BTC ngày 11/11/1997 và Thông tƣ số 92/1999/TT-BTC ngày 27/7/1999 và Thông tƣ số 08/2002/TT- BTC ngày 23/1/2002 của Bộ Tài chính Quyết định số 283/1999/QĐ-TCHQ ngày 12/8/1999, Công văn số 6436/TCHQ-KTTT ngày 19/12/2002 và 2959/TCHQ-KTTT ngày 24/6/2003 của Tổng cục Hải quan cho phép hàng hoá nhập khẩu trực tiếp đƣa vào sản xuất đƣợc áp giá theo hợp đồng, kể cả hàng nằm trong danh mục nhà nƣớc quản lý thuế, định kỳ doanh nghiệp phải có báo cáo quyết toán với cơ quan Hải quan nhƣng trên thực tế nhiều doanh nghiệp chây ỳ không báo cáo, việc quản lý rất khó khăn.

Nhƣ vậy, giá tính thuế đƣợc xác định dựa trên cơ sở bảng giá tính thuế do Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan ban hành. Doanh nghiệp phải chấp nhận kinh doanh nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt trên cơ sở bảng giá tối thiểu. Vì vậy, giá khai báo trên hợp đồng thƣơng mại đúng thực tế trị giá giao dịch mà ngƣời mua và ngƣời bán đã đàm phán. Ngƣời nhập khẩu chủ yếu dựa vào bảng giá để tính thuế trong việc khai báo.

Đây là một sự gian lận trị giá hợp pháp của doanh nghiệp chủ yếu bằng hai hình thức:

- Giá tính thuế nhập khẩu cao hơn giá tối thiểu nhƣng để nộp thuế thấp hơn, ngƣời mua tự lập hợp đồng khác để nộp cho Hải quan.

- Giá tính thuế nhập khẩu thấp hơn 80% giá tối thiểu nhƣng để hạn chế số thuế phải nộp doanh nghiệp tự lập hợp đồng khác để nâng giá hợp đồng bằng 80% giá tối thiểu.

Nhƣ vậy từ năm 2000-2003 tình hình gian lận nên tới mức báo động vì chính sách giá tính thuế ngoài các mặt hàng đã đƣợc quy định tại các bảng giá do Bộ Tài chính gồm hàng hoá thuộc danh mục quản lý giá và Tổng cục Hải quan ban hành danh mục hàng không thuộc danh mục quản lý giá, theo đó tất cả các mặt hàng nhập khẩu mới phát sinh đƣợc tính theo giá hợp đồng, do đó việc khai báo giá của doanh nghiệp hết sức tuỳ tiện, vi phạm nghiêm trọng việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào Ngân sách nhà nƣớc.

Từ ngày 1/1/2003 căn cứ quyết định số 149/2002/QĐ-BTC ngày 9/12/2002 của Bộ Tài chính và công văn số 6436/TCHQ-KTTT ngày

19/12/2002, công văn số 2959/TCHQ-KTTT ngày 24/6/2003 của Tổng cục Hải quan, tình hình gian lận trị giá đã lắng xuống do Cục Hải quan địa phƣơng đƣợc phép xây dựng giá cho rất nhiều mặt hàng tăng thu cho Ngân sách nhà nƣớc khoản 112 tỷ đồng. Cũng tại thời điểm này bảng giá do Bộ Tài chính ban hành đã bộc lộ nhƣợc điểm là giá tính thuế đã lạc hậu do đã sử dụng qua nhiều năm nên theo quy định về nguyên tắc chứng minh tính trung thực Hải quan đã hoàn thuế lại cho doanh nghiệp cũng chiếm con số khá lớn khoảng 14 tỷ đồng trong năm 2003.

Một phần của tài liệu chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)