Khái niệm theo quy định tại Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 thì tham vấn là việc cơ quan Hải quan và ngƣời khai hải quan trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế đã kê khai, theo yêu cầu của ngƣời khai hải quan.
Mục đích của việc tham vấn: Tham vấn trị giá tính thuế là một hoạt động nghiệp vụ trong khâu xác định trị giá tính thuế trong quy trình nghiệp vụ hải quan. Mục đích của tham vấn là để xác định tính trung thực của trị giá khai báo của ngƣời khai hải quan trƣớc những nghi vấn của cơ quan Hải quan và tạo điều kiện cho ngƣời khai Hải quan giải trình và cung cấp những chứng từ tài liệu trung thực của trị giá khai báo hoặc để họ thừa nhận những nghi vấn của cơ quan Hải quan là đúng, thừa nhận những sai phạm trong khai báo.
Các trƣờng hợp tham vấn:
Để việc tham vấn có hiêụ quả, tránh tham vấn tràn lan gây tâm lý không tốt đối với doanh nghiệp, việc tham vấn chỉ đƣợc thực hiện đối với các lô hàng có một trong hai yếu tố sau:
- Thông qua kết quả kiểm tra trị giá khai báo, cơ quan Hải quan có nghi ngờ về tính trung thực chính xác của một trong các chứng từ hay nội dung khai báo liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế, nhƣng cơ quan Hải quan chƣa đủ cơ sở kết luận;
- Mặt hàng nhập khẩu có trị giá khai báo thấp hơn 90% trị giá giao dịch thấp nhất (không có nghi ngờ và đã đƣợc chấp nhận trị giá tính thuế).
Theo Quy trình kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá tính thuế đang áp dụng, thì công tác kiểm tra, tham vấn và xác định giá tính thuế hàng nhập khẩu đƣợc phân cấp nhƣ sau:
- Cấp Chi cục: Đảm nhiệm, thực hiện toàn bộ việc kiểm tra trị giá khai báo, tham vấn và xác định trị giá tính thuế (riêng Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, Cục Hải quan TP.Hải Phòng thực hiện tham vấn giá tại cấp Cục đối với những mặt hàng trọng điểm bao gồm: ô tô; xe máy; rƣợu bia; ti vi; tủ lạnh; quạt điện; điều hoà nhiệt độ, hoa quả; bánh kẹo; quần áo; đồng hồ; máy ảnh)
- Cấp Cục: Tổ chức kiểm tra, chỉ đạo, cung cấp, hỗ trợ thông tin và hƣớng dẫn các Chi cục thực hiện công tác kiểm tra, tham vấn.
- Cấp Tổng cục: Xây dựng hệ thống văn bản, chính sách, tổ chức triển khai thực hiện, cung cấp thông tin hỗ trợ và kiểm tra tình hình thực hiện tại các Cục Hải quan địa phƣơng.
Quy trình kiểm tra, xác định trị giá tính thuế, tham vấn được thực hiện cụ thể như sau:
- Đối với hàng luồng xanh: Sau khi thông quan hàng hoá, cán bộ phúc tập thực hiện kiểm tra hồ sơ, kiểm tra mức giá, đối chiếu với các nguyên tắc, phƣơng pháp xác định trị giá do doanh nghiệp khai báo và xử lý nhƣ sau:
+ Trƣờng hợp phát hiện các sai phạm về hồ sơ, về mức giá khai báo thì xử lý hành vi sai phạm theo quy định đồng thời xác định lại giá tính thuế theo đúng trình tự, nguyên tắc và các phƣơng pháp xác định trị giá, ra thông báo để doanh nghiệp biết và nộp thuế bổ sung theo quyết định điều chỉnh.
+ Trƣờng hợp nghi ngờ về hồ sơ, về mức giá khai báo nhƣng chƣa đủ cơ sở để kết luận hành vi sai phạm thì chuyển hồ sơ sang Chi cục kiểm tra sau thông quan để tiếp tục xác minh hoặc kiểm tra sau thông quan để kết luận cụ thể.
- Đối với hàng luồng vàng, luồng đỏ: Trƣớc khi thông quan hàng hoá, công chức 2 kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra mức giá khai báo, đối chiếu với các nguyên tắc, phƣơng pháp xác định trị giá do doanh nghiệp khai báo và xử lý nhƣ sau:
+ Trƣờng hợp phát hiện các sai phạm về hồ sơ, về mức giá khai báo thì xử lý hành vi sai phạm theo quy định đồng thời xác định lại giá tính thuế theo đúng trình tự, nguyên tắc và các phƣơng pháp xác định trị giá, ra thông báo để doanh nghiệp biết và nộp thuế bổ sung theo quyết định điều chỉnh.
