Tính hài hòa giữa mục tiêu kiểm soát và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại.

Một phần của tài liệu Biện pháp và các kiến nghị trong quản lý hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu (Trang 50 - 51)

D 5905 7829 10089 11869 11356 14238 Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất

QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU 3.1 TIÊU CHÍ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

3.1.2. Tính hài hòa giữa mục tiêu kiểm soát và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại.

thương mại.

Tính phù hợp của pháp luật thể hiện pháp luật phải phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế xã hội, không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó. Trong quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung và hàng gia công nói riêng đảm bảo sự cân đối giữa mục tiêu tạo thuận lợi cho thương mại và mục tiêu kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại nhằm bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Pháp luật không chỉ phản ánh thụ động các quan hệ kinh tế mà còn có tính độc lập tương đối và tác động trở lại đối với nền kinh tế. Nếu pháp luật xây dựng phù hợp với nền kinh tế thì nó sẽ tác động tích cực tới nền kinh tế. Nếu pháp luật xây dựng không phù hợp với các quy luật phát triển thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.

Khi xây dựng các văn bản pháp luật thì chúng ta cần nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế cơ uy tín trong đó Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) là một trong những tổ chức có uy tín cao nhất trong việc tư vấn và điều phối hoạt động cho Hải quan các nước thành viên đã đưa ra các chuẩn mực khuyến nghị cho các nước thành viên trong đó có Việt Nam những nội dung chủ yếu sau:

• Đơn giản hóa và hài hòa thủ tục hải quan theo các quy định của Công ước KYOTO sửa đổi (1999) về đơn giản hóa và hài hòa thủ tục hải quan.

• Hài hòa danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu và Biểu thuế xuất nhập khẩu theo Công ước về hài hòa, mô tả, và mã hóa hàng hóa (Công ước HS).

• Thực hiện các nguyên tắc về xác định giá hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo quy định của Hiệp định chung về thuế quan và Thương mại (GATT) ký tại Geneva năm 1979 có hiệu lực thi hành từ năm 1981.

• Công khai hóa mọi luật lệ và thủ tục liên quan đến hoạt động hải quan sao cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận thuận lợi.

• Chấp nhận sử dụng tiêu chuẩn UN/EDIFACT trao đổi dữ liệu điện tử phục vụ quản lý, thương mại và vận tải

• Thi hành các biện pháp bảo hộ sở hữu trí tuệ thông qua việc làm thủ tục và kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu phù hợp với các quy định của Hiệp định TRIPS. Hiệp định này áp dụng với bản quyền và các quyền liên quan, kiểu

dáng công nghiệp, bằng phát minhm và bảo vệ bí mật thương mại. Liên quan tới hải quan có 10 điều từ điều 51-60.

• Áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào hoạt động Hải quan nhằm giảm thiểu việc kiểm tra đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, rút ngắn thời gian thông quan đồng thời, đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý, chống gian lận thương mại.

• Áp dụng quy trình tạm quản theo Công ước Istanbul. Đảm bảo cho các hàng hóa là các sản phẩm mẫu, các thiết bị chuyên dụng, sản phẩm trưng bày tại triển lãm khi vận chuyển qua biên giới đều được áp dụng quy chế tạm quản.

• Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế hiện nay, các quy định pháp luật về Hải quan cần đảm bảo sự cân đối giữa hai mục tiêu là đơn giản hóa và kiểm soát. Đơn giản hóa về thủ tục nhằm tạo điều kiện cho thương mại ngày càng phát triển, tuy nhiên kiểm soát giúp cho sự phát triển đó đúng mục tiêu và đúng định hướng do nhà nước đặt ra.

Một phần của tài liệu Biện pháp và các kiến nghị trong quản lý hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w