Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Biện pháp và các kiến nghị trong quản lý hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu (Trang 40 - 43)

D 5905 7829 10089 11869 11356 14238 Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất

2.3.1. Những kết quả đạt được

a) Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro vào trong quy nghiệp vụ thông quan

Phương pháp quản lý rủi ro là phương pháp quản lý hiện đại thông qua việc việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thu thập, phân tích, đánh giá thông tin phục vụ công tác quản lý của cơ quan hải quan.

Thông tin nghiệp vụ hải quan được phân thành 3 loại: thông tin chiến lược là thông tin nghiệp vụ phục vụ cho việc xây dựng và định hướng chính sách đảm bảo thực hiện các mục tiêu do nhà nước đặt ra; thông tin chiến thuật là thông tin phục vụ cho ngành hải quan trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể của ngành đã đặt ra; thông tin tác nghiệp là thông tin cụ thể được cung cấp cho các đơn vị hải quan phục vụ việc đưa ra quyết định thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh và các đối tượng khác thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan hải quan.

b) Xây dựng cơ chế ưu tiên cho các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật

Các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật là doanh nghiệp có quá trình 1 năm tính đến ngày làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu không bị xử lý vi phạm hành chính về hải quan, hoặc bị xử lý vi phạm hành chính về hải quan với mức phạt trong thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng. Theo quy định

hiện hành thì các doanh nghiệp thuộc diện này thì hàng hóa sẽ được miễn kiểm tra hải quan trong quá trình thông quan nếu như không có thông tin gì khác về lô hàng.

c) Xác định rõ trách nhiệm pháp lý của Hải quan và doanh nghiệp

Trách nhiệm của Hải quan là áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro; bố trí cán bộ chuyên say theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng gia công của doanh nghiệp; thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giám sát quản lý về hải quan và kiểm tra sau thông quan tạo điều kiện thuận lợi và quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu nguyên vật liệu, xuất khẩu sản phẩm, thanh khoản hợp đồng gia công

Trách nhiệm của doanh nghiệp: tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan hải quan khi thông báo hợp đồng; kê khai làm thủ tục nhậo khẩu nguyên liệu, vật tư, phụ liệu; thông báo điều chỉnh định mức; gia công chuyển tiếp, kê khai làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công, thanh khoản hợp đồng gia công. Doanh nghiệp còn phải chủ động khai báo và làm thủ tục với cơ quan hải quan về việc xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, phế thải, máy móc, thiết bị thuê mướn.

d) Đối tượng nhận gia công cho thương nhân nước ngoài được mở rộng

Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của Chính phủ cho phép thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế (kể cả hộ gia đình) được phép nhận gia công cho nước ngoài; vì vậy, số lượng doanh nghiệp nhận gia công cho nước ngoài tăng nhanh.

Năm 2008 toàn ngành Hải quan tiếp nhận và quản lý khoảng 8000 hợp đồng gia công của 3000 doanh nghiệp, mặt hàng gia công chủ yếu là may mặc và da giày. Tới nay số lượng doanh nghiệp tham gia gia công cho thương nhân nước ngoài đã tăng lên tới 6000 doanh nghiệp. Tham gia hoạt động gia công bao gồm các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương.

e) Doanh nghiệp được chủ động trong sản xuất gia công

Việc giao quyền cho Giám đốc doanh nghiệp nhận gia công tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về định mức gia công tại Nghị định 12/2006/NĐ-CP là một chủ trương đúng đắn. Qui định này không những đơn giản hoá thủ tục, giảm bớt công việc cho cơ quan quản lý, mà còn giảm thiểu chi phí, tránh phiền hà cho doanh nghiệp, tạo sự chủ động cho doanh nghiệp trong sản xuất gia công hàng hoá.

f) Cơ chế quản lý đối với hàng gia công được đơn giản hoá

Thủ tục hải quan đối với hàng hoá gia công cho nước ngoài đã có nhiều cải tiến theo hướng đơn giản hoá. Ví dụ thủ tục tiếp nhận hợp đồng gia công, thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, xuất khẩu sản phẩm, thủ tục đăng ký định mức, thanh khoản hợp đồng gia công; bãi bỏ việc theo dõi, thanh khoản bằng sổ và chuyển sang theo dõi, thanh khoản hợp đồng gia công bằng máy tính. Với những cải tiến này, đặc biệt là việc theo dõi thanh khoản hợp đồng gia công bằng máy vi tính, đã tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp và đồng thời đảm bảo việc theo dõi quản lý hàng gia công chặt chẽ hơn.

Các qui định về giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp, chuyển nguyên liệu, vật tư dư thừa từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp đưa nhanh nguyên liệu, vật tư vào gia công, đáp ứng tiến độ sản xuất và tiến độ giao hàng cho khách hàng đặt gia công.

Việc cho phép doanh nghiệp trực tiếp ký hợp đồng gia công với nước ngoài được thuê doanh nghiệp khác gia công (gia công lại) đã tạo điều kiện cho những doanh nghiệp (nhất là những doanh nghiệp nhỏ, hộ gia đình) không có khả năng tìm được bạn hàng ở nước ngoài có công ăn việc làm ổn định.

Về mặt quản lý hải quan thì cơ quan Hải quan chỉ quản lý doanh nghiệp trực tiếp ký kết hợp đồng gia công với nước ngoài, còn việc gia công lại giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau không phải làm thủ tục hải quan, việc này vừa giảm được đầu mối nhưng vẫn đảm bảo quản lý được nguyên liệu, vật tư đầu vào và sản phẩm đầu ra.

g) Chính sách ưu đãi về thuế

Việc qui định hàng gia công được miễn thuế nhập khẩu và không chịu thuế giá trị gia tăng đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với loại hình gia công mà nguyên liệu, vật tư gia công do nước ngoài cung cấp, một số máy móc, thiết bị cũng được nhập khẩu dưới dạng cho mượn, doanh nghiệp nhận gia công không phải bỏ vốn mua nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị để gia công. Việc qui định ưu đãi thuế như hiện nay đối với loại hình gia công đã tạo điều kiện cho những doanh nghiệp nhỏ, ít vốn có công ăn việc làm và góp phần tăng dần nguồn vốn từ phí gia công.

Một phần của tài liệu Biện pháp và các kiến nghị trong quản lý hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w