Phân tích thực trạng nội dung quản lý Hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu

Một phần của tài liệu Biện pháp và các kiến nghị trong quản lý hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu (Trang 31 - 40)

D 5905 7829 10089 11869 11356 14238 Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất

2.2.2. Phân tích thực trạng nội dung quản lý Hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu

USD, năm 2006 đạt 3,59 tỷ USD, năm 2007 đạt 3,99 tỷ USD, năm 2008 đạt 4,77 tỷ USD, và đến năm 2009giảm chỉ còn 4,07 tỷ USD, đến năm 2010 tiếp tục tăng đạt mức cao nhất trong các năm 5,12 tỷ USD.

Hàng linh kiện điện tử: Một số doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu nhận gia công cho các thương nhân nước ngoài các mặt hàng đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao này như gia công linh kiện điện tử cho Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ. Mặt hàng này đang có triển vọng hết sức khả quan cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Đồ gỗ và sản phẩm gỗ: So với các nước trong khu vực thì Việt Nam có rất nhiều lợi thế trong mặt hàng này bởi sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng của sản phẩm. Nhân công lao động của nước ta rẻ hơn trong khu vực lại có truyền thống trong các ngành nghề thủ công với sự tỉ mỉ và sáng tạo. Hàng năm, xuất khẩu mặt hàng này luôn trong tốp 5 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của nước ta. Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 2,83 tỷ USD đứng thứ 5 sau giày dép, may mặc, thủy sản, dầu thô.

Ngoài ra thì chúng ta còn gia công một số mặt hàng cho nước ngoài như là hàng trang sức và nguyên liệu thuốc lá.

Trong quá trình hội nhập WTO, ASEAN, APEC và sau khi ký Hiệp định thương mại Việt Mỹ đã tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế nước ta phát triển trong đó có hoạt động gia công quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu thương mại quốc tế đòi hỏi nhà nước cần xây dựng những chính sách phù hợp với tình hình kinh tế. Ngành Hải quan là cửa ngõ trong hoạt động kinh tế cần có những chính sách phù hợp với quản lý nhà nước và phù hợp với thông lệ quốc tế.

2.2.2. Phân tích thực trạng nội dung quản lý Hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu xuất khẩu

a) Quản lý khâu đăng ký hợp đồng gia công

Đăng ký hợp đồng gia công là khâu đầu tiên trong quy trình thủ tục hải quan khẳng định doanh nghiệp có đủ điều kiện thực hiện hợp đồng gia công với nước

ngoài hay không. Theo quy định thì chậm nhất một ngày trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên của hợp đồng gia công thì doanh nghiệp phải đăng ký hợp đồng với cơ quan hải quan. Căn cứ vào bộ hồ sơ doanh nghiệp nộp và xuất trình kết hợp với việc thu thập và phân tích thông tin về doanh nghiệp để chấp nhận hay không chấp nhận hợp đồng gia công.

Năm 2008, hàng năm cơ quan Hải quan tiếp nhận khoảng 8000 hợp đồng gia công của khoảng 3000 doanh nghiệp. Trong đó, khoảng 2300 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngành dệt may với gần 2,3 triệu lao động và gia công dệt may chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu dệt may. Và theo thống kê thì tới cuối 2010 thì có khoảng 6000 doanh nghiệp với khoang 14000 hợp đồng gia công tiếp nhận hàng năm.

Mỗi năm có thêm khoảng 1000 doanh nghiệp mới được thành lập tham gia vào trong lĩnh vực gia công. Để có thể tiến hành kiểm tra tất cả các cơ sở sản xuất là một điều rất khó khăn. Do đó, chúng ta chỉ tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất đối với các doanh nghiệp dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro.

Thường thì chỉ khi có nghi ngờ về địa chỉ sản xuất, năng lực quản lý và các vấn đề liên quan tới việc đảm bảo thực hiện hợp đồng gia công thì cơ quan hải quan mới tiến hành kiểm tra sở sản xuất. Việc quy định về xử lý đối với các doanh nghiệp vi phạm trong khâu đăng ký hợp đồng gia công mới chỉ mang tính chất khuyên răn mà chưa mạnh tay dẫn tới các doanh nghiệp vi phạm thường không biết sợ.

Như trong trường hợp doanh nghiệp có cơ sơ sản xuất nhưng chưa đủ điều kiện sản xuất thì yêu cầu doanh nghiệp có văn bản cam kết thực hiện trong thời hạn cho phép. Cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan nhập khẩu lô hàng nguyên vật liệu cho đến khi doanh nghiệp thỏa mã được các yêu cầu về pháp luật. Cách xử lý như thế chưa đánh vào mặt kinh tế của doanh nghiệp, chưa làm cho doanh nghiệp thấy thiệt hại mà tự giác thực hiện.

