D 5905 7829 10089 11869 11356 14238 Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế
a) Chính sách miễn thuế đối với hàng gia công
Hiện nay, một số doanh nghiệp đã lợi dụng chính sách miễn thuế không cần thế chấp và bảo lãnh để nhập khẩu nguyên liệu, vật tư theo loại hình gia công, sau đó chây ỳ không thanh khoản hợp đồng gia công với cơ quan Hải quan hoặc tự chấm dứt hoạt động để không thanh khoản hợp đồng gia công nhằm mục đích trốn thuế. Tồn tại tình trạng này vì mấy lý do sau:
- Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận doanh nghiệp chưa tốt. Một số trường hợp thành lập doanh nghiệp nhằm mục đích chiếm dụng tiền thuế chứ không nhằm mục đích kinh doanh.
- Tình trạng cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quản lý hoạt động của doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh quá lỏng lẻo, nên xảy ra tình trạng Giám đốc ma, địa chỉ ma hoặc thay đổi địa chỉ doanh nghiệp liên tục để trốn tránh việc kiểm tra của cơ quan quản lý, tự chấm dứt hoạt động một cách tuỳ tiện mà không bị xử lý.
- Do chưa có chế tài chưa đủ mạnh để xử lý doanh nghiệp và cá nhân giám đốc doanh nghiệp cố tình không thanh khoản hợp đồng gia công.
- Do chưa có chế tài xử lý những doanh nghiệp cố tình nhận uỷ thác nhập khẩu hàng hoá cho những doanh nghiệp nằm trong danh sách cưỡng chế về thủ tục hải quan, nên việc áp dụng biện pháp cưỡng chế của cơ quan Hải quan đối với những doanh nghiệp cố tình không thanh khoản hợp đồng gia công không phát huy hết tác dụng.
- Việc chấp hành pháp luật kế toán của các doanh nghiệp chưa tốt gây khó khăn cho cơ quan Hải quan khi kiểm tra sau thông quan.
- Do năng lực quản lý của cơ quan Hải quan còn hạn chế
b) Cơ chế quản lý định mức gia công
Việc giao cho Giám đốc doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về định mức gia công (là định mức thoả thuận trong hợp đồng gia công) như hiện nay chỉ phù hợp với những doanh nghiệp chấp hành tốt chính sách pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay cũng có một số không ít doanh nghiêp đã lợi dụng qui định này để trốn thuế thông qua việc gian lận định mức, biểu hiện dưới các hình thức sau:
- Định mức ghi trong hợp đồng gia công cao hơn định mức thực tế (không loại trừ khả năng doanh nghiệp thông đồng với bên thuê gia công để gian lận).
- Khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm, doanh nghiệp khai định mức theo định mức ghi trong hợp đồng, không khai theo định mức thực tế để hợp thức hoá số nguyên liệu, vật tư dư thừa đem tiêu thụ nội địa.
- Xuất khẩu sản phẩm không đúng với sản phẩm đăng ký định mức với cơ quan Hải quan.
Để ngăn chặn gian lận về định mức gia công, cơ quan Hải quan đã tiến hành kiểm tra định mức trong quá trình doanh nghiệp thực hiện hợp đồng gia công hoặc kiểm tra sau thông quan khi có nghi vấn định mức doanh nghiệp khai báo không chính xác không trung thực để phát hiện những trường hợp gian lận định mức. Việc kiểm tra định mức sau thông quan gặp phải khó khăn nữa là chúng ta mới có quy định lưu mẫu nguyên liệu ở khâu nhập khẩu mà không có lưu mẫu sản phẩm ở khâu xuất khẩu. Do đó, kiểm tra định mức thì không có sản phẩm để đối chiếu. Hiện tại, các vụ việc phát hiện chưa nhiều.
