Những mục tiêu chủ yếu trong việc chống gian lận thƣơng mại.

Một phần của tài liệu chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam (Trang 35 - 36)

Chống gian lận thƣơng mại là một nhiệm vụ xuyên suốt quá trình hoạt động của ngành Hải quan. Đặc biệt trong trong giai đoạn nƣớc ta đang thực hiện chính sách mở cửa, tăng cƣờng hợp tác kinh tế với nƣớc ngoài tham gia và thị trƣờng khu vực và thế giới thì việc đấu tranh chống gian lận thƣơng mại là một trong những công cụ quan trọng đảm bảo để đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Mặt khác bên cạnh những mặt tốt, những mặt trái và tiêu cực của cơ chế thị trƣờng và tự do thƣơng mại đã và đang đe doạ phát triển lành mạnh của nền kinh tế có định hƣớng đặt ra cho công tác chống gian lận thƣơng mại của Hải quan một nhiệm vụ hết sức nặng nề và phức tạp. Chừng nào còn tồn tại những

hành vi thủ đoạn gian lận thƣơng mại thì chống gian lận thƣơng mại vẫn còn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình.

Chống gian lận thƣơng mại nhằm đạt đƣợc các mục tiêu sau:

- Ngăn ngừa và phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật hải quan buôn lậu và gian lận trong các hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hoá qua biên giới và liên doanh đầu tƣ trong và ngoài nƣớc;

- Đảm bảo cho các đối tƣợng xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu qua lại biên giới phải tuân thủ nguyên tắc và luật lệ nhà nƣớc đã quy định;

- Thực hiện các lợi ích quốc gia về kinh tế, xã hội, ngân sách và an ninh quốc phòng, ngoại giao…

- Thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế;

- Tạo điều kiện thuận lợi để các hoạt động xuất nhập cảnh phát triển. Kết quả của công tác chống gian lận thƣơng mại còn góp phần tạo phong cách kinh doanh chân chính và môi trƣờng đầu tƣ lành mạnh, thu hút ngày càng nhiều hơn các đối tác trong và ngoài nƣớc tham gia vào thị trƣờng sản xuất và trao đổi hàng hoá, thể hiện bản chất tốt đẹp của nền thƣơng mại theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)