Còn trong trường hợp mà doanh nghiệp không có cơ sở sản xuất thì rõ ràng rằng doanh nghiệp không có mục đích gia công hàng hóa mà lợi dụng hình thức này để nhập lậu hàng hóa vào Việt Nam. Việc xử lý đối với các doanh nghiệp này sẽ do Vụ kiểm soát chống buôn lậu hoặc kiểm tra sau thông quan giải quyết. Thực tế, khi kiểm tra cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp này thì các doanh nghiệp đó đã trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh. Để có thể tiến hành bắt giữ và xử lý các doanh

nghiệp này cần có sự phối hợp với các cơ quan chức năng như công an, thuế, quản lý thị trường.

Từ giai đoạn 1994-2009 có 607 hợp đồng gia công không thanh khoản, trong đó có 85 hợp đồng không thanh khoản là doanh nghiệp bo trốn và không tìm thấy địa chỉ và làm thất thoát 40.961 triệu đồng tiền thuế của nhà nước. Con số 85 hợp đồng chưa thanh khoản, tồn đọng tới bây giờ là con số khá nhỏ trong tổng số hợp đồng gia công trong một giai đoạn dài gần 15 năm như thế.

Tuy không thể tránh khỏi được hết những sai sót trong khi quản lý nhưng để có thể giảm thiểu tới mức thấp nhất thì khi làm thủ tục tiếp nhận hợp đồng gia công cần phải chú trọng tới các doanh nghiệp như:

Doanh nghiệp được thành lập từ bao giờ, hoạt động trong lĩnh vực gia công chưa. Nếu là doanh nghiệp mới được thành lập thì tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất gồm kiểm tra giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp về nhà xưởng, mặt bằng sản xuất. Nếu cơ sở sản xuất đi thuê thì hiệu lực của hợp đồng đó phải dài hơn hiệu lực của hợp đồng gia công. Cần phải kiểm tra cả số lượng, chủng loại, quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất. Trong quá trình doanh nghiệp thực hiện hợp đồng gia công có thể tiến hành kiểm tra thêm tình hình nhân lực của doanh nghiệp.

Ngoài ra còn chú ý xem doanh nghiệp có trực tiếp gia công hàng hóa hay thuê doanh nghiệp khác gia công. Nếu thuê doanh nghiệp khác thì phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan hải quan về tên thương nhân, địa chỉ trụ sở và địa chỉ cơ sở sản xuất của thương nhân nhận gia công lại để cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra khi cần thiết.

Quản lý hợp đồng gia công giúp ta nhìn nhận xem doanh nghiệp đó thực sự có mục đích sản xuất hàng hóa từ nguyên liệu nhập khẩu đó hay chỉ lợi dụng hình thức gia công để trốn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư vào tiêu thụ trong nước.

Qua kiểm tra bộ hồ sơ mà doanh nghiệp nộp thì cơ quan hải quan cũng phát hiện có trường hợp doanh nghiệp giả mạo chữ ký, con dấu của đối tác nước ngoài để nhập lậu hàng hóa dưới hình thức gia công.

Áp dụng quản lý rủi ro tạo ra kẽ hở trong giai đoạn đầu của quá trình quản lý và cần được thắt chặt ở các khâu sau của quá trình quản lý.

Vụ việc năm 2003, công ty Bách Khoa nhập khẩu nguyên phụ liệu để gia công hàng may mặc xuất sang Hoa Kỳ thực chất không hề sản xuất mà nhập khẩu nguyên phụ liệu vào tiêu thụ nội địa. Cơ quan Hải quan đã bắt đầu nghi ngờ khi không thấy có tên trong danh sách cấp hạn ngạch của Bộ thương mại (nay là Bộ Công Thương). Vì Hoa Kỳ là một trong những thị trường quản lý bằng hạn ngạch, các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sang Hoa Kỳ thường xin cấp hạn ngạch. Nên cơ quan hải quan đã quyết định tiến hành kiểm tra sau thông quan tại doanh nghiệp. Qua kết quả kiểm tra hồ sơ sổ sách, chứng từ kế toán tại công ty phát hiện ra doanh nghiệp không hề làm thủ tục xuất trả sản phẩm ra nước ngoài theo quy định về quản lý hàng gia công xuất khẩu. Thực chất doanh nghiệp đã tiêu thụ toàn bộ nguyên vật liệu và sản phẩm ra thị trường nội địa. Ngày 8/4/2001 Cục hải quan thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định số 153/QĐ-Tr.T truy thu 2066 triệu đồng thế nhập khẩu và 736 triệu đồng thuế giá trị gia tăng.