Kết quả phát hiện gian lận về định mức chưa cao vì hàng hoá gia công rất đa dạng, công nghệ sản xuất phức tạp; để xác định chính xác định mức gia công đòi hỏi phải hiểu biết sâu rộng về công nghệ sản xuất từng mặt hàng gia công, trong khi đó, kiến thức của công chức Hải quan trong lĩnh vực này còn hạn chế nên chỉ phát hiện được những trường hợp gian lận định mức có biểu hiện tương đối rõ, những trường hợp phức tạp thì hầu như chưa phát hiện được.
c) Vấn đề quản lý nguyên phụ liệu dư thừa
Đến nay, việc xử lý nguyên phụ liệu dư thừa trong gia công hàng xuất khẩu vẫn là một vấn đề gây tranh cãi vì nó còn bất hợp lý và lãng phí. Trong quá trình gia công hàng hóa xuất nhập khẩu thường xuyên dư thừa nguyên phụ liệu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này nhưng có thể nêu ra một số nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, là do định mức tiêu hao nguyên vật liệu đã thỏa thuận trong hợp đồng cao hơn so với thực tế.
Thứ hai là do doanh nghiệp gia công đã không xuất số sản phẩm tương ứng với số nguyên phụ liệu đã nhập khẩu.
Thứ ba là do doanh nghiệp đã cải tiến thao tác, tiết kiệm triệt để số nguyên phụ liệu trong tỷ lệ hao hụt cho phép, vì thế đã dôi ra một số nguyên phụ liệu.
Để giải quyết số nguyên vật liệu dư thừa này, Bộ Tài Chính đã đưa ra một số biện pháp tương đối linh hoạt được quy định tại khoản 6, phần XII thông tư số 116/TT-BTC ngày 04/12/2008 như sau: Bán tại thị trường Việt Nam (được thực
hiện xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ), xuất khẩu trả nước ngoài, chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam, biếu, tặng tại Việt Nam, tiêu huỷ tại Việt Nam.
Việc chuyển nguyên liệu, vật tư dư thừa của hợp đồng gia công này sang thực hiện hợp đồng gia công khác là hợp lý, vì thực tế sau khi kết thúc hợp đồng gia công bao giờ cũng có nguyên liệu, vật tư dư thừa và một số doanh nghiệp thường ký gối đầu nhiều hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay việc cho phép chuyển nguyên liệu, vật tư dư thừa của hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác không chỉ trong nội bộ một doanh nghiệp mà còn cho phép chuyển từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác đã gây khó khăn trong công tác quản lý và hiện đang bị một số doanh nghiệp làm ăn bất chính lợi dụng để gian lận.
Việc gian lận này biểu hiện dưới hình thức nhận nguyên liệu, vật tư dư thừa từ hợp đồng gia công của doanh nghiệp khác chuyển sang để thực hiện hợp đồng gia công mới, nhưng không đưa vào gia công mà tiêu thụ nội địa rồi tự giải thể hoặc chây ỳ không đến thanh khoản hợp đồng gia công với cơ quan Hải quan để trốn tránh việc nộp thuế nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (không loại trừ khả năng có sự thông đồng, móc nối giữa doanh nghiệp giao và doanh nghiệp nhận nguyên liệu, vật tư này).
d) Xử lý phế liệu, phế phẩm
Trong quá trình gia công khó có thể tránh khỏi việc sản xuất ra các sản phẩm bị lỗi mà nguyên nhân chính là do điều kiện kỹ thuật hoặc tay nghề công nhân. Việc tiêu hủy phế phẩm, phế liệu là để xử lý chúng khi không thể xuất cho bên thuê gia công hoặc tiêu thụ nội địa được nữa.
Theo quy định, nguyên phụ liệu thừa, sản phẩm thứ phẩm nếu không còn sử dụng được thì sẽ bị cho đi tiêu hủy, không thu thuế nhập khẩu. Tuy nhiên nhìn từ góc độ của một nước nghèo như nước ta thì rất nhiều những sản phẩm gọi là hỏng, là phế phẩm nhưng không phải là không còn giá trị gì. Nên, nếu tiến hành tiêu hủy sẽ rất lãng phí. Nhưng do quy định hiện nay, doanh nghiệp sẽ phải nộp một khoản thuế không nhỏ nếu như muốn tận dụng số thứ phẩm này mà hầu hết các doanh nghiệp không muốn.
