Các mặt hàng chính trong hoạt động gia công là hàng may măc, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính ,sản phẩm điện tử và linh kiện. Các mặt hàng này là các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta và nó có tác động tới kim ngạch xuất
khẩu của nước ta qua các năm. Theo số liệu thống kê của Cục công nghệ thông tin Tổng cục Hải quan, Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 2001 đến nay liên tục tăng, chỉ riêng năm 2009 do tác động của cuộc khủng hoảng cuối nửa cuối năm 2008 và nửa đầu năm 2009 thì kim ngạch xuất nhập khẩu có giảm so 2008. Sang tới năm 2010 thì xuất khẩu nước ta lại tiếp tục tăng và vượt ngưỡng năm 2008. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 tăng 4,38 lần so với năm 2001. Trong giai đoạn này thì kim ngạch xuất gia công đạt kỷ lục là vào năm 2010 với mức 13,86 tỷ USD và tăng 3,96 lần so với năm 2001. Trong các năm đó thì năm 2006 là năm tỷ lệ hàng gia công xuất khẩu lớn nhất chiếm 34,37% tăng đột biến so với các năm trong khi tỷ lệ xuất khẩu gia công trong gia đoạn này đạt 22,69%.
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam (2001-2010)
Đơn vị tính: Tỷ USD Năm 2001 2002 2002 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Gia công xuất khẩu 3,5 4,32 5,44 6,74 7,56 13,69 11,0 11,9 11 13,86 Xuất khẩu 16,5 16,6 20,18 26,16 32,44 39,83 48,56 62,69 57,10 72,19 Tỷ lệ xuất gia công (%) 21,21 26,02 26,96 25,76 23,3 34,37 22,65 18,98 19,26 19,2
(Nguồn: Cục CNTT Tổng cục Hải quan)
Hoạt động gia công xuất khẩu là một trong những loại hình xuất nhập khẩu cơ bản của các nước, đặc biệt là các nước chậm phát triển và đang phát triển. Hoạt động gia công giúp giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động xã hội, góp phần làm ổn định cuộc sống cho nhiều người.
Hoạt động gia công ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú về chủng loại các mặt hàng, và kim ngạch xuất khẩu thì ngày một tăng. Để đạt được kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng là do cách nhìn nhận và đánh giá về hoạt động gia công có những thay đổi. Nhiều quy định không phù hợp đã được thay đổi, các quy định của pháp luật về quản lý hải quan đã tiếp cận với quản lý hải quan hiện đại và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động gia công xuất khẩu, từng bước tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Một trong những đổi mới đó là quy định về đối tượng được phép nhận gia công thuộc mọi thành phần kinh tế góp phần thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu hàng gia công.
Các nhóm hàng chính trong hoạt động gia công xuất khẩu của nước ta:
• Hàng dệt may:
Trong các mặt hàng gia công thì đây là mặt hàng gia công chủ yếu của nước ta, thị trường chủ yếu của mặt hàng này là các nước có nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Trong thực tế đối với các nguyên phụ liệu như vải lót, cúc, dây chun, khóa trong nước đã sản xuất được và đáp úng yêu cầu về chất lượng, vì
thế trong các hợp đồng gia công thì nguồn nguyên liệu trong nước đã đáp ứng được 20-30% yêu cầu nguyên liệu. Số lượng nguyên liệu còn thiếu chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản… Năm 2010, nhập khẩu nhóm hàng này đạt 9,8 tỷ USD, tăng 33,6% so với năm 2009 đạt kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong giai đoạn 2005 – 2010 về nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất dệt may, da giày và vải các loại. Trong đó, trị giá vải nhập khẩu là: 5,36 tỷ USD, nguyên phụ liệu: 2,62 tỷ USD, xơ sợi dệt: 1,18 tỷ USD và bông là 674 triệu USD. Nhập khẩu từ Trung Quốc dẫn đầu với 3,13 tỷ USD, tăng 50%; Hàn Quốc 1,73 tỷ USD, tăng 20,3%; Đài Loan 1,73 tỷ USD, tăng 17,3%; Hồng Kông 539 triệu USD, tăng 30%; Nhật Bản 514 triệu USD, tăng 10,2%… Tổng trị giá nhập khẩu từ 5 thị trường này là 7,63 tỷ USD, chiếm 78% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong 7 năm: năm 2004 đạt 4,38 tỷ USD, năm 2005 đạt 4,83 tỷ USD, năm 2006 đạt 5,8 tỷ USD, năm 2007 đạt 7,27 tỷ USD, năm 2008 đạt 9,1 tỷ USD, năm 2009 đạt 9,06 tỷ USD, năm 2010 đạt 11,21 tỷ USD. Như vậy, có thể thấy do riêng năm 2009 thì kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này bị giảm nhẹ nó là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng diễn ra vào nửa cuối năm 2008 và nửa đầu năm 2009. Và sau đó, năm 2010 tăng 23,73% so với năm 2009, đứng đầu trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam chiếm 15.53% kim ngạch xuất khẩu của cả nước và cao hơn nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch đứng thứ 2 (giày dép các loại) là 6.09 tỷ USD.
Biểu đồ 2.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may theo tháng từ 2005- tháng 3/2011
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Số liệu thống kê hải quan nhiều năm qua cho thấy, chu kỳ xuất khẩu của hàng dệt may thường bắt đầu tăng trưởng vào quý 2 và đạt mức cao nhất vào quý 3. Hoa Kỳ luôn là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa kỳ luôn chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước và khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước sang thị trường này.
Bảng 2.2. Số liệu xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ giai đoạn 2005-2010
Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ (triệu USD)