+ Trƣờng hợp nghi ngờ về hồ sơ, nghi ngờ về mức giá khai báo nhƣng chƣa đủ cơ sở để kết luận hành vi sai phạm thì yêu cầu doanh nghiệp tham vấn trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai để cung cấp bổ sung các chứng từ, tài liệu và giải trình các nghi ngờ của cơ quan Hải quan. Trong quá trình tham vấn, nếu doanh nghiệp không chứng minh, giải trình đƣợc các nghi ngờ thì cơ quan Hải quan sẽ bác bỏ trị giá khai báo, xác định lại giá tính thuế theo theo đúng trình tự, nguyên tắc và các phƣơng pháp xác định trị giá, ra thông báo để doanh nghiệp biết và nộp thuế bổ sung theo quy định.
- Trƣờng hợp sau khi tham vấn, cơ quan Hải quan không đủ cơ sở, căn cứ để bác bỏ trị giá khai báo nhƣng vẫn nghi ngờ thì chuyển hồ sơ sang Chi cục kiểm tra sau thông quan để tiếp tục xác minh hoặc kiểm tra sau thông quan để kết luận cụ thể.
Nhƣ vậy, sau khi hàng hoá đƣợc thông quan, nếu có nghi ngờ về tính trung thực của trị giá khai báo hay những bất hợp lý, hợp lệ trong hồ sơ hải quan thì cơ quan Hải quan sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để trao đổi với
doanh nghiệp về những nghi ngờ hay vƣớng mắc đã phát hiện, trên cơ sở đó đấu tranh với các trƣờng hợp khai báo giá không trung thực.
Trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu, bên cạnh những doanh nghiệp trung thực, chấp hành tốt các quy định của pháp luật thì vẫn có một bộ phận doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của pháp luật để làm ăn gian dối, trốn thuế nhằm đem lại lợi ích không chính đáng. Họ thƣờng tìm cách gian lận và khai báo giá không đúng với thực tế giao dịch đàm phán với đối tác nƣớc ngoài. Họ có thể giả mạo chứng từ, hồ sơ phải nộp hay xuất trình với cơ quan Hải quan.
Đồng thời trong qua trình thực hiện hoạt động nhập khẩu cũng có những trƣờng hợp chứng từ, tài liệu liên quan trong hồ sơ nhập khẩu tại Hải quan vì nhiều lý do mà không phù hợp với quy định của pháp luật hay không hợp lý mà có thể là lý do để nghi ngờ doanh nghiệp gian lận giá khai báo thì đƣợc cơ quan Hải quan trao đổi với doanh nghiệp để tìm hiểu. Trên cơ sở đó có những thông tin cần thiết xác định việc khai báo trị giá của doanh nghiệp có độ tin cậy hay không và có cần tiến hành các biện pháp nghiệp vụ hải quan khác để làm rõ tính không trung thực trong khai báo hải quan của doanh nghiệp.
Việc tham vấn trị giá tính thuế đƣợc thực hiện qua nhiều bƣớc, nhiều khâu: Từ xác định lô hàng cần tham vấn, chuẩn bị tài liệu hồ sơ tham vấn, thực hiện tham vấn, xử lý kết quả tham vấn đến giải quyết khiếu nại (nếu có).
Kiểm tra, tham vấn, xác định giá tính thuế là một biện pháp chống gian lận thƣơng mại mềm dẻo, nó ra đời khi triển khai áp dụng trị giá tính thuế theo trị giá GATT, thích ứng trong điều kiện cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam đang đƣợc đẩy mạnh. Hạn chế của biện pháp này là yếu tố cần có lực lƣợng cán bộ Hải quan phải có nhiều kinh nghiệm có hiểu biết, cần có sự đầu tƣ nhiều về thông tin giá và một hành lang pháp lý đủ mạnh.
2.3.1.1. Thực trạng công tác tham vấn trị giá tính thuế.
Trong những năm vừa qua, việc triển khai thực hiện xác định trị giá tính thuế theo quy định của Thông tƣ 118/2003/TT/BTC ngày 8 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính, Nghị định 155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ, Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính Phủ và Nghị định 60/2002/NĐ-CP cũng đồng thời là thời gian triển khai công tác chống gian lận thƣơng mại qua giá thông qua biện pháp kiểm tra, tham vấn,
xác định giá tính thuế cũng đã bộc lộ nhiều vấn đề cần xem xét để có hƣớng hoàn thiện.