Ngược lại, có những loại phế phẩm, phế liệu theo đúng nghĩa của nó cần phải được tiêu hủy ngay để tránh ô nhiễm môi trường và những chi phí không đáng có như chi phí bảo quản, chi phí kho bãi chứa phế liệu... thì chúng ta đã phải chi những
khoản không đáng có vì phải chờ đầy đủ các cơ quan chức năng có mặt chứng kiến mới được phép tiêu hủy. Đây là một vấn đề còn bất cập hiện nay cần có quy định rõ ràng để tránh gây lãng phí.
e) Vấn đề thanh khoản hợp đồng gia công
Sau khi đã hoàn thành xuất khẩu sản phẩm gia công, doanh nghiệp nhận gia công phải tiến hành việc thanh khoản hợp đồng với cơ quan Hải quan. Căn cứ vào khoản 2, phần XII thông tư 116/TT-BTC ngày 04/12/2008 quy định chậm nhất 45 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng gia công (hoặc phụ lục hợp đồng gia công) kết thúc hoặc hết hiệu lực, doanh nghiệp phải nộp đủ hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công (bao gồm cả phương án giải quyết nguyên liệu dư, máy móc, thiết bị tạm nhập, phế liệu, phế phẩm, phế thải) cho Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công. Đối với những hợp đồng gia công tách ra thành nhiều phụ lục để thực hiện thì thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản đối với từng phụ lục hợp đồng gia công thực hiện như thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công
Cũng tại thông tư số 116/TT-BTC quy định xử lý quá hạn nộp hồ sơ thanh khoản như sau: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh khoản, cơ quan Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công có văn bản trực tiếp mời giám đốc doanh nghiệp đến cơ quan Hải quan lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định, chỉ mời 01 lần nếu doanh nghiệp không đến thì lập biên bản đơn phương và lưu vào sổ để xử lý; tính thuế và ấn định số tiền thuế, tiền phạt chậm nộp đối với số nguyên liệu, vật tư, máy móc...thuộc hợp đồng gia công chưa thanh khoản tính đến ngày đăng ký tờ khai nhập nguyên liệu như đối với hàng nhập kinh doanh.
Như vậy thanh khoản hợp đồng gia công giữ một vai trò rất quan trọng trong toàn bộ quy trình quản lý Hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu. Thanh khoản hợp đồng gia công thể hiện sự quản lý chặt chẽ của Hải quan đối với hàng gia công xuất nhập khẩu nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi gian lận thương mại, buôn lậu, trốn thuế,... của một số doanh nghiệp.
Quy trình thanh khoản thì được quy định như vậy nhưng trên thực tế vấn đề thanh khoản hợp đồng gia công được thực hiện rất chậm trễ, rất nhiều hợp đồng còn tồn đọng từ những năm trước. Nguyên nhân của tình trạng này qua thực tế cho thấy là do lỗi của cả hai phía doanh nghiệp và Hải quan.
Về phía doanh nghiệp, sau khi kết thúc hợp đồng, hầu hết các doanh nghiệp không chủ động thanh khoản hợp đồng mà phải đợi có sự thông báo của cơ quan Hải quan thì mới bắt đầu thực hiện. Thêm nữa, mỗi hợp đồng gia công bao gồm rất
nhiều điều khoản, quy định phức tạp về mẫu mã, kích cỡ, chủng loại,... và ứng với mỗi điều khoản, quy định đó là một định mức khác nhau nên doanh nghiệp cần phải có rất nhiều thời gian để thống kê các số liệu xuất trình cơ quan Hải quan. Ngoài hai lý do trên, doanh nghiệp còn viện cớ vào một lý do khách quan, đó là thời điểm thanh khoản hợp đồng thường vào cuối năm nên các doanh nghiệp bị cuốn vào mùa vụ bận rộn nên không chú trọng đến việc thanh khoản hợp đồng gia công đúng hạn. Những lý do mà doanh nghiệp đưa ra trên đây khó có thể chấp nhận được vì thời hạn mà cơ quan Hải quan dành cho việc thanh quản hợp đồng cũng không phải là ngắn. Tất cả những điều đó có thể quy về ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, và vì chế tài xử phạt chưa đủ nặng mà các doanh nghiệp còn trây ỳ.
