Nhóm giải pháp về nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, xây dựng cơ chế mua tin, đặt đại diện ở Hải quan một số nƣớc, xây

Một phần của tài liệu chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam (Trang 133 - 140)

III. Cục Hải quan TP.HCM(Cục+Ch

9603 viên thuốc gây

3.2.6. Nhóm giải pháp về nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, xây dựng cơ chế mua tin, đặt đại diện ở Hải quan một số nƣớc, xây

ro, xây dựng cơ chế mua tin, đặt đại diện ở Hải quan một số nƣớc, xây dựng chiến lƣợc “Tuân thủ pháp luật tự nguyện”

3.2.6.1 Giải pháp về nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro

Nhằm cân đối giữa việc thực hiện hai chức năng: Tạo thuận lợi cho thƣơng mại và kiểm soát tuân thủ pháp luật, ngành Hải quan hiện đang từ bỏ dần hình thức kiểm tra truyền thống đƣợc thực hiện hàng ngày “tại cửa khẩu” và chuyển sang áp dụng các nguyên tắc quản lý rủi ro với những mức độ và kết quả thu đƣợc khác nhau. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro nhằm tập trung nguồn lực có hạn của cơ quan Hải quan vào những đối tƣợng nhập khẩu, tờ khai nhập khẩu có nguy cơ gian lận cao đồng thời áp dụng đồng bộ đối với tất cả các khâu nghiệp vụ. Vậy nên, các rủi ro mà ngành hải quan gặp phải đối mặt bao gồm các nguy cơ không tuân thủ Luật Hải quan nhƣ quy định cấp phép, các điều khoản về xác định trị giá, quy tắc xuất xứ, chế độ

miến thuế, biện pháp hạn chế thƣơng mại, các quy định về an ninh cũng nhƣ nguy cơ thất bại trong tạo điều kiện thuận lợi cho thƣơng mại quốc tế.

Quản lý rủi ro cơ bản luôn là nền tảng cho hoạt động hải quan. Nó định hƣớng cho quá trình xây dựng các chính sách chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, thực thi chức năng kiểm soát biên giới để kiểm tra tính hợp pháp của hàng hoá và hành khách vận chuyển, đi lại qua biên giới, cũng nhƣ xây dựng các quy định về kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hoá. Quản lý rủi ro tốt là nền tảng cho hoạt động hải quan hiệu quả.

Nhƣ đã đề cập ở trên, kiểm tra sau thông quan rất cần đến sự hỗ trợ của kỹ thuật quản lý rủi ro để xác định đối tƣợng cần kiểm tra. Trong hoạt động của hải quan hiện đại, quản lý rủi ro còn đƣợc ứng dụng rộng rãi hơn ở hầu hết các khâu công việc, nó giúp cho cơ quan quản lý tập trung nguồn lực vào những lĩnh vực hay vấn đề cần ƣu tiên nhằm đạt mục tiêu quản lý của toàn bộ hệ thống.

Bất cứ mô hình quản lý rủi ro nào cũng phải bảo đảm các chức năng sau:

- Nhận diện rủi ro: Tìm kiếm và xác định rủi ro

- Phân tích rủi ro: Chuyển các dữ liệu về rủi ro thành các thông tin hữu ích thông qua việc đánh giá tác động, xác suất và thời gian gây ra rủi ro, phân loại các rủi ro và xác định những lĩnh vực ƣu tiên

- Lập kế hoạch giảm thiểu tác hại của rủi ro: Chuyển thông tin về rủi ro thành các quyết định, hành động cần thiết và thực hiện các hành động này

- Giám sát: Theo dõi những dấu hiệu rủi ro và hành động giảm tác động của rủi ro

- Kiểm soát: Sửa chữa và điều chỉnh để bảo đảm kế hoạch đã lập hoạt động tốt

- Trao đổi thông tin: Cung cấp thông tin và phản hồi về các hoạt động gây rủi ro, những rủi ro hiện có và những rủi ro sẽ phát sịnh giữa các bộ phận trong và ngoài đơn vị nghiệp vụ.