Hoặc năm 2007 Cục Hải quan tỉnh Cần thơ đã tiến hành xử lý vi phạm đối với công ty TNHH KWONGLUNG MEKO về hành vi lợi dụng danh nghĩa gia công để nhập khẩu nguyên liệu, vật tư bán tại thị trường nội địa nhằm trốn thuế giá trị gia tăng. Cục hải quan Cần Thơ đã đề nghị Cục thuế Cần Thơ truy thu 3932 triệu đồng (trong đó 2603 triệu đồng thuế nhập khẩu và 1329 triệu đồng thuế giá trị gia tăng) và phạt 15 triệu đồng.

b) Quản lý khâu nhập khẩu nguyên liệu

Mục đích của khâu này xác định chính xác số lượng, chủng loại nguyên phụ liệu nhập khẩu để phục vụ cho hoạt động gia công. Nước ta là nước đang phát triển và nhận gia công cho các doanh nghiệp ở các nước phát triển, nguồn nguyên vật liệu phụ thuộc chủ yếu được nhập khẩu. Như đối với hợp đồng may mặc, nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu trong một hợp đồng gia công thường gồm rất nhiều loại như vải, bông, xơ sợi, len, spandex, viscose… Hiện nay, một số doanh nghiệp đã tìm kiếm và thay thế nguyên vật liệu nhập khẩu bằng nguồn nguyên liệu trong nước. Ví dụ như đối với công ty Vinatex đã triển khai các dự án sản xuất xơ visco, chủ yếu từ nguồn nguyên liệu là bột gỗ bạch đàn và keo lai tai tượng, vốn đang được trồng nhiều ở Việt Nam. Với dự án đầu tư nhà máy có công suất 120 tấn/năm, Việt Nam đã có thể chủ động khoảng 30% nhu cầu nguyên liệu sản xuất các mặt hàng vải pha viscose để tạo các loại thời trang yêu cầu rủ, mát, mềm mại và bóng hơn...đáp ứng

được nguồn nguyên phụ liệu sản xuất. Do đó, khi kiểm tra cần để ý xem doanh nghiệp nhập khẩu những loại nguyên liệu gì, chỉ nhập khẩu nguyên liệu chính hay nhập khẩu cả nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ để có thể xác định chính xác chủng loại, số lượng nguyên liệu nhập khẩu.

Cơ quan hải quan cũng cần phải quản lý tới từng mặt hàng nhập khẩu để tránh tình trạng doanh nghiệp lợi dụng sự phức tạp trong phân loại hàng hóa, sự phức tạp trong đơn vị tính hàng hóa để gian lận. Ví dụ, trong danh mục hàng hóa quy định cụ thể cách phân loại bông như thế nào, và đối với cách phân loại đó thì cũng có quy định cụ thể đơn vị tính nhằm đảm bảo tính thống nhất trong quản lý.

Mã hàng Mô tả hàng hoá Đơn vị tính

5201 Xơ bông, chưa chải thô hoặc chưa chải kỹ Kg

5202 Phế liệu bông (kể cả phế liệu sợi và bông tái chế) Kg

5203 Xơ bông, chải thô hoặc chải kỹ Kg

5204 Chỉ khâu làm từ bông, đã hoặc chưa đóng gói để bán lẻ Kg 5205 Sợi bông, (trừ chỉ khâu), có tỷ trọng bông từ 85% trở lên,

chưa đóng gói để bán lẻ Kg

5206 Sợi bông (trừ chỉ khâu) có tỷ trọng bông dưới 85%, chưa

đóng gói để bán lẻ Kg

5207 Sợi bông (trừ chỉ khâu), đã đóng gói để bán lẻ Kg 5208 Vải dệt thoi từ sợi bông, có tỷ trọng bông từ 85% trở lên,

trọng lượng không quá 200 g/m2 m2

5209 Vải dệt thoi từ sợi bông, có tỷ trọng bông từ 85% trở lên,

trọng lượng trên 200g/m2 m2

5210 Vải dệt thoi từ sợi bông, có tỷ trọng bông dưới 85% pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với xơ sợi nhân tạo, có trọng lượng

không quá 200g/m2 m

2

5211 Vải dệt thoi từ sợi bông, có tỷ trọng bông dưới 85% pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với xơ sợi nhân tạo, có trọng lượng