Về phía cơ quan Hải quan, thời gian gần đây công tác thanh khoản hợp đồng gia công đã đi vào nề nếp và có hiệu quả hơn trước. Tuy nhiên, sự chậm trễ trong thanh khoản hợp đồng vẫn chưa được cải thiện nhiều nguyên nhân là việc thanh khoản hợp đồng gia công rất phức tạp đòi hỏi cán bộ, công chức Hải quan phải có trình độ nghiệp vụ vững chắc, có kiến thức tổng hợp đặc biệt là kiến thức thương phẩm học, thông thạo ngoại ngữ và sự cẩn thận cần thiết mới có thể thực hiện tốt được. Hiện tại, đội ngũ cán bộ hải quan của nước ta vẫn còn thiếu về kinh nghiệm. Hàng năm, Tổng cục hải quan đã tổ chức nhiều lớp nghiệp vụ để bồi dưỡng thêm cho cán bộ nhân viên trong ngành, đồng thời cập nhật các kiến thức mới để cho cán bộ có thể tiếp cận nhanh chóng.
Tính đến thời điểm 30/4/2009, toàn ngành còn tồn đọng 606 hợp đồng gia công chưa thanh khoản, chủ yếu tập trung tại Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hải Phòng, Hà Nội.
Khó khăn chồng chất như vậy nhưng khâu thanh khoản hợp đồng là không thể thiếu trong quy trình quản lý Hải quan đối với hàng gia công xuất nhập khẩu, qua đó quản lý được đầu vào, đầu ra của quá trình gia công, nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội của phương thức kinh doanh này.
2.3.2.2. Nguyên nhân
a) Về phía cơ quan Hải quan
• Một số Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ, có những Chi cục toàn bộ lãnh đạo Chi cục cũ đã bị thay thế mới; sự bàn giao giữa lãnh đạo Chi cục cũ và mới chưa tốt từ đó dẫn đến lãnh đạo Chi cục mới chưa nắm bắt được tình hình thanh khoản hợp đồng gia công tồn đọng trước đây.
• Các biện pháp đôn đốc thanh khoản không quyết liệt, thể hiện qua các việc: Doanh nghiệp không đến thanh khoản, Chi cục chỉ mới dừng ở biện pháp gửi giấy mời qua bưu điện, không cử cán bộ đến tận doanh nghiệp để đôn đốc thanh khoản;
Doanh nghiệp mất tích chưa cử người đi xác minh;
Doanh nghiệp không chấp hành đúng thời hạn thanh khoản, nếu doanh nghiệp đến làm thủ tục mới lập biên bản vi phạm, không đến tận doanh nghiệp lập biên bản vi phạm để xử phạt vi phạm hành chính đối những doanh nghiệp không đến làm thủ tục tại Chi cục nữa;
b) Về phía doanh nghiệp
• Do doanh nghiệp mất tích, Hải quan không tìm thấy địa chỉ (doanh nghiệp chấm dứt hoạt động nhưng không thực hiện thủ tục giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật còn nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê mượn;
• Do doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm ngừng hoạt động nhưng doanh nghiệp vẫn không thực hiện trách nhiệm nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện các hợp đồng đã ký với khách hàng trong thời gian tạm ngừng hoạt động;
• Doanh nghiệp còn hoạt động, đã đến đối chiếu thanh khoản nhưng sau đó chây ỳ trong việc giải quyết nguyên phụ liệu dư thừa;
• Doanh nghiệp đang bị khởi tố: chờ kết luận của cơ quan điều tra để xử lý tiếp đối với nguyên liệu dư thừa, máy móc, thiết bị thuê mượn.
• Qua phân tích những điểm còn tồn tại trong công tác quản lý Hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu có thể nhận thấy rằng: trong những năm qua hoạt động gia công ở nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc và bên cạnh đó cũng không tránh khỏi những thiếu sót trong công tác quản lý Hải quan đối với hoạt động này nhưng nếu để tình trạng này kéo dài thì chúng ta sẽ phải trả giá đắt cho những lợi ích mà phương thức kinh doanh này mang lại. Bởi vậy vấn đề đặt ra là cần có một hệ thống văn bản pháp lý thống nhất, hợp lý quản lý hoạt động này và định hướng cho hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh gia công, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước và bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quan hệ với các đối tác đặt gia công nước ngoài, đồng thời tạo điều kiện cho hoạt động gia công xuất khẩu ở Việt Nam phát