Thông thƣờng, mỗi rủi ro sẽ trải qua tất cả các chức năng trong “chu kỳ” quản lý rủi ro này, trong đó trao đổi thông tin đóng vai trò xuyên suốt và gắn kết chặt chẽ với các chức năng còn lại. Để có một hệ thống quản lý rủi ro đƣợc khởi động và vận hành hiệu quả qua đầy đủ các chức năng nêu trên, cơ quan Hải quan có thể thực hiện bốn bƣớc cơ bản sau:

Thứ nhất, là thu thập dữ liệu và thông tin từ nhiều nguồn và hệ thống quản lý thông tin khác nhau, cùng với việc thiết lập các tiêu chí và hình thức kiểm tra phù hợp.

Thứ hai, là phân tích và đánh giá rủi ro trên cơ sở thông tin đã có và miêu tả hoạt động cần thiết tiếp theo.

Các bƣớc còn lại sẽ là theo dõi và báo cáo về các hoạt động kiểm tra đã đƣợc thực hiện, giám sát sự chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, tiếp tục chọn lọc và phát triển kế hoạch thực hiện chƣơng trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, và cuối cùng là chuẩn bị báo cáo để rút ra những bài học và kinh nghiệm cho những giai đoạn kiểm tra sau.

Quản lý rủi ro đem lại phƣơng tiện để đạt đƣợc sự cấn xứng giữa tạo điều kiện thuận lợi cho thƣơng mại và kiểm soát theo quy định của luật pháp. Là một biện pháp hữu ích để ngăn chặn tình trang gian lận thƣơng mại. Hải quan bất kỳ một nƣớc nào cũng có thể áp dụng các nguyên tắc quản lý rủi ro dù họ đang sử dụng hệ thống tự động hay thủ công bằng cách thực thi các chiến lƣợc quản lý tuân thủ có các yếu tố chính trong phƣơng pháp quản lý dựa trên rủi ro.

3.2.6.2. Giải pháp về xây dựng cơ chế mua tin, đặt đại diện Hải quan tại các nước.

Nghiên cứu, xây dựng cơ chế mua tin của các tổ chức thẩm định giá nƣớc ngoài, ... để xác minh tính trung thực, chính xác của các giao dịch nghi ngờ giả mạo (lựa chọn đối tƣợng mua tin, nguồn kinh phí mua tin, thẩm quyền, trách nhiệm quản lý sử dụng). Nghiên cứu, tổ chức mạng lƣới Hải quan tại những nƣớc có kim ngạch xuất khẩu hàng hoá lớn vào Việt Nam, có khả năng gian lận thƣơng mại nhƣ: Khu vực các nƣớc ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc.

*Mục tiêu:

Chủ động xác minh các nguồn thông tin có liên quan đến trị giá, ngăn chặn gian lận thƣơng mại từ xa, rút ngắn thời gian kiểm tra, kiểm soát hàng hoá khi về đến Việt Nam, phù hợp với tiến trình hội nhập, cải cách và hiện đại hoá của Ngành.

3.2.6.3. Nghiên cứu, xây dựng chiến lược “Tuân thủ pháp luật tự nguyện”

Việc áp dụng chiến lƣợc “Tuân thủ pháp luật tự nguyện” giúp tạo ra một diễn đàn bình đẳng cho cơ quan Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp cùng trao đổi về những chính sách mới và tác động của những chính sách đó cho hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu. Điểm mấu chốt mà cơ quan Hải quan nên quan tâm khi xây dựng chiến lƣợc “Tuân thủ pháp luật tự nguyện” là đảm bảo sự chấp hành pháp luật tự nguyện của doanh nghiệp hơn là điều chỉnh các hành vi vi phạm đã qua. Vì vậy, cơ quan Hải quan phải nhận thức rõ hơn về vai trò của mình trong tƣơng lai, đó là sự cân bằng giữa một bên là cơ quan công quyền và một bên là cơ quan cung cấp dịch vụ (mang tính phục vụ).