Phải mạnh dạn nhận định rằng trong thời gian qua công tác kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá tính thuế theo quy định của Thông tƣ 118/2003/TT/BTC, Nghị định 155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005, Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính Phủ chƣa đƣợc sự quan tâm, đầu tƣ đầu tƣ đúng mức của các cấp quản lý. Đặc biệt tại Hải quan các địa phƣơng, việc tham vấn còn chƣa đạt yêu cầu và kết quả thấp, còn tâm lý nghe ngóng chƣa mạnh dạn và chủ động thực hiện. Kinh nghiệm tham vấn còn quá nghèo nàn, chƣa thành nề nếp thƣờng xuyên của Hải quan địa phƣơng dẫn đến có tình trạng tham vấn qua loa đại khái cho hết trách nhiệm. Kết quả tham vấn còn hạn chế, nảy sinh tâm lý buông xuôi, về phía doanh nghiệp thì lại cho rằng cơ quan Hải quan gây phiền hà, sách nhiễu.
Về cơ sở vật chất phục vụ công tác kiểm tra, tham vấn, xác định giá tính thuế: Tham vấn trị giá tính thuế là một công việc mới, khó khăn và đòi hỏi sự đầu tƣ rất nhiều và cần có thời gian để hoàn thiện. Trong đó, yếu tố cơ sở vật chất phải đƣợc coi trọng và đánh giá đúng mức. Trong thời gian triển khai công tác tham vấn thì cơ sở vật chất phục vụ tham vấn nói riêng và công tác giá nói chung còn ở mức khiêm tốn, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của việc cung cấp thông tin đầy đủ đảm bảo cho việc tham vấn có hiệu quả nhƣ mong muốn. Hải quan các địa phƣơng mới đƣợc trang bị một số máy tính kết hợp với một số thiết bị máy tính khác hiện có đƣợc huy động để phục vụ công tác cung cấp thông tin giá. Tuy nhiên, số máy móc thiết bị này đƣợc sử dụng còn chƣa có hiệu quả, sự không đồng nhất trong hệ thống máy tính trong mỗi đơn vị Hải quan địa phƣơng lại là rào cản sự hoạt động của cả hệ thống máy vi tính thông tin trị giá. Dẫn đến việc khai thác thông tin giá của các bộ phận liên quan không đảm bảo yếu tố đầy đủ, kịp thời của công tác quản lý giá tính thuế.
Một số Chi cục Hải quan do điều kiện địa lý nằm xa nơi thành phố, thị xã, thị trấn nên việc đảm bảo có đƣờng truyền thông tin còn yếu. Có nơi phải khắc phục bằng cách ghi vào đĩa mềm định kỳ vài ngày (có khi cả tuần lễ) chuyển số liệu về Cục và ngƣợc lại. Rõ ràng cơ sở vật chất chƣa đƣợc đầu tƣ đầy đủ, đúng mức là một hạn chế rất lớn đến kết quả của hoạt động tham vấn.
Về yếu tố con ngƣời: Trong mọi công tác, mọi lĩnh vực thì con ngƣời luôn đƣợc đánh giá là yếu tố quan trọng nhất. Trong quá trình chuẩn bị triển khai thực hiện trị giá tính thuế theo Thông tƣ 118/2003/TT/BTC, Nghị định 155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005, Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính Phủ thì ngành Hải quan đã có sự chuẩn bị tƣơng đối tốt. Đã thực hiện mở nhiều lớp tập huấn về Thông tƣ 118/2003/TT/BTC, Nghị định 155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005, Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính Phủ và Nghị định 60/2002/NĐ-CP cho Hải quan các đại phƣơng và cộng đồng doanh nghiệp khắp cả 3 miền. Một số cán bộ Hải quan cũng đã đƣợc tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn trị giá tính thuế theo GATT ở nƣớc ngoài hoặc các lớp đào tạo trong nƣớc do chuyên gia nƣớc ngoài giảng dạy.
