Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, lãnh đạo hải quan

Một phần của tài liệu Biện pháp và các kiến nghị trong quản lý hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu (Trang 54)

D 5905 7829 10089 11869 11356 14238 Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất

3.2.3.Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, lãnh đạo hải quan

QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU 3.1 TIÊU CHÍ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

3.2.3.Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, lãnh đạo hải quan

Hàng gia công xuất khẩu, cũng như các mặt hàng xuất nhập khẩu khác đều phải tuân thủ các quy trình thủ tục Hải quan. Tuy nhiên, do đặc thù của loại hình kinh doanh gia công gồm nhiều công đoạn phức tạp đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ nhưng cũng phải tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động của doanh nghiệp nhận gia công.

Do đó có thể thấy việc tập trung nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, lãnh đạo Hải quan làm công tác quản lý hàng gia công xuất khẩu là rất cần thiết nhằm xây dựng một lực lượng cán bộ Hải quan vừa tinh thông nghiệp vụ Hải quan, có kiến thức sâu rộng về kinh tế, pháp luật, thông thạo ngoại ngữ, vừa có phẩm chất trong sáng vững vàng, tận tụy trong công việc.

Cán bộ, công chức Hải quan cần nhận thức được rằng họ là lực lượng quan trọng của Nhà nước trong khâu quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, bảo vệ sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, họ cũng cần đứng ở phía doanh nghiệp để thấy rằng doanh nghiệp nhận gia công thực chất là người làm thuê cho doanh nghiệp đặt gia công nước ngoài nên phải tuân thủ nghiêm ngặt những điều khoản đã ký kết trong hợp đồng gia công. Vì vậy, cần tránh thói làm việc quan liêu, sách nhiễu gây thiệt

hại không những về kinh tế mà bên cạnh đó là những hậu quả xã hội như do mất bạn hàng nên công nhân mất việc làm.

Để nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức Hải quan, trước hết, ngành cần tập trung lãnh đạo và bố trí kinh phí thỏa đáng cho đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng thường xuyên đối với công chức, xây dựng quy hoạch đào tạo cán bộ, công chức ngành Hải quan theo các tiêu chuẩn ngạch công chức và tiêu chuẩn bổ nhiệm, sử dụng cán bộ, công chức Hải quan.

Đồng thời cần tập trung hoàn thiện hệ thống giáo trình giảng dạy tại Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức Hải quan, hoàn thiện nội dung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Hải quan theo chuyên đề HS, GATT, KYOTO, sở hữu trí tuệ (TRIPS), xuất xứ hàng hóa (C/O), kiểm tra sau thông quan, kiểm soát chống buôn lậu, ngoại ngữ chuyên ngành Hải quan,v.v...

Về phương thức đào tạo, cần nghiên cứu cải tiến để phù hợp với điều kiện thực tế của ngành, kết hợp giữa cử cán bộ đi đào tạo tại các trường lớp chính quy với việc rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ tại cơ sở, đơn vị công tác, coi trọng việc truyền đạt, hướng dẫn của cán bộ quản lý, cán bộ có kinh nghiệm lâu năm đối với cán bộ trẻ, mới vào ngành công tác.

Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức Hải quan, ngành chủ động có kế hoạch mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho các doanh nghiệp và các đối tượng liên quan khác đến làm thủ tục Hải quan về những nội dung cần thiết như danh mục hài hòa mô tả và mã hàng hóa (danh mục HS), về xác định trị giá Hải quan theo GATT, về công ước KYOTO,v.v... để các đối tượng này nắm vững và tuân thủ đúng quy định của pháp luật, tạo thuận lợi cho ngành Hải quan trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Công tác này cần được thực hiện thường xuyên để các doanh nghiệp làm thủ tục Hải quan nhanh chóng, đúng quy định, tránh gây ùn tắc làm thủ tục Hải quan.

Đi đôi với công tác nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức Hải quan, ngành Hải quan cần tăng cường công tác chính trị, tư tưởng và quản lý cán bộ. Những công việc hàng ngày mà cán bộ, công chức Hải quan đảm nhiệm phải thường xuyên tiếp xúc với tiền, hàng trong khi đời sống của đại đa số cán bộ công chức Hải quan chưa cao. Do đó, trên thực tế cũng đã xảy ra một số trường hợp cán bộ Hải quan vụ lợi, bị lôi kéo nên đã thông đồng, tiếp tay cho doanh nghiệp trốn thuế, gian lận, gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng tiền thuế cho ngân sách Nhà nước và hậu quả nặng nề cho nền sản xuất trong nước. Công tác bồi

dưỡng, giáo dục tư tưởng của cán bộ Hải quan cần được đẩy mạnh hơn nữa, cụ thể như sau:

Bồi dưỡng kiến thức quản lý cho cán bộ lãnh đạo các cấp, phân công, phân cấp rõ ràng, cụ thể giữa các cấp quản lý, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, xây dựng quy chế làm việc, quy chế phối hợp giữa các đơn vị thuộc Tổng cục, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy chế.

Coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tính trung thực, ý thức tổ chức kỷ luật, danh dự và trách nhiệm nghề nghiệp cho cán bộ, công chức Hải quan. Thường xuyên tổ chức phê bình và tự phê bình, bảo vệ chính trị nội bộ, có phương án phòng ngừa đối với các đơn vị, địa bàn, công việc trọng điểm. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra của Lãnh đạo các cấp trong ngành. Thực hiện quản lý cán bộ thông qua quản lý công việc, xử lý nghiêm khắc hơn đối với các trường hợp sai phạm, kịp thời khen thưởng, động viên những nhân tố tích cực, những việc làm tốt. Tiến hành rà soát, đánh giá đúng lực lượng, sắp xếp và điều chỉnh cán bộ cho hợp lý, đặc biệt ở các vị trí trọng yếu.

Phát động và duy trì thường xuyên các phong trào thi đua yêu nước với phương thức và nội dung thiết thực, phù hợp với hoạt động thực tiễn của từng đơn vị. Phát huy vai trò của các tổ chức Đảng, đoàn thể trong việc giáo dục, động viên Đảng viên, Đoàn viên hưởng ứng, thực hiện các cam kết và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phát hiện và nhân rộng các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến.

Một phần của tài liệu Biện pháp và các kiến nghị trong quản lý hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu (Trang 54)