trên 200g/ m2 m2

5212 Vải dệt thoi khác từ sợi bông m2

Nguyên liệu nhập khẩu cần được lấy mẫu và giao cho doanh nghiệp tự bảo quản và xuất trình khi cơ quan hải quan yêu cầu. Sự phức tạp này thể hiện ở chỗ cùng sợi bông nhưng tỷ trọng bông khác nhau thì được phân vào hai mã hàng hóa khác nhau. Ví dụ như nguyên liệu là Sợi bông có tỷ trọng bông 90% khi mà kiểm tra bằng mắt thường khó có thể xác định được là tỷ trọng bông dưới 85% hay trên

85% để có thể áp vào hàng hóa có mã 5205. Nếu không chú ý điều này thì doanh nghiệp sẽ lợi dụng điều đó để kê khai sợi bông vào hàng hóa có mã số 5206 và tiêu thụ tại thị trường nội địa và thay thế bằng sợi bông có mã số 5205. Nên cùng với một mức thuế suất như nhau, một số lượng bông như nhau, nhưng trị giá tính thuế nhập khẩu của sợi bông có tỷ trọng bông 85% trở lên thấp hơn sợi bông có tỷ trọng bông trên 85%, dẫn tới thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng là khác nhau. Do có chênh lệch về số tiền thuế phải đóng nên các doanh nghiệp ra lợi dụng hình thức gia công để nhập khẩu sai nguyên liệu so với nguyên liệu đăng ký. Theo quy định của Việt Nam về cách phân loại hàng hóa thì hàng hóa được phân loại tới cấp 8 số.

Mã hàng

XXXX XX XX

Mã hiệu nhóm hàng Mã hiệu phân nhóm 6 số Mã hiệu phân nhóm 8 số Đó đó, yêu cầu đối với doanh nghiệp là phải miêu tả chi tiết về hàng hóa để có thể phân loại hàng vào đúng mã số theo quy định.

Gia công may mặc xuất khẩu chiếm gần 60% trong tổng số giá trị hàng gia công và nó có một đặc điểm khác biệt cần được quan tâm đó là đặc tính thương phẩm của hàng hóa. Với những hàng hóa khác thì màu sắc hàng hóa có thể không ảnh hưởng nhưng đối với một số loại vải cùng tên gọi và kích cỡ chỉ khác nhau màu sắc thì đơn giá khác nhau. Khi nhập khẩu cần xác định cụ thể số lượng, tỷ lệ của chúng.

Ngoài ra, chúng ta cần quan tâm tới xuất xứ của nguyên phụ liệu khi nhập khẩu bằng cách xem xét chứng từ nhập khẩu lô hàng không rõ ràng. Ví dụ, vận tải đơn của lô hàng nhập khâu do Hông Kông cấp nhưng chứng từ lô hàng do Taiwan cấp

c) Quản lý định mức nguyên phụ liệu

Gian lận về định mức là một trong những hình thức gian lận thương mại phổ biến nhất trong hoạt động gia công xuất khẩu. Với quy định doanh nghiệp tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về định mức và việc kiểm tra định mức chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài mà cơ quan hải quan có nghi ngờ khi đăng ký hoặc quá trình thực hiện gia công doanh nghiệp đã bị xử lý vi phạm về định mức.

Trong quá trình kê khai thì doanh nghiệp thường lợi dụng kê khai định mức cao hơn thực tế nhằm thu lợi bất chính. Với định mức cao hơn như thế doanh

nghiệp sẽ dư ra một khối lượng nguyên phụ liệu và chuyển vào tiêu thụ trong nội địa. Chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với hàng gia công làm cho các doanh nghiệp lợi dụng hình thức thương mại này để trốn thuế.

Với mỗi hợp đồng gia công thì số lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu là rất nhiều và có nhiều loại khác nhau. Với cùng một loại nguyên liệu vật tư cùng sản xuất một sản phẩm lại có những quy trình sản xuất, trình độ tay nghề khác nhau. Hiện nay, chưa thể ban hành định mức cho từng loại nguyên liệu, vật tư để sản xuất từng loại sản phẩm khác nhau.

Chỉ nói tới việc tính định mức của một sản phẩm gia công thì đầu tiên đó là về số loại nguyên liệu rất lớn nhưng số lượng cụ thể của từng loại nguyên phụ liệu lại rất nhỏ và định mức thường được viết dưới nhiều dạng số, và được tính với nhiều

Một phần của tài liệu Biện pháp và các kiến nghị trong quản lý hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w