Nhằm giúp cơ quan Hải quan có thể tập trung nguồn lực vào những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của mình và giúp các doanh nghiệp đƣợc kinh doanh trong môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng thì bản thân cộng đồng doanh nghiệp phải hình thành nên ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật. Mặc dù hầu hết các doanh nghiệp đều ý thức đƣợc điều đó nhƣng họ rất cần đến tác động của các biện pháp hành chính nhằm giáo dục, động viên bộ phận thiểu số các doanh nghiệp còn thiếu ý thức chấp hành để họ hoà đồng nhằm hình thành nên ý thức tự giác chung của cộng đồng doanh nghiệp.

Hƣớng tới mục tiêu đó, các cơ quan quản lý cùng với cộng đồng doanh nghiệp cần đƣa ra các chƣơng trình hành động cụ thể nhƣ:

- Công khai và minh bạch hoá các chính sách liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu bằng cách thƣờng xuyên tổ chức các chuyên đề nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và các văn bản chính sách chế độ mới cho cả công chức hải quan lẫn doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc thực thi pháp luật đúng và thống nhất.

- Hệ thống kiểm tra sau thông quan và quản lý rủi ro hoạt động hiệu quả, đặc biệt cần chú trọng đến công tác kiểm toán.

- Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật và công bố công khai trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng; đồng thời đƣa ra các hình thức khen thƣởng động viên kịp thời cho các doanh nghiệp có truyền thống chấp hành tốt các quy định của pháp luật, kể cả việc dành cho họ những chế độ thủ tục hải quan thuận lợi nhất. Khuyến khích doanh nghiệp tham gia hỗ trợ một

số công việc của cơ quan Hải quan nhất là động viên họ hợp tác với cơ quan Hải quan thực hiện giám sát lẫn nhau trong quá trình thực thi pháp luật.

Một trong những công cụ chính mà cơ quan Hải quan cần sử dụng là kiểm toán hải quan. Đây là hoạt động đánh giá, kiểm tra hồ sơ kế toán và hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp nhằm giúp Hải quan xem xét tính thống nhất của thông tin do doanh nghiệp cung cấp, từ đó đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Nhƣ vậy, quá trình kiểm toán không chỉ giúp cơ quan Hải quan đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của một doanh nghiệp, mà còn cho phép họ kịp thời hƣớng dẫn cũng nhƣ trợ giúp doanh nghiệp bằng cách cải thiện những thủ tục và chế độ quản lý chƣa hiệu quả đang đƣợc áp dụng.

Cơ quan Hải quan và doanh nghiệp đều biết rằng họ là bạn đồng hành với nhau. Mối quan hệ đó dựa trên các quy định của pháp luật và sự tin tƣởng lẫn nhau trong quá trình thực thi pháp luật. Nếu nhƣ số đông doanh nghiệp luôn tìm cách trốn trách các nghĩa vụ thực thi pháp luật hoặc cơ quan Hải quan thiếu tin tƣởng vào sự chấp hành của doanh nghiệp thì cả hai trƣờng hợp trên đây đều dẫn đến sự suy giảm hiệu quả quản lý của cơ quan Hải quan và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

---ﻬﻬﻬﻬﻬ---

Tóm lại, các biện pháp chống gian lận qua giá có thể đƣợc thực hiện bằng cách triển khai một chiến lƣợc gồm ba yếu tố: cải thiện hệ thống và thủ tục trong phạm vi tổ chức, hoàn thiện luật và quy định trong khuôn khổ pháp luật quốc gia nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện Hiệp định trị giá WTO, và cải thiện tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực trong tổ chức liên quan đến việc thực hiện Hiệp định trị giá WTO (Tổ chức thƣơng mại thế giới)

Thứ nhất, tạo cho cơ quan Hải quan một cơ cấu pháp lý phù hợp nhằm thiết lập các hệ thống hiệu quả, hiệu lực, nhất là:

- Thành lập nhóm chuyên giải thích Hiệp định và hỗ trợ các công chức Hải quan cửa khẩu và thành lập các đơn vị kiểm toán sau thông quan ở cả trung ƣơng và địa phƣơng;

- Kiểm tra thực tế một cách đầy đủ;

- Thiết lập mối quan hệ làm việc theo nhóm giữa các bộ phận trong Hải quan;

- Loại trừ sự cạnh tranh không tích cực, nhất là:

+ Giữa kiểm toán sau thông quan và kiểm soát; + Giữa kiểm toán sau thông quan và thông quan;

+ Giữa khâu trị giá và kiểm toán sau thông quan, khâu thông quan và kiểm soát có thể chia sẻ thông tin tình báo trong nội bộ ngành.

