3.3.CÁC KIẾN NGHỊ TRONG QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU

Một phần của tài liệu Biện pháp và các kiến nghị trong quản lý hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu (Trang 61)

D 5905 7829 10089 11869 11356 14238 Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất

QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU 3.1 TIÊU CHÍ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

3.3.CÁC KIẾN NGHỊ TRONG QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU

CÔNG XUẤT KHẨU

Để khuyến khích hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo việc làm cho xã hội, tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm, nhà nước cho phép áp dụng chính sách ưu đãi. Nhìn chung các chính sách ưu đãi của Nhà nước và cơ chế hiện tại đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và tăng thu nhập cho từng gia đình, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã lợi dụng hình thức này để nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, vật tư trốn thuế vào trong nước để tiêu thụ nội địa.

Để ngăn chặn tình hình gian lận như thế cần có những đổi mới trong chính sách và công tác quản lý của nhà nước. Một số các kiến nghị đã được đưa ra để ngăn chặn các sai phạm này như:

Tình trạng gian lận trong hoạt động gia công xuất phát từ chỗ, hoạt động này được ưu đãi về thuế nhập khẩu, các doanh nghiệp đã lợi dụng hình thức này để trốn thuế. Kiến nghị được đưa ra đó là cần thay đổi chính sách thuế đối với hàng gia công, không thực hiện miễn thuế đối với loại hình kinh doanh này. Biện pháp này có thể ngăn chặn được tình trạng gian lận thương mại và đơn giản hóa trong công tác quản lý Hải quan nhưng nó gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực này và nó cũng không phù hợp với yêu cầu chung của quốc tế.

Trong trường hợp vẫn thực hiện chính sách miễn thuế đối với hàng gia công thì cần có các giải pháp đi kèm theo:

• Nhiều vụ việc vi phạm được phát hiện nhưng không thể tìm thấy tung tích của chủ thể tham gia trong hợp đồng gia công. Do đó, kiến nghị được đưa ra là quản lý chặt chẽ đối tượng tiếp nhận hợp đồng gia công trực tiếp, quy định cụ thể đối với thương nhân Việt Nam cần ký, đóng dấu theo quy định của pháp luật Việt Nam, đối với hộ kinh doanh là cá thể thì ký, ghi rõ họ tên, số chứng minh nhân dân và nơi cấp để có thể quản lý tốt hơn.

• Trước khi chấp nhận đăng ký hợp đồng gia công thì cơ quan hải quan cần phải kiểm tra cơ sở sản xuất của doanh nghiệp và có quy định cụ thể về các trường hợp nhất thiết phải kiểm tra cơ sở sản xuất để đảm bảo các doanh nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận hợp đồng gia công với mặt hàng ghi trong hợp đồng. Cần phải kiểm tra cơ

sở sản xuất trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện hợp đồng gia công lần đầu; thương nhân nhận gia công nhưng không thực hiện mà thuê lại toàn bộ hợp đồng gia công/ phụ lục hợp đồng gia công; quá 3 tháng sau lần nhập khẩu lô nguyên vật liệu lần đầu tiên mà chưa có sản phẩm xuất khẩu; kiểm tra trên cơ sở quản lý rủi ro để đánh giá sự tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp.

• Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phối hợp với cơ quan Hải quan để ban hành định mức chuẩn các mặt hàng do mình quản lý. Đối với cơ quan chuyên ngành thì việc xác định định mức nguyên vật liệu đối với mặt hàng gia công dễ dàng hơn nhiều, còn đối với cơ quan hải quan thì vấn đề này rất khó khăn. Hoặc việc kiểm tra xem doanh nghiệp gia công có thực tế tham gia vào sản xuất hay không thì có thể thông qua Sở Lao động và Thương binh xã hội cung cấp cho. Đối với doanh nghiệp đã hoạt động từ hai tháng trở lên thì kiểm tra hợp đồng lao động; kiểm tra bảng lương gần nhất cho công nhân viên trong đợt kiểm tra; kiểm tra danh sách công nhân được đóng bảo hiểm có xác nhận của cơ quan bảo hiểm. Còn đối với cơ sở sản xuất chưa hoạt động đủ hai tháng thì kiểm tra trực tiếp tại cơ sở sản xuất.

• Cần quản lý chặt chẽ công tác cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hạn chế doanh nghiệp “ma”, giám đốc “ma”.

• Khẩn trương hoàn chỉnh cơ chế chính sách quản lý và quy định về thủ tục hải quan đối với loại hình gia công với thương nhân nước ngoài phù hợp với lộ trình mà Việt Nam đã cam kết khi trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO); đẩy nhanh việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử trong quản lý hàng gia công, góp phần thông quan nhanh chóng, thuận lợi, chính xác.

KẾT LUẬN

Công tác quản lý nhà nước về Hải quan được thực hiện mang một ý nghĩa rất quan trọng, với mục đích vừa đảm bảo công tác quản lý, vừa đảm bảo tạo thuận lợi cho Doanh nghiệp. Trước yêu cầu tiếp tục tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại, đầu tư, ngành Hải quan coi trọng công tác hiện đại hóa, đổi mới các hoạt động nghiệp vụ là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và đầu tư ứng dụng hệ thống xử lý tích hợp hiện đại với cơ sở dữ liệu tập trung trên nền tảng hoàn thiện hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử với các cơ quan quản lý có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, người và phương tiện xuất nhập cảnh để hỗ trợ các quy trình thủ tục hải quan đã được hoàn thiện lại và đạt mục tiêu tự động hóa Hải quan, Hải quan điện tử.

Hiện tại, đã thí điểm tại nhiều chi cục hải quan mô hình thông quan điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hàng gia công xuất khẩu. Quy trình thủ tục hải quan mới này đã mang lại hiệu quả lớn về kinh tế cho các doanh nghiệp và hiệu quả quản lý cho cơ quan hải quan. .

Một phần của tài liệu Biện pháp và các kiến nghị trong quản lý hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w