Tuy nhiên, việc thực hiện kiểm tra, tham vấn, xác định giá tính thuế theo GATT là một công việc hết sức mới mẻ. Việc thích nghi ngay với công việc mới là rất khó khăn do cách suy nghĩ và tƣ duy của một bộ phận cán bộ làm công tác giá còn chƣa thích ứng với công việc mới, tâm lý cán bộ làm công việc này còn chƣa yên tâm, sự đầu tƣ tìm tòi, chủ động trong công việc còn ít, kinh nghiệm thực tế hầu nhƣ chƣa có. Trong khi phải đối phó và đấu tranh với một loạt doanh nghiệp làm ăn gian dối và có thủ đoạn gian lận trốn thuế qua giá đƣợc ngụy trang, che đậy ngày càng tinh vi, rất khó khăn để phát hiện.
Hệ thống thông tin dữ liệu giá GTT22 và việc thu thập, khai thác, quản lý và sử dụng thông tin dữ liệu giữa Tổng cục - Cục Hải quan các địa phƣơng và các Chi cục là điểm then chốt, quan trọng có tính quyết định của công tác quản lý, kiểm tra xác định giá tính thuế theo Hiệp định trị giá WTO. Thực tế, các nguồn thông tin đƣợc sử dụng để kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá trong thời gian qua bao gồm:
- Nguồn thông tin dữ liệu về hồ sơ các lô hàng nhập khẩu do doanh nghiệp khai báo.
- Nguồn thông tin dữ liệu về hồ sơ các lô hàng nhập khẩu do cơ quan Hải quan điều chỉnh sau tham vấn.
- Nguồn thông tin dữ liệu do cơ quan Hải quan thu thập đƣợc nhƣ: Nguồn thông tin trên mạng Internet, nguồn thông tin từ giá bán thị trƣờng qua khảo sát, nguồn thông tin do các Hiệp hội cung cấp,…
Các nguồn thông tin nêu trên đƣợc thu thập, cập nhật, khai thác, sử dụng và truyền nhận trong toàn Ngành từ Tổng cục xuống các Chi cục và ngƣợc lại thông qua hệ thống phần mềm quản lý giá tính thuế.
Hiện nay Tổng cục Hải quan đã xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu giá in ra giấy (ban hành theo công văn số 5783/TCHQ-KTTT ngày 29/11/2004 của Tổng cục Hải quan) và cơ sở dữ liệu giá trên chƣơng trình GTT22 sử dụng trên mạng máy tính và triển khai đến hầu hết các đơn vị Hải quan trong toàn quốc. Tuy nhiên về chất lƣợng thông tin còn phải củng cố và khắc phục nhƣ: Giá trên Danh mục dữ liệu giá chậm đƣợc thay đổi và bổ sung, Dữ liệu giá trên chƣơng trình GTT22 còn thiếu và chƣa đƣợc cập nhật đầy đủ yếu tố để sử dụng có hiệu quả,…
Nhƣ vậy việc kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá tính thuế muốn đạt hiệu quả cao cần có sự phối hợp thƣờng xuyên, liên tục của các bộ phận và các ngành có liên quan. Thời gian qua, việc triển khai biện pháp tham vấn trị giá tính thuế mới dừng lại ở phạm vi hẹp, chƣa có sự liên kết phối hợp giữa kiểm tra sau thông quan, điều tra chống buôn lậu, ngành thuế, ngân hàng … Nguyên nhân chính là chƣa có một quy chế phối hợp để cùng thực hiện mục tiêu chung là chống gian lận thƣơng mại qua giá.
Về văn bản chính sách: Hiện nay hệ thống các văn bản hƣớng dẫn thực hiện chống gian lận thƣơng mại qua giá thông qua biện pháp tham vấn còn chƣa đầy đủ và chƣa theo kịp tình hình thực tế các kiểu gian lận giá đang diễn ra.
Một số nội dung của Hiệp định có tính kỹ thuật cao nhƣng chƣa đƣợc cụ thể hoá tại Nghị định và Thông tƣ hƣớng dẫn nhƣ: Nội dung kiểm tra trị giá khai báo; tham vấn và bác bỏ trị giá khai báo; trì hoãn xác định trị giá và nộp khoản bảo đảm. Do đó dễ xảy ra vƣớng mắc tranh chấp, không thống nhất trong thực tế thực hiện và tạo ra khe hở để doanh nghiệp lợi dụng trốn thuế cụ thể:
- Chƣa theo kịp tình hình thực tế trong triển khai thực hiện, một số nội dung của Hiệp định chƣa đƣợc hƣớng dẫn hoặc đã đƣợc hƣớng dẫn nhƣng chƣa chặt chẽ, chi tiết tại Nghị định và Thông tƣ nhƣ: nội dung phí bản quyền, hàng khuyến mại, giảm giá. Do đó trong quá trình thực hiện dễ xảy ra