- Tự động hoá thủ tục hải quan;

- Tập trung hoá thông tin phục vụ phân tích.

Thứ hai, rà soát và chuẩn bị một khuôn khổ pháp lý phù hợp bằng cách ban hành các đạo luật và quy định mới hoặc sửa đổi bổ sung những đạo luật, quy định hiện hành nhằm tạo điều kiện cho:

- Hệ thống kiểm toán sau thông quan với những yêu cầu cầu lƣu trữ hồ sơ;

- Lập hồ sơ về ngƣời nhập khẩu và ngƣời cung ứng ở nƣớc ngoài; - Chia sẻ trách nhiệm chứng minh với ngƣời nhập khẩu;

- Trao đổi thông tin và hợp tác với các cơ quan trong nƣớc và ngoài nƣớc khác, cũng nhƣ với cộng đồng doanh nghiệp;

- Thực hiện việc phạt và các chế tài khác; - Kiểm soát thƣơng mại điện tử.

Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực

- Nâng cao sự hiểu biết của các công chức Hải quan cửa khẩu về Hiệp định và phát triển chuyên môn về xử lý dữ liệu;

- Nâng cao sự hiểu biết về các giao dịch điển hình mỗi thị trƣờng/ngành - Nâng cao sự hiểu biết về hàng hóa và thƣơng mại quốc tế thông qua giáo dục và đào tạo.

KẾT LUẬN

Môi trƣờng thƣơng mại quốc tế ngày nay đã tạo nên những tình huống mới khi các giao dịch quốc tế trở nên ngày càng phức tạp. Những hình thức và hành vi gian lận thƣơng mại theo đó càng trở nên tinh vi và khó đối phó hơn. Cơ quan quản lý nhà nƣớc, đặc biệt là vai trò của cơ quan Hải quan, phải nắm bắt và đáp ứng đƣợc thách thức này, trƣớc hết phải hiểu rõ các xu hƣớng thƣơng mại mới, nghiên cứu sâu hơn các biến tƣớng của các loại hình gian lận thƣơng mại, và sau đó là xem xét có thể giải quyết các xu hƣớng đó nhƣ thế nào trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đa dạng và tự do.

Chống gian lận thƣơng mại qua giá có thể đƣợc coi là một yếu tố quan trọng trong bảo vệ sự ổn định môi trƣờng kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, và đảm bảo khả năng cạnh tranh lành mạnh cho cộng đồng doanh nghiệp. Trong lĩnh vực hải quan, công tác thuế và chống gian lận thƣơng mại qua giá đóng một vai trò quan trọng, vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, vừa hỗ trợ các chính sách ngoại thƣơng giữa các quốc gia với nhau. Nhận thức rõ nhiệm vụ này và trên cơ sở công việc thực tế, khi thực hiện đề tài luận văn “Chống gian lận thƣơng mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay ”, tôi mong muốn đóng góp nhũng kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của mình vào quá trình nghiên cứu công tác chống gian lận thƣơng mại qua giá và những ứng dụng mới cho hoạt động quản lý trên lĩnh vực này. Với khả năng riêng của mình, tôi không thể phân tích, đánh giá một cách toàn diện về thực trạng gian lận thƣơng mại qua giá hiện nay và công tác quản lý chống gian lận thƣơng mại qua giá, mà chỉ có thể nêu lên một số điểm tồn tại và đề xuất một số giải pháp mới có thể áp dụng trong xu thế phát triển chung. Do đó, việc thực hiện đề tài này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Tuy nhiên, hy vọng rằng những vấn đề tôi nêu ở trên đây sẽ là một đóng góp nhỏ cho quá trình chống gian lận thƣơng mại trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam (Trang 133 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)