D 5905 7829 10089 11869 11356 14238 Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất
QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU 3.1 TIÊU CHÍ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
3.1.1. Tính toàn diện và tính đồng bộ thống nhất
Tính toàn diện là tiêu chuẩn đầu tiên thể hiện mức độ hoàn thiện hoàn thiện của pháp luật. Tính toàn diện thể hiện ở chỗ văn bản pháp luật phải khái quát được các mặt trong hoạt động gia công xuất khẩu. Hoạt động gia công xuất khẩu được quy định ở Luật Hải quan, Luật chuyên ngành có liên quan tới hoạt động hải quan và cả các văn bản hướng dẫn Luật.
Hiện tại các quy phạm pháp luật được quy định trong các văn bản pháp luật đó chưa thể khái quát được tất cả những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung và pháp luật về quản lý hải quan đối với hàng gia công nói riêng. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải nghiên cứu và bổ sung văn bản pháp luật hiện hành cho phù hợp với tình hình thực tế.
Năm 2007 Việt Nam tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới, chính thức tham gia tự do hóa thương mại, sẽ có nhiều vấn đề phát sinh, đòi hỏi phải có sự rà soát, bổ sung hệ thông thống pháp luật, hạn chế những khoảng trống pháp lý trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và gia công.
Tính đồng bộ thống nhất
Hoạt động gia công xuất khẩu chịu sự quản lý của nhiều cơ quan chức năng khác nhau như: Hải quan, thương mại, đầu tư và môi trường. Với cùng một mục tiêu là tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp, và bảo vệ môi trường trong lành cho người dân trong nước, các quy định của các cơ quan này phải luôn thống nhất và không được mâu thuẫn với nhau. Trong cùng một hệ thống cơ quan chuyên trách thì các văn bản pháp luật của các cơ quan đảm bảo nguyên tắc là không được trái với văn bản pháp luật của cơ quan quản lý cấp trên, không được mâu thuẫn hoặc triệt tiêu với văn bản của cơ quan